7. Bố cục của đề tài
3.1.2. Mô tả dữ liệu
3.1.2.1 Thu thập dữ liệu
Để phân tích xác định các yếu tố ảnh hưởng thế nào đến cấu trúc vốn các công ty ngành vật liệu xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tác giả cần phải thu thập đầy đủ dữ liệu có liên quan.
35
Huhammed-Umer có chín yếu tố tác động đến cấu trúc vốn, số liệu để tính toán các yếu tố đó có trong báo cáo tài chính và lịch sử hình thành của công ty nên tác giả sẽ thu thập dữ liệu trên trang cophieu68.vn.
Cụ thể, tác giả sẽ lấy thông tin báo cáo tài chính của 52 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian 6 năm; kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 là từ năm 2009 đến năm 2014 trên trang cophieu68.vn để có thể thấy được là cuộc khủng hoảng đã làm cho các yếu tố nào ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty ngành vật liệu xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán.
3.1.2.2 Xử lý dữ liệu
Khi có được tất cả các báo cáo tài chính của các công ty, tác giả tiến hành chọn mẫu. Loại bỏ những công ty không có đầy đủ các thông tin trong báo cáo tài chính liên quan đến việc nghiên cứu.
Trong quá trình thu thập dữ liệu, tính đến năm 2014 thì chỉ còn 46 công ty ngành vật liệu xây dựng được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Vì có sáu công ty hủy niêm yết, đó là công ty mã chứng khoán KBT hủy tự nguyện, công ty mã chứng khoán MCL bị hủy bắt buộc do quy chế công bố thông tin, BHC bị hủy niêm yết do kết quả sản xuất kinh doanh bị thua lỗ trong 03 năm liên tục, HHL và BHV cũng bị hủy niêm yết do thua lỗ 3 năm liên tiếp, YBC bị hủy niêm yết do kết quả sản xuất kinh doanh bị thua lỗ trong 03 năm liên tục và lỗ lũy kế vượt quá số vốn điều lệ. Do đó, bài nghiên cứu chỉ thực hiện trên 46 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán tính đến cuối năm 2014.
Nguồn dữ liệu là rất quan trọng trong phân tích hồi quy, nó quyết định sự thành công hay thất bại của phương pháp.
Đối với bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng dữ liệu bảng bởi vì việc sử dụng dữ liệu bảng có nhiều ưu điểm so với dữ liệu chéo và dữ liệu chuỗi thời gian.
36
Những ưu điểm này có thể kể như dữ liệu bảng cho nhiều thông tin hơn về đối tượng khảo sát, có khả năng kiểm soát tính không đồng nhất của các đối tượng, giảm sự đa cộng tuyến giữa các biến, bậc tự do của mô hình tăng và do đó cũng cho độ tin cậy cao hơn.
Trong khi thu thập dữ liệu để tính chỉ tiêu DPR (tỷ lệ chi trả cổ tức): tỷ lệ giữa cổ tức bằng tiền và thu nhập ròng thì không đủ thông tin nên tác giả loại biến này ra mô hình nghiên cứu.
Như vậy, với việc vận dùng mô hình của Usman Muhammed Umer vào mô hình nghiên cứu và các dữ liệu thu thập được, tác giả có mô hình nghiên cứu cuối cùng gồm một biến phụ thuộc và tám biến độc lập.
Việc tính toán các biến trong dữ liệu nghiên cứu như sau:
Biến phụ thuộc (biến đòn bẩy tài chính):
Khác với mô hình gốc ký hiệu là LEVit, trong bài nghiên cứu này tác giả sử dụng td, std, ltd là vì hai lý do sau: thứ nhất, tác giả cho rằng LEV là viết tắt của từ leverage là đòn bẩy, mà, nói về đòn bẩy thì tồn tại hai loại đòn bẩy chính đó là đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính nên cần xác định rõ đó là loại đòn bẩy nào. Thứ hai, có rất nhiều cách để đo lường đòn bẩy tài chính, trong bài nghiên cứu này tác giả đo lường bằng ba cách như trình bày dưới đây:
Tỷ lệ nợ (td): được đo lường bằng tỷ lệ tổng nợ chia cho tổng tài sản.
Tỷ lệ nợ ngắn hạn (std): được đo lường bằng tỷ lệ nợ ngắn hạn chia cho tổng tài sản.
Tỷ lệ nợ dài hạn (ltd): được đo lường bằng tỷ lệ nợ dài hạn chia cho tổng tài sản.
Biến độc lập:
Lợi nhuận (Profitability – prof):
37
Về mặt lý thuyết lợi nhuận có thể tác động âm hoặc dương đến đòn bẩy tài chính. Trong bài nghiên cứu này, cũng như những nghiên cứu thực nghiệm trên, tác giả kỳ vọng lợi nhuận tác động âm đến đòn bẩy tài chính. Vì tác giả có cùng quan điểm với lý thuyết trật tự phân hạng cho rằng khi các mặt khác không thay đổi, các công ty có lợi nhuận nhiều hơn, chúng có nguồn tài chính nội bộ nhiều hơn nên ít phải vay vốn hơn.
Quy mô của công ty (Size – size):
Được đo lường bằng giá trị logarith tự nhiên của tổng tài sản.
Quy mô công ty cũng có thể tác động cùng chiều hoặc ngược chiều đối với đòn bẩy tài chính của công ty. Trong bài nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng quy mô công ty tác động dương đến đòn bẩy tài chính của công ty. Vì tác giả cho rằng các doanh nghiệp lớn thường có tính đa dạng hóa cao dẫn đến rủi ro phá sản thấp và do đó xác suất phá sản thấp hơn các doanh nghiệp nhỏ nên có khuynh hướng sử dụng nợ vay nhiều hơn để hưởng lợi nhiều hơn từ tấm chắn thuế cũng như để phát triển doanh nghiệp.
Tài sản cố định hữu hình (Tangibility of Assets – tang)
Được đo lường bằng tài sản cố định hữu hình chia cho tổng tài sản.
Tài sản cố định hữu hình cũng có thể tỷ lệ nghịch với đòn bẩy tài chính, và cũng có thể tỷ lệ thuận với đòn bẩy tài chính. Đối với tài sản cố định hữu hình, tác giả kỳ vọng có mối tương quan dương giữa tài sản hữu hình và đòn bẩy tài chính. Tác giả cho rằng các doanh nghiệp có nhiều tài sản cố định hữu hình hơn sẽ dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn vay hơn vì tài sản cố định hữu hình có thể được xem như là một khoản đảm bảo khi vay, từ đó doanh nghiệp vừa có thể đảm bảo được nguồn vốn để tài trợ cho tài sản cố định nếu cần tăng thêm tài sản và vừa có thể hưởng lợi từ tấm chắn thuế từ lãi vay.
38
Được đo lường bằng tỷ lệ khấu hao chia cho tổng tài sản.
Theo các lý thuyết nghiên cứu thì có cả mối tương quan âm và dương giữa tỷ lệ đòn bẩy tài chính và tấm chắn thuế phi nợ. Với bài nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng có mối tương quan âm giữa tấm chắn thuế phi nợ và tỷ lệ đòn bẩy tài chính. Vì khi sử dụng tấm chắn thuế phi nợ càng nhiều thì sẽ làm giảm đi số thuế phải nộp, do khấu hao là một khoản chi phí nhưng không thực chi bằng tiền và được trừ trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp nên doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được một khoản thu nhập chính bằng số khấu hao nhân với thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và vì vậy khi đó sẽ làm tăng lợi nhuận sau thuế và cuối cùng là doanh nghiệp có nhiều lợi nhuận sau thuế hơn, mà lợi nhuận thì có mối tương quan âm với tỷ lệ đòn bẩy nên tấm chắn thuế phi nợ cũng có mối tương quan âm với tỷ lệ đòn bẩy.
Các cơ hội tăng trưởng (Growth Opportunities – grow) Được đo lường bằng phần trăm tốc độ tăng của tổng tài sản.
Tốc độ tăng trưởng và đòn bẩy tài chính cũng có thể tác động dương hoặc âm. Trong bài nghiên cứu này, tác giả dự đoán có tác động dương giữa cơ hội tăng trưởng và tỷ lệ đòn bẩy tài chính. Vì các doanh nghiệp có triển vọng tăng trưởng cao thường có nhu cầu vốn nhiều hơn để tài trợ cho các quyết định đầu tư như mở rộng hoạt động kinh doanh, đầu tư vào các dự án mới…Theo lý thuyết trật tự phân hạng, nếu lợi nhuận giữ lại cũng như các nguồn nội bộ khác không đáp ứng đủ nhu cầu vốn, doanh nghiệp sẽ sử dụng nợ vay và các nguồn tài trợ khác.
Số năm doanh nghiệp hoạt động (Age - age):
Đo lường bằng số năm doanh nghiệp hoạt động kinh doanh.
Số năm doanh nghiệp hoạt động cũng có quan hệ âm và quan hệ dương đối với đòn bẩy tài chính. Ở đây, tác giả kỳ vọng số năm doanh nghiệp hoạt động có quan hệ âm đối với đòn bẩy tài chính. Vì các doanh nghiệp hoạt động càng lâu năm thì hoạt động kinh doanh càng ổn định và có nguồn vốn ổn định thì sẽ ít cần đến
39
vốn vay hơn.
Tính thanh khoản (Liquidity – liqu):
Được đo lường bằng tỷ lệ tài sản ngắn hạn chia cho nợ ngắn hạn.
Theo các nghiên cứu thực nghiệm, tính thanh khoản của doanh nghiệp có thể có mối quan hệ âm, và cũng có thể có mối quan hệ dương đối với đòn bẩy tài chính. Trong bài nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và tính thanh khoản là âm, điều này cũng có nghĩa là các doanh nghiệp có nhiều tài sản có tính thanh khoản đủ để tài trợ cho các khoản đầu tư của mình thì không cần sử dụng đến các nguồn tài trợ bên ngoài.
Mức biến động của lợi nhuận (Earning Volatility – ev):
Được đo lường bằng logarith tự nhiên của độ lệch chuẩn của EBIT.
Mức biến động lợi nhuận cũng có mối quan hệ dương và âm với đòn bẩy tài chính. Với bài này, tác giả kỳ vọng mức biến động lợi nhuận và đòn bẩy tài chính có mối quan hệ âm. Vì tác giả theo quan điểm của thuyết đánh đổi về cấu trúc vốn cho rằng khi các khoản thu nhập của các doanh nghiệp càng không ổn định thì rủi ro sẽ tăng nên cần giảm tỷ lệ nợ trong cấu trúc vốn.