Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hƣởng của môi trƣờng nuôi cấy và thời gian

Một phần của tài liệu Khảo sát sự sinh trưởng của nấm men Saccharomyces sp (Trang 44 - 48)

thu hoạch lên sự sinh trƣởng của nấm men Saccharomyces

Sau khi khảo sát nuôi cấy 2 loài S. boulardii S. cerevisiae trên môi trƣờng rỉ đƣờng 60B, môi trƣờng cám gạo ở 3 mức độ thời gian 36 giờ, 48 giờ, 60 giờ, chúng tôi thu nhận số liệu về số lƣợng tế bào nấm men trong mỗi nghiệm thức (phụ lục Bảng 7.2, 7.3, 7.4 7.5). Tiếp theo, chúng tôi xử lý thống kê trên số liệu

logarit đƣợc chuyển đổi từ dạng số liệu nguyên ban đầu (đơn vị tính là tb/ml, cfu/g).

4.2.1. Saccharomyces boulardii

Bảng 4.2a: Số lƣợng tế bào S. boulardii trong 1 ml dịch nuôi cấy theo phƣơng pháp đếm trực tiếp trên buồng đếm hồng cầu (qui về giá trị logarit).

Môi trƣờng Rỉ đƣờng Cám gạo

Thời gian 36 giờ 48 giờ 60 giờ 36 giờ 48 giờ 60 giờ Lần 1 8,427 8,505 8,394 8,453 8,536 8,385 Lần 2 8,443 8,491 8,533 8,362 8,398 8,293 Lần 3 8,282 8,411 8,445 8,394 8,447 8,470

Bảng 4.2b: giá trị trung bình của bảng 4.2a

36 giờ 48 giờ 60 giờ Chung Rỉ đƣờng 8,384 8,469 8,457 8,437

Cám gạo 8,403 8,460 8,383 8,415 Chung 8,394 8,465 8,420

Qua Bảng 4.2 cho thấy tổng số tế bào S. boulardii trong dịch nuôi cấy ở các nghiệm thức đều cao. Xét về môi trƣờng nuôi cấy, số lƣợng tế bào S. boulardii trên môi trƣờng rỉ đƣờng cao hơn môi trƣờng cám gạo (8,437>8,415). Về thời gian thu hoạch, số lƣợng tế bào S. boulardii ở thời điểm 48 giờ cao hơn 60 giờ và 36 giờ (8,465>8,420>8,394). Thế nhƣng, sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê với P>0,05.

Nhìn chung, mối tƣơng quan cả hai yếu tố môi trƣờng nuôi cấy và thời gian thu hoạch ảnh hƣởng lên số lƣợng tế bào nấm men không có ý nghĩa thống kê với P>0,05 (phụ lục Bảng ANOVA 7.2).

Bảng 4.3: Số lƣợng tế bào S. boulardii trong 1 g chế phẩm theo phƣơng pháp đếm số khuẩn lạc trên đĩa (qui về giá trị logarit)

Môi

trƣờng Rỉ đƣờng Cám gạo

Thời gian 36 giờ 48 giờ 60 giờ 36 giờ 48 giờ 60 giờ Lần 1 7,537 8,546 8,834 8,175 9,041 8,537 Lần 2 8,361 8,189 8,474 9,442 8,525 8,516 Lần 3 8,975 8,406 8,569 9,389 8,331 9,316

Bảng 4.3b: giá trị trung bình của bảng 4.3a

36 giờ 48 giờ 60 giờ Chung Rỉ đƣờng 8,291 8,380 8,626 8,432

Cám gạo 9,002 8,632 8,790 8,808 Chung 8,647 8,506 8,708

Qua Bảng 4.3b cho thấy số lƣợng tế bào S. boulardii sống trong chế phẩm ở các nghiệm thức đều cao. Xét về môi trƣờng nuôi cấy, số lƣợng tế bào S. boulardii

sống trên môi trƣờng cám gạo cao hơn môi trƣờng rỉ đƣờng (8,808>8,432). Sự khác biệt này có ý nghĩa về thống kê với P<0,05. Về thời gian thu hoạch, số lƣợng tế bào

S. boulardii sống ở thời điểm 60 giờ cao hơn 36 giờ và 48 giờ (8,708>8,647>8,506). Thế nhƣng, sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê với P>0,05.

Nhìn chung, mối tƣơng quan giữa yếu tố môi trƣờng nuôi cấy và thời gian thu hoạch ảnh hƣởng lên số lƣợng tế bào S. boulardii sống trong chế phẩm không có ý nghĩa thống kê với P>0,05 (phụ lục Bảng ANOVA 7.3).

Với phƣơng pháp đếm khuẩn lạc trên đĩa, chúng tôi không tiến hành đếm liền ngay khi thu hoạch mà chế phẩm đƣợc bảo quản sau 22 ngày mới đếm. Qua

Bảng 4.3, chúng tôi nhận thấy số lƣợng tế bào còn sống trong chế phẩm khi nuôi

cấy trên môi trƣờng cám gạo cao hơn trên môi trƣờng rỉ đƣờng. Có khả năng là môi trƣờng cám gạo có thành phần dinh dƣỡng đầy đủ hơn môi trƣờng rỉ đƣờng, đặc biệt có chứa nhiều vitamin B, đáp ứng đƣợc nhu cầu hoạt động sinh lý của tế bào nấm men và làm tăng sức sống của chúng trong chế phẩm.

Chúng tôi nghiên cứu nuôi cấy nấm men với mục đích dùng làm chế phẩm sinh học nên yêu cầu số lƣợng tế bào còn sống trong chế phẩm phải cao. Do đó, có

thể kết luận môi trƣờng cám gạo là môi trƣờng thích hợp để nuôi cấy S. boulardii

hơn môi trƣờng rỉ đƣờng.

4.2.2. Saccharomyces cerevisiae

Bảng 4.4a: Số lƣợng tế bào S. cerevisiae trong 1 ml dịch nuôi cấy theo phƣơng pháp đếm trực tiếp trên buồng đếm hồng cầu (qui về giá trị logarit)

Môi

trƣờng Rỉ đƣờng Cám gạo

Thời gian 36 giờ 48 giờ 60 giờ 36 giờ 48 giờ 60 giờ Lần 1 8,359 8,617 8,486 8,543 8,539 8,606 Lần 2 8,459 8,453 8,486 8,539 8,558 8,468 Lần 3 8,287 8,509 8,517 8,380 8,519 8,350

Bảng 4.4b: giá trị trung bình của bảng 4.4a

36 giờ 48 giờ 60 giờ Chung Rỉ đƣờng 8,368 8,526 8,496 8,463

Cám gạo 8,487 8,539 8,475 8,500 Chung 8,428 8,533 8,486

Qua Bảng 4.4b cho thấy tổng số tế bào S. cerevisiae trong dịch nuôi cấy ở các nghiệm thức đều cao. Xét về môi trƣờng nuôi cấy, số lƣợng tế bào S. cerevisiae

trên môi trƣờng cám gạo cao hơn môi trƣờng rỉ đƣờng (8,5>8,463). Thế nhƣng, sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê với P>0,05. Về thời gian thu hoạch, số lƣợng tế bào S. cerevisiae ở thời điểm 48 giờ cao hơn 60 giờ và 36 giờ (8,533>8,486>8,428). Sự khác biệt này có ý nghĩa về thống kê với P<0,05.

Nhìn chung, sự khác biệt về mối tƣơng quan giữa môi trƣờng và thời gian thu hoạch ảnh hƣởng lên tổng số tế bào S. cerevisiae trong dịch nuôi cấy không có ý nghĩa thống kê với P>0,05 (phụ lục Bảng ANOVA 7.4).

Từ kết quả số lƣợng tế bào S. cerevisiae thu hoạch vào thời điểm 48 giờ cao hơn thời điểm 60 giờ và 36 giờ ở Bảng 4.4 cho phép ta có thể kết luận thời gian

Điều này cũng phù hợp với kết quả thí nghiệm của nhiều tác giả trƣớc (Nguyễn Khắc Tuấn, 1996 và Lƣơng Thị Phƣơng Thảo, 2005).

Số lƣợng tế bào nấm men tăng giảm theo qui luật, phù hợp với các giai đoạn sinh trƣởng của chúng. Trƣớc thời điểm 36 giờ nuôi cấy, nấm men trong giai đoạn thích nghi với môi trƣờng nên số lƣợng tế bào tăng không đáng kể. Từ 36 – 48 giờ là giai đoạn logarit, thời điểm số lƣợng tế bào nấm men tăng theo cấp số nhân và đạt giá trị cực đại ở khoảng 48 giờ. Trong khoảng thời gian số tế bào phát triển ào ạt, khi đó các chất dinh dƣỡng trong môi trƣờng không phải là vô tận, mà ngƣợc lại ngày một giảm đi, hơn nữa trong môi trƣờng xuất hiện và tích tụ các sản phẩm trao đổi chất không cần thiết đối với tế bào. Do đó, làm mất đi điều kiện thuận lợi cho sinh trƣởng của tế bào, chúng sẽ già cỗi, thoái hóa, cuối cùng xảy ra hiện tƣợng tự phân nên số lƣợng tế bào sẽ giảm.

Bảng 4.5a: Số lƣợng tế bào S. cerevisiae trong 1 g chế phẩm theo phƣơng pháp đếm số khuẩn lạc trên đĩa (qui về giá trị logarit)

Môi

trƣờng Rỉ đƣờng Cám gạo

Thời gian 36 giờ 48 giờ 60 giờ 36 giờ 48 giờ 60 giờ Lần 1 8,686 8,567 9,475 7,808 7,665 8,929 Lần 2 8,737 8,625 8,290 9,006 8,125 8,130 Lần 3 10,012 8,829 9,620 8,581 8,438 8,818

Bảng 4.5b: giá trị trung bình của bảng 4.5a

36 giờ 48 giờ 60 giờ Chung Rỉ đƣờng 9,145 8,674 9,128 8,982

Cám gạo 8,465 8,076 8,626 8,389 Chung 8,805 8,375 8,877

Qua Bảng 4.5b cho thấy số lƣợng tế bào S. cerevisiae sống trong chế phẩm ở các nghiệm thức đều cao. Xét về môi trƣờng nuôi cấy, số lƣợng tế bào S. cerevisiae

sống trên môi trƣờng rỉ đƣờng cao hơn môi trƣờng cám gạo (8,982>8,389). Sự khác biệt này có ý nghĩa về thống kê với P<0,05. Về thời gian thu hoạch, số lƣợng tế bào

S. cerevisiae sống ở thời điểm 60 giờ cao hơn 36 giờ và 48 giờ (8,877>8,805>8,375). Thế nhƣng, sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê với P>0,05.

Nhìn chung, sự khác biệt về mối tƣơng quan giữa yếu tố môi trƣờng nuôi cấy và thời gian thu hoạch lên số lƣợng tế bào S. cerevisiae sống trong chế phẩm không có ý nghĩa thống kê với P>0,05 (phụ lục Bảng ANOVA 7.5).

Chủng nấm men S. cerevisiae mà chúng tôi đem khảo sát đƣợc phân lập từ dịch quả nho nên có thể nó thích nghi và sinh trƣởng trên môi trƣờng rỉ đƣờng tốt hơn trên môi trƣờng cám gạo, môi trƣờng rỉ đƣờng có hàm lƣợng đƣờng cao hơn môi trƣờng cám gạo. Do đó, chúng tôi có thể kết luận nuôi cấy S. cerevisiae trên môi trƣờng rỉ đƣờng thích hợp hơn môi trƣờng cám gạo.

Một phần của tài liệu Khảo sát sự sinh trưởng của nấm men Saccharomyces sp (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)