II I Đánh giá hoạt động nhập khẩu của Công ty PACKEXPORT.
d/ Khó khăn từ chính Công ty.
Công ty Xuất nhập khẩu và Kỹ thuật bao bì là một Công ty lớn chuyên ngành về lĩnh vực bao bì chỉ đạo hoạt động lĩnh vực bao bì trong cả nước. Sau nghị định 217/CP và 388/CP, các đơn vị thành viên chủ lực chuyên về sản xuất bao bì xuất khẩu tách ra khỏi Công ty năm 1990, Công ty không kịp thời chuyển hướng, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, ổn định tổ chức mà còn mang nặng ảnh hưởng của thời kỳ bao cấp, trông chờ vào sự hướng dẫn chỉ đạo của cấp trên. Sự phát triển của Công ty còn phụ thuộc vào Bộ, vào các chỉ tiêu mà Bộ giao cho, do đó có ảnh hưởng lớn đến doanh số và lợi nhuận. Và cũng từ thực tế này phát sinh và bộc lộ một số hạn chế và yếu kém khác đó là vấn đề tồn tại:
1.Về tổ chức cán bộ: chưa đủ năng lực để ổn định và bố trí sắp xếp bộ máy hoạt động sao cho có hiệu quả. Cán bộ lãnh đạo trình độ văn hoá còn hạn chế chỉ dựa
vào kinh nghiệm làm việc của thời kỳ bao cấp nên không có chiến lược về tổ chức cán bộ của Công ty.
2. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo các phòng, các đơn vị thành viên và độ ngũ cán bộ làm công tác XNK già cỗi về tư tưởng, nhận thức, non kém về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ không có nhưng vẫn đương nhiên làm công tác kinh doanh XNK. 3.Hoạt động Marketing còn quá yếu do đội ngũ cán bộ trẻ có trình độ chuyên môn, năng lực còn quá ít dẫn tới hoạt động xúc tiến bán hàng còn yếu
Thiếu hẳn đội ngũ cán bộ quản lý giàu kinh nghiệm và đội ngũ nhân viên am hiểu nghiệp vụ, nhất là nghiệp vụ xuất nhập khẩu.
Việc nghiên cứu thị trường và những thông tin về giá cả, thị trường, khách hàng còn hạn chế do đó không nắm và theo kịp những biến động của thị trường dẫn tới các ứng xử trong kinh doanh còn cứng nhắc.
4. Điều quan trọng hơn cả là sự thống nhất hoạt động trong lãnh đạo Công ty còn hạn chế, quy chế thưởng - phạt không nghiêm minh dẫn tới ý thức chấp hành kỷ luật trong cán bộ công nhân viên của Công ty có phần lơi lỏng, vì cán bộ gây thất thoát trong kinh doanh hàng tỷ đồng nhưng không xử lý, cán bộ có năng lực, trẻ, hoạt động có hiệu quả thì lại không được khen thưởng thích đáng, điều này nói lên sự trì trệ của bộ máy lãnh đạo đã già cỗi, không đủ năng lực trong điều hành nhưng vẫn còn tham quyền cố vị, cố tình sử dụng những cán bộ không có năng lực, không có trình độ.
Để khắc phục những hạn chế này trong thời gian tới, PACKEXPORT cần nhìn thẳng vào sự thật, mạnh dạn đổi mới toàn diện đúng theo quan điển đổi mới của Đảng và Nhà nước, đồng thời cần phải triệt để tận dụng những điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh đồng thời đề ra những giải pháp hợp lý để tháo gỡ từng khó khăn nêu trên.
- Là một đơn vị hoạt động kinh doanh XNK và kỹ thuật bao bì, một đơn vị đầu ngành trong lĩnh vực bao bì, đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên giỏi về quản lý, thạo về nghiệp vụ chuyên môn để làm tốt công việc của mình song lãnh đạo Công ty chưa nhìn thấy điều này để hoạt động kinh doanh không bảo toàn được vốn, bị chiếm dụng vốn dẫn đến vòng quay vốn chậm.
- Hình thức nhập khẩu không đa dạng, chủ yếu nhập khẩu uỷ thác và trực tiếp, còn các hình thức khác chưa được phát huy, do đó nghiệp vụ kinh doanh của cán bộ không được củng cố và nâng cao.
- Thị trường: Tuy Công ty có tới 13 thị trường nhưng chủ yếu chỉ có một số thị trường là bạn hàng thường xuyên (7 thị trường), điều này hạn chế sự đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh và hạn chế sự lựa chọn của Công ty.
- Thời cơ và thời vụ: Không chớp được thời cơ do thiếu thông tin, dẫn tới dự báo tình huống sai nên không chớp được thời cơ.
Điều quan trọng hơn cả là do trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh không thực hiện khoán sản phẩm, khoán chỉ tiêu doanh số cho các đơn vị phòng hay tới từng cán bộ nhân viên mà mới thực hiện khoán bằng cái gọi là phân định trách nhiệm để phấn đấu: đơn vị nào không thực hiện được cũng không bị phạt, đơn vị làm tốt khuyến khích không thoả đáng, cán bộ thiếu trách nhiệm, không hoàn thành cũng không bị xử lý, do đó không động viên được mọi người hoạt động một cách thực sự.
Tóm lại, trong thời gian qua hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty đã đạt được những thành công đáng kể, doanh thu của công ty không ngừng tăng lên. Tốc độ tăng trưởng bình quân gấp 1,5 lần so với năm trước, các chỉ tiêu kim ngạch XNK, nộp ngân sách Nhà nước đều tăng...Tuy nhiên vẫn còn khá nhiều tồn tại được mạnh dạn nêu trên cần phải tháo gỡ, khắc phục ngay trong những năm tới nhằm giúp Công ty ngày càng đững vững trên thị trường trong và ngoài nước
4. Một số kinh nghiệm.
Muốn có hiệu quả kinh doanh, cần phải biết tính toán và tranh thử thời cơ, đặc biệt cần lưu tâm:
+ Tìm hiểu kỹ khách hàng trong và ngoài nước để có quyết định đúng.
+ Có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa trong và ngoài nước, nhất là với các đại diện, nên chọn thêm đại diện ở các nước ASEAN vì đây là một thị trường lớn trong tương lai.
+ Tính toán để lựa chọn phương thức kinh doanh là tự doanh hay uỷ thác. Khuynh hướng chỉ làm uỷ thác là không đúng dù an toàn vốn và nhàn hạ. Khi nào biết chắc lãi nhiều thì nên làm tự doanh.
+ Trong cơ chế thị trường phải nắm vững luật pháp và nắm bắt được thông tin cập nhật để vận dụng kinh doanh có hiệu quả.
+ Chọn cán bộ kinh doanh nhanh nhẹn, có trách nhiệm vì vậy Công ty nên có chính sách đào tạo, lựa chọn cán bộ.
+ Nên có chế độ động viên khen thưởng kịp thời.
+ Tích cực thực hiện chính sách tiết kiệm như sử dụng hiệu quả tel, telex, fax, xe cộ hay chi phí tiếp khách,...
+ Công tác sổ sách kế toán phải nghiêm túc và kịp thời, tránh việc làm ăn tắc trách mà lỡ cơ hội kinh doanh của Công ty.
Ngoài ra, Công ty nên sử dụng các dịch vụ hỗ trợ xuất nhập khẩu để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
a/ Dịch vụ thông tin thị trường.
Dịch vụ này là điểm khởi đầu, là tiền đề cho hoạt động XNK. Nó cung cấp cho Công ty các thông tin tư vấn về thị trường, xác định chiến lược thị trường, tìm kiếm các thị trường mới, nghiên cứu và phân tích về thị trường với các yếu tố liên quan đến cơ cấu và hướng phát triển của thị trường, về các doanh nghiệp
Dịch vụ thông tin về thị trường còn bao gồm các hoạt động quảng cáo về chính doanh nghiệp và hàng hoá XNK của doanh nghiệp như quảng cáo và công bố các thông tin cần thiết tại các cuộc hội trợ, triển lãm, hội trợ, hội nghị hội thảo trong và ngoài nước, trên các phương tiện thông tin đại chúng, các tạp chí kinh tế, nghiên cứu thị trường.
b/ Dịch vụ tư vấn về các vấn đề liên quan đến XNK.
Các doanh nghiệp thường sử dụng các dịch vụ tư vấn để phục vụ cho các hoạt động xuất nhập khẩu như tư vấn về pháp luật, chế định về vấn đề xuất nhập khẩu, về pháp luật của nước nhập khẩu hoặc xuất khẩu hàng hoá cho doanh nghiệp, các vấn đề về kỹ thuật pháp lý trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu như đàm phán kinh doanh, ký kết hợp đồng.
c/ Các dịch vụ tài chính.
Đối với nhiều doanh nghiệp, việc cung ứng vốn cho xuất khẩu và bảo hiểm xuất khẩu là điều kiện tiền đề quan trọng cho hoạt động xuất khẩu. Vấn đề cung ứng vốn luôn được coi là yếu tố cạnh tranh rất quan trọng trong kinh doanh xuất khẩu. Tuy nhiên, vốn sử dụng trong kinh doanh xuất khẩu luôn gắn với những rủi ro. Vì vậy, hoạt động cung cấp thường gắn với các hoạt động bảo hiểm xuất nhập khẩu.
d/ Dịch vụ vận tải.
Dịch vụ này liên quan đến việc lựa chọn phương tiện vận tải thích hợp để vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu, giảm tối đa các thiệt hại trong quá trình vận chuyển, bảo đảm về kho chứa, bến bãi, bảo hiểm vận tải.
e/ Dịch vụ kiểm định và chứng nhận chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩu.
Trong số các dịch vụ trên đây, nhiều nước rất coi trọng các hoạt động dịch vụ tư vấn pháp luật và dịch vụ về thông tin thị trường, coi đó là hai dịch vụ chủ yếu ảnh hưởng đến thành công của công tác xuất nhập khẩu.