C. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIÊỄN NGÀNH CÀ PHÊ VIỆT NAM.
thuận lợi để phát triển sản xuất cà phê hữu cơ Thu nhập từ cà phê hữu cơ
cao hơn sẽ khuyến khích nông dân tham gia sản xuất mặt hàng này. Vấn đề ở đây lại là việc cấp chứng chỉ cà phê hữu cơ và thị trường tiêu thụ
làm sao cho thuận tiện và có hiệu quả cho nông dân.
Việt Nam cũng có nhiều vùng có khả năng sản xuất cà phê thơm ngon. Nếu có chủ trương tổ chức sản xuất tốt cộng với chế biến tốt hoàn toàn có thể đưa ra thị trường những mặt hàng cà phê hảo hạng như cà phê
Buôn Ma Thuột.
e. Mở rộng thị trường cho cà phê Việt Nam ở nước ngoài, xúc tiến
việc tiêu thụ cà phê nội địa.
Đổi mới, nâng cao hiệu quả của việc tiếp thị, tìm kiếm thị trường là
yêu cầu bức thiết của ngành cà phê. Hiện nay cà phê Việt Nam được xuất sang trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ nhưng còn thiếu những thị trường truyền thống. Những bạn hàng lâu năm, đáng tin cậy còn chưa thật nhiều. Ngành cà phê Việt Nam cũng còn chưa tham gia các thị trường kỳ hạn. Đó là các mặt còn non yếu của ngành cà phê
Một vấn đề đáng quan tâm nữa là tiềm năng thị trường trong nức còn chưa được khai thác. Mặc đù người Việt Nam có tập quán uống trà từ
lâu đời nhưng với lớp trẻ hiện nay việc xúc tiến tiêu thụ cà phê có nhiều
triển vọng.
f. Phát triển một ngành cà phê bền vững.
Nghề trồng cà phê ở Việt Nam là một nguồn thu nhập cho một nhóm đông dân cư ở nông thôn. trung du và miền núi. Với hơn 500000 ha cà phê, nó đã tạo việc làm cho hơn 600000 nông dân và số người có cuộc sống liên quan đến cây cà phê lên tới hơn một triệu người. Do đó ở Việt
Nam cây cà phê cần được đảm bảo cho một sự phát triển bền vững. Muốn