Những thách thức trong việc phân phối lụa ở khu Phố Cổ Hà Nội trong thờ

Một phần của tài liệu Ứng dụng Văn hóa Marketing-Mix vào việc kinh doanh lụa tơ tằm khu phố cổ Hà nội (Trang 45 - 48)

hội nhập

2.1. Cạnh tranh trên thị trường

2.1.1. Cạnh tranh trên thị trường nội địa

Nguồn cung cấp chủ yếu của các cửa hàng bán lụa ở Phố Cổ Hà Nội là làng lụa Vạn Phúc, Hà Đông. Chính vì vậy chất lượng lụa ở các cửa hàng này phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng sản phẩm từ nguồn cung. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, rất nhiều bài báo đã phản ánh thực trạng lụa Trung Quốc trà trộn với lụa Vạn Phúc . Cụ thể như trong bài viết “ Lụa Vạn Phúc lẫn lụa Tàu” trên tờ Việt Báo, tình trạng này đã được phản ánh như sau: “Qua khảo sát của chúng tôi, vải lụa trong một số cửa hàng ở làng Vạn Phúc lại dễ dàng tìm thấy ở chợ Đồng Xuân, chợ vải Ninh Hiệp với cái giá rẻ... bèo, từ 20.000 – 30.000 đồng/mét. Theo một số chủ sạp vải trong các chợ, lụa này là lụa pha nilon, dễ nhăn và nhàu, giá rất rẻ, ngay cả khi đã may thành quẩn áo, váy, giá của nó cũng rất “cạnh tranh” chỉ vài chục ngàn đồng một sản phẩm. Khảo sát tại

http://svnckh.com.vn 46

các cửa hàng lụa làng Vạn Phúc thì, một tấm vải lụa giá 20.000 đồng/mét, một chiếc khăn lụa dệt sẵn, giá 40.000 đồng/chiếc... được bày bán nhan nhản ở đầu làng.

Nhiều chủ hàng ở đây nói là lụa gia truyền, lụa dệt thủ công... để đánh vào tâm lý khách hàng, khách hàng còn có thể tìm thấy những chiếc áo may sẵn mác “Made in China” ở Vạn Phúc. Những tấm lụa mang “danh” Vạn Phúc xuất xứ từ Trung Quốc đã theo chân các mối hàng lên tận cả những shop lụa sang trọng trên phố Hàng Gai, Hàng Bông... để bán cho khách du lịch. Trừ một số cửa hàng uy tín, bán hàng đúng chất lượng, thì nhiều cửa hàng khác trên con phố cổ này cũng bán rất nhiều các vải lụa “Made in China” mang danh lụa Vạn Phúc để lừa khách du lịch và người tiêu dùng”.

Với nguồn cung như vậy, khó có thể đảm bảo tất cả các mặt hàng lụa tại khu Phố Cổ Hà Nội có chất lượng tốt và làm vừa lòng khách hàng. Rõ ràng, các sản phẩm từ lụa gốc Việt Nam đang phải đối mặt với sự cạnh tranh của các mặt hàng lụa từ Trung Quốc, bởi với giá thành rẻ và mẫu mã phong phú, mặt hàng lụa Trung Quốc dễ bán hơn nhiều so với lụa Việt Nam. Đặc biệt với hầu hết các khách hàng không có kinh nghiệm mua lụa thì giá thành và mẫu mã rất dễ lấn át chất lượng thực sự của sản phẩm.

2.1.2. Cạnh tranh trên thị trường quốc tế

Trên thực tế, lụa Việt Nam chưa có được một chỗ đứng thật sự trong thị trường lụa quốc tế khi xét cả bốn yếu tố: sản phẩm, giá cả, kênh phân phối, và các hình thức xúc tiến thương mại. Song với đối tượng khách hàng chủ yếu là người nước ngoài, đặc biệt là những khách hàng đã từng đi nhiều nơi trên thế giới và có cơ hội tiếp xúc với nhiều sản phẩm từ lụa của những quốc gia khác nhau, lụa Việt Nam, cụ thể là lụa ở Phố Cổ Hà Nội chắc chắn sẽ được đem ra so sánh. So sánh ở đây không chỉ là chất lượng sản phẩm mà còn rất nhiều yếu tố khác như cách thức phân phối, các dịch vụ hậu mãi đi kèm,v.v…

Đơn cử như với cách bày biện sản phẩm trong cửa hàng, theo khảo sát của nhóm nghiên cứu khoa học, khách du lịch nước ngoài đều có một nhận xét chung là chất lượng lụa Việt Nam không kém gì lụa của các nước khác, thậm chí còn tốt hơn so với một số nước không chuyên về mặt hàng lụa, song cách bày biện sản phẩm của các cửa hàng tại khu Phố Cổ Hà Nội lại thiếu tính chuyên nghiệp, không tôn lên được vẻ

http://svnckh.com.vn 47

đẹp, chất lượng thực sự của sản phẩm so với một số nước phương Tây . Điều này sẽ để lại trong khách hàng nước ngoài ấn tượng về mặt hàng lụa Việt Nam ở vị trí thấp hơn so với mặt hàng lụa từ những nước khác.

Như vậy, cho dù không trực tiếp cạnh tranh trên thị trường quốc tế, mặt hàng lụa ở Phố Cổ Hà Nội vẫn luôn phải đối mặt với cuộc cạnh tranh ngầm với mặt hàng lụa từ những quốc gia khác, có đứng vững được trong cuộc cạnh tranh này, lụa Việt Nam mới có thể tự tin bước ra thị trường quốc tế.

2.2. Những thách thức trong bối cảnh du lịch Việt Nam hiện tại

Bối cảnh du lịch có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động buôn bán lụa ở Phố Cổ Hà Nội bởi lượng khách chủ yếu của những cửa hàng ở đây là khách du lịch nước ngoài. Mùa du lịch cũng là mùa tăng doanh thu cho các cửa hàng. Lượng khách tăng kéo theo nhu cầu mua lụa tăng, thu nhập của khách hàng cũng dẫn đến quyết định có mua hàng hay không của họ. Chính vì vậy, cuộc khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc buôn bán mặt hàng lụa ở khu phố này.

Theo số liệu từ Tổng cục Du lịch tháng 12 năm 2008, số khách đến Việt Nam trong 11 tháng đầu năm đã giảm 22 % so với cùng thời kỳ năm 2007, chỉ đạt 3,87 triệu lượt du khách, thấp hơn rất nhiều so với chỉ tiêu năm triệu khách ngoại quốc do chính quyền đề ra cho năm 2008. Nguyên nhân chính khiến lượng du khách ngoại quốc ít đến Việt Nam giai đoạn này là tình hình kinh tế khó khăn chung trên toàn thế giới, khiến mọi người có xu hướng giảm chi tiêu, trong đó có chi phí du lịch. Ngay cả các thị trường hàng đầu cố hữu của Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Pháp, Tây Ban Nha cũng suy giảm mạnh. Nhìn dưới góc độ kinh tế, các nước này đều bị rơi vào khó khăn kinh tế tài chính.

Trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu chưa có dấu hiệu chấm dứt, tác động trên ngành du lịch Việt Nam được dự báo sẽ tiếp diễn qua năm 2009. Theo một viên chức thuộc Tổng Cục Du lịch Việt Nam cho hay, số lượng du khách nước ngoài đến Việt Nam vào năm 2009 sẽ tiếp tục giảm khoảng từ 20 đến 30 % so với năm 2008.

Lượng khách du lịch sụt giảm kết hợp với tiết kiệm trong chi tiêu của khách hàng đã gây ra khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hoá của các cửa hàng lụa ở Phố Cổ Hà Nội. Kết quả phỏng vấn của nhóm nghiên cứu khoa học cũng cho thấy kể từ năm

http://svnckh.com.vn 48

2008, doanh thu của phần lớn các cửa hàng đều sụt giảm. Rõ ràng, bối cảnh du lịch Việt Nam trong thời kì khủng hoảng kinh tế đang đặt ra một thách thức lớn cho các cửa hàng bán lụa ở khu Phố Cổ Hà Nội.

Một phần của tài liệu Ứng dụng Văn hóa Marketing-Mix vào việc kinh doanh lụa tơ tằm khu phố cổ Hà nội (Trang 45 - 48)