Phƣơng pháp phát hiện kháng thể

Một phần của tài liệu Phân lập virus PRRS trên môi trường tế bào MARC-145 (Trang 33 - 34)

2.3.5.2.1.1. Phản ứng IPMA (Immuno peroxidase Monolayer Assay)

Đây là phản ứng đầu tiên đƣợc sử dụng để phát hiện kháng thể kháng virus PRRS đƣợc gọi là kỹ thuật miễn dịch peroxidase một lớp. Kỹ thuật này có thể thực hiện trên các dòng tế bào PAM, CL2621, MARC-145. Tế bào sau khi nuôi cấy 24 giờ sẽ đƣợc gây nhiễm với PRRSV và đƣợc ủ ở 370C trong 24 giờ. Sau đó tế bào đƣợc gây nhiễm sẽ đƣợc cố định và tác dụng với huyết thanh mẫu, ủ khoảng 1 giờ ở 370C và đƣợc cho tác dụng tiếp tục với kháng kháng thể heo cộng hợp HRPO (horseradish peroxidase). Nếu mẫu huyết thanh có chứa kháng thể kháng virus thì 30-50% tế bào sẽ có màu đỏ khi cho lớp tế bào tác dụng với dung dịch chromogen trong 30 phút. Không có sự thay đổi màu của tế bào khi kết quả là âm tính. IPMA đƣợc sử dụng nhiều ở châu âu. Trong chẩn đoán phát hiện thú nhiễm sớm, ngƣời ta thƣờng sử dụng IPMA vì xét nghiệm này cho phép xác định thú nhiễm sau 7-15 ngày và có thể phát hiện kháng thể đến 3 tháng sau khi nhiễm PRRSV (Nguyễn Ngọc Hải, 2007). Nhƣợc điểm của phƣơng pháp này là không thể xác định trực tiếp hàm lƣợng kháng thể bảo vệ.

Giống nhƣ trong kỹ thuật IPMA, kỹ thuật IFA (kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang gián tiếp) cũng sử dụng nuôi cấy tế bào. Quá trình thực hiện IFA cũng giống với IPMA, chỉ khác là kháng kháng thể heo sử dụng không cộng hợp với HRPO mà cộng hợp với chất phát huỳnh quang FITC (fluorescein isothiocynate). Việc đọc kết quả cần phải có kính hiển vi huỳnh quang. sự hiện diện của màu huỳnh quang trong mẫu xét nghiệm chứng tỏ mẫu có kháng thể kháng virus. Phản ứng có độ đặc hiệu cao 99,5% và cho phép phát hiện kháng thể kháng virus đến 3 tháng sau khi nhiễm (Nguyễn Ngọc Hải, 2007). Nhƣợc điểm của IFA và IPMA là không thể làm tự động nên khó thực hiện với quy mô lớn.

2.3.5.2.1.3. Phản ứng SN (Serum Neutralizing)

Đây là phản ứng trung hòa virus, phản ứng này có độ đặc hiệu cao nhất, đƣợc sử dụng để phát hiện và định hiệu giá kháng thể kháng virus. Nhƣợc điểm của phản ứng này là đắc tiền, khó thực hiện và tốn thời gian vì kháng thể trung hoà xuất hiện chậm (1-2 tháng sau khi nhiễm). Tuy nhiên đây là phản ứng rất tốt để xác định miễn dịch bảo hộ (Nguyễn Ngọc Hải, 2007 và dẫn liệu của Võ Thị Đan Thanh, 2006).

2.3.5.2.1.4. Phản ứng ELISA (Enzyme Linked Immunosorbent Assay)

Xét nghiệm ELISA (xét nghiệm miễn dịch hấp phụ gắn kết enzyme) có độ nhạy và độ đặc hiệu cao và thực hiện đơn giản hơn so với IFA và IPMA, có thể phát hiện kháng thể trong vòng 3 tuần sau khi nhiễm bệnh. Tuy nhiên hạn chế lớn nhất của phƣơng pháp này là dễ cho kết quả dƣơng tính giả. Tỷ số S/P (sample/position)≥0,4 thì kết quả đƣợc ghi nhận là dƣơng tính. Các phản ứng IFA, SN, ELISA đƣợc sử dụng nhiều trong các phòng thí nghiệm ở miền Nam nƣớc Mỹ (Nguyễn Ngọc Hải, 2007).

Một phần của tài liệu Phân lập virus PRRS trên môi trường tế bào MARC-145 (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)