Đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược marketing tại công ty cổ phần điện thoại di động thành công mobile (Trang 64 - 67)

Theo ước tính của Công ty nghiên cứu thị trường GfK Asia, số lượng điện thoại di động tiêu thụ tại Việt Nam cả năm 2007 đạt khoảng 6,2 triệu sản phẩm, tăng khoảng 35% so với năm 2006 và vẫn giữ mức tăng trưởng 30% trong những năm kế tiếp. Đây quả là một "miếng bánh" hấp dẫn cho các nhà kinh doanh. Trong năm 2007, Công ty bán lẻ FPT (FPT Retail) thuộc Tập đoàn FPT đã ra đời và đồng loạt khai trương các cửa hàng tại TP.HCM và Hà Nội chuyên doanh hàng công nghệ số, trong đó điện thoại di động là một mặt hàng chủ lực. FPT vốn được biết đến là một "đại gia" trong lĩnh vực bán sỉ điện thoại di động từ nhiều năm qua tại thị trường Việt Nam thông qua việc làm nhà phân phối của nhiều hãng điện thoại di động lớn như Samsung, Nokia, Vertu, Motorola... Đây là hoạt động mang lại doanh thu và lợi nhuận khá cao cho tập đoàn này. Trong tổng doanh thu thuần năm 2006 của FPT hơn 11.690 tỉ đồng, doanh thu của dịch vụ phân phối điện thoại di động đạt trên 50%.

Sân chơi này trước đó còn có sự hiện diện của Viettel với lợi thế về việc cung cấp dịch vụ trọn gói từ thiết bị đầu cuối đến mạng sử dụng cho người dùng. Đó là chưa kể các nhà cung cấp dịch vụ khác như HTMobile, S-Fone, EVN Telecom... cũng bắt đầu có những chính sách cung cấp thiết bị cho người sử dụng kèm luôn dịch vụ mạng để lôi kéo khách hàng. Thị trường phân phối điện thoại thực tế còn có sự hiện diện của các công ty nhỏ hơn cũng chiếm lĩnh được những thị phần nhất định. Đó là P&T với Sony Ericsson; An Bình với Dopod, BenQ-Siemens; Rồng Thái Bình Dương với O2; Thành Công Mobile với Pavapen , Vfone ,PhiLip...

4.3.Chiến lược sản phẩm :

Hằng năm công ty đều nhập các dòng sản phẩm để là đa dạng hoá sản phẩm của công ty

Trong năm 2007 Công ty nhập khẩu các dòng sản phẩm sau Bảng 4.1 : các dòng sản phẩm công ty nhập năm 2007 Đvt: 1000đ STT Tên Sản Phẩm Dòng Sản Phẩm Giá 1 B104 Bavapen 670 2 B106 Bavapen 740 3 B201 Bavapen 1370 4 B203 Bavapen 920 5 B401 Bavapen 2200 6 B402 Bavapen 2100 7 B600 Bavapen 2090 8 B800 Bavapen 3360

9 Iphone Apple Iphone 10460

Nguồn: Phòng kinh doanh Đối với dòng sản phẩm Bavapen, đây là sản phẩm được nhập từ Singapore giá khá rẻ, mẫu mã đẹp bán khá chạy. Rất thích hợp cho vùng nông thôn, người có thu nhập thấp.

Đối với sản phẩm Iphone đây là sản phẩm của công ty Apple, rất nổi tiếng trên thế giới được dùng tại Mỹ và EU, Tuy nhiên do rất được giới trẻ Việt Nam ưu chuộng nên công ty đã nhập bán. Do đây là mặt hàng cao cấp, thiết kế đẹp, có nhiều chức năng, bên cạnh nó là một chiếc điện thoại di động nó còn có chức năng kết nối WiFi, và còn được tích hợp như một chiếc máy nghe nhạc Ipod.

Chiến lược phát triển dòng sản phẩm: đây là chiến lược nhằm đa dạng hoá trong dòng sản phẩm. Dưới đây là một số sản phẩm mới nhập nhằm đa dạng hoá dòng sản phẩm. Bảng 4.2 :Các sản phẩm công ty nhập 2007 Đvt: 1000đ STT Tên Sản Phẩm Dòng Sản Phẩm Giá 1 B104 Bavapen 670 2 B106 Bavapen 740 3 B201 Bavapen 1370

9 Iphone Apple Iphone 10460

Nguồn: Phòng kinh doanh Với chiến lược trên doanh nghiệp sẽ có nhiều lợi nhuận hơn, đáp ứng được nhu cầu tăng thêm mặt hàng của đại lý, lắp kín các lổ hỏng để ngăn ngừa các đối thủ cạnh tranh.

4.3.3.Chiến lược hạn chế dòng sản phẩm :

Trong quá trình kinh doanh trên thị trường công ty phát hiện ra những dòng sản phẩm không còn đủ khả năng cạnh tranh, kinh daonh không hiệu quả công ty đã nhanh chóng từ bỏ, không nhập khẩu dòng sản phẩm đó nữa dòn mọi tiềm lực phát huy những sản phẩm còn đang có hiệu quả và những sản phẩm mới .

Bảng 4.3. Các sản phẩm công ty hạn chế : STT Dòng Sản Phẩm 1 Vfone 2 PhiLip 3 Vk- Mobile 9 Apple Iphone

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược marketing tại công ty cổ phần điện thoại di động thành công mobile (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w