c. Thương hiệu
4.1.3. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế và tồn tại của công ty a.Nguyên nhân khách quan
a.Nguyên nhân khách quan
− Sự biến động của nền kinh tế thế giới và Việt Nam trong những năm qua.Đó là cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu làm cho giá dầu thế giới tăng lên chóng mặt và điều này tất yếu kéo theo sự tăng lên của chi phí sản xuất các mặt hàng nhập khẩu và do đó ảnh hưởng tới doanh nghiệp nhập khẩu. Trong thời kỳ này , Việt Nam cũng tham gia tổ chức thương mại thế giới WTO năm 2006 , và các loại thuế nhập khẩu hàng hóa nói chung đã được cắt giảm nên hai năm 2006 2007 hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty tăng lên rõ rệt . Năm 2008 và 2009 , sau cuộc khủng hoảng ở Mỹ , rồi lan ra toàn cầu , trở thành khủng hoảng kinh tế thì nền kinh tế Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng và ảnh hưởng trực tiếp tới các doanh nghiệp xuất nhập khẩu vì nhu cầu trang bị máy móc của các doanh nghiệp được xem xét lại.
− Các mặt hàng của công ty đều phải nhập khẩu từ nước ngoài do đó nó ảnh hưởng đến giá cả và thời gian cung ứng cũng như chất lượng sản phẩm.
− Sự thiếu ổn định của ngành ngân hàng tài chính ngân hàng Việt Nam: Điều này thể hiện ở hàng loạt những biến động liên quan tới lãi suất vay tiền phục vụ cho hoạt động kinh doanh nói chung và kinh doanh nhập khẩu nói riêng . Lãi suất ngân hàng năm 2008 cho doanh nghiệp vay thì đã được điều chỉnh cao tới mức 21% đối với Việt Nam đồng sau khi nền kinh tế Việt Nam bị rơi vào lạm phát những tháng đầu năm 2008.Hiện nay mức lãi suất cho vay của ngân hàng cũng rơi vào 14-15%.( đối với ngân hàng thương mại nhà nước) và 15-17% đối với nhóm ngân hàng thương mại cổ phần thậm chí 18-20% đối với một số ngân hàng thương mại cổ phần quy mô nhỏ.Điều này làm cho chi phí vay ngân hàng bị đẩy lên và rõ ràng ảnh hưởng tới doanh nghiệp cũng như chiến lược phát triển thị trường của công ty.Ngoài ra tỉ giá hối đoái trên thị trường biến động lúc cao lúc thấp không kiểm soát được nên cũng gây ra thiệt hại cho doanh nghiệp . Nó ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành sản phẩm. − Sự cạnh tranh gay gắt của doanh nghiệp trong ngành : xu hướng cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp ngày càng gay gắt, hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và xuất nhập khẩu hàng không nói riêng đã chứng kiến sự ra đời của rất nhiều công ty kinh doanh trong lĩnh vực ngoại thương , một xu thế tất yếu xảy ra là thị phần của doanh nghiệp sẽ bị chia sẻ nếu như doanh nghiệp không có những chính sách tốt với khách hàng, và để thực hiện các chính sách này thì có thể làm tăng chi phí kinh doanh lên và như vậy làm giảm hiệu quả kinh doanh nhập khẩu.
b.Nguyên nhân chủ quan
− Chưa có bộ phần marketing chuyên trách đặc biệt mà chỉ có hình thức manh mún nhất thời và phân bổ rải rác trong các bộ phận. Điều này làm cho hoạt động của AIRIMEX chưa được khuyếch trương , sự hiểu biết về thị trường không được chặt chẽ, không có tính hệ thống và làm mất đi nhiều cơ hội kinh doanh.Nguồn nhân lực thực hiện hoạt động marketing chưa được chú trọng đầu tư. Chiến lược marketing mix chưa được hoàn chỉnh.Kênh phân phối còn nghèo nàn .
− Công tác nghiên cứu thị trường chưa thực hiện tốt thể hiện ở việc công ty luôn bị động trong việc tìm kiếm bạn hàng.Đa số hợp đồng của công ty là ủy thác nên phụ thuộc khá nhiều vào nhu cầu thị trường trong nước .
− Hoạt động quản trị nguồn vốn chưa thực sự hiệu quả :vốn chủ sở hữu của công ty tăng từ mức 4,5 tỷ đồng trước năm 2005 lên 20 tỷ đồng vào năm 2006 và tiếp tục tăng qua các năm. Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu có kết quả tốt nhưng không bền vững qua các năm , có những biến động thất thường. Nguồn tài trợ vốn chủ sở hữu thì thông qua nguồn đóng góp của cổ đông, lợi nhuận chưa phân phối, phát hành cổ phiếu mới… Điều này cho thấy nhu cầu vốn chủ sở hữu phục vụ kinh doanh nói chung và kinh doanh nhập khẩu nói riêng của công ty là rất lớn , nên nguồn vốn chủ sở hữu hơn 20 tỷ không phải là con số lớn để thỏa mãn những dự định phát triển của công ty như phát triển thị trường.
− Công ty chưa có chiến lược , chính sách marketing hiệu quả nên việc thu hút khách