Hậu Giang: Hỗ trợ nhân giống lúa chất lượng

Một phần của tài liệu Phân tích lợi thế cạnh tranh của sản phẩm gạo Việt Nam sang thị trường Philippines (Trang 43)

Trung tâm Khuyến nông Hậu Giang vừa phối hợp với huyện Long Mỹ hỗ trợ 70 tấn lúa giống nguyên chủng, xác nhận cho nông dân gồm các giống chất lượng như: HG2, OM6162, OM4900 bằng cách hỗ trợ 40% giá giống để nông dân gieo sạ trong vụ xuân hè và thu đông 2009.

Mục đích là nhằm giúp nông dân nâng cao chất lượng giống lúa cho vụ đông xuân 2009-2010. Với số lượng lúa giống trên, nông dân sẽ sản xuất được gần 700ha lúa giống xác nhận. Đối tượng được chọn để hỗ trợ là các HTX, CLB nhân giống, các tổ hợp tác, câu lạc bộ khuyến nông, tổ nông dân, hội phụ nữ liên kết sản xuất theo hình thức tập thể...

3.5 VAI TRÒ CHÍNH PHỦ 3.5.1 Trợ cấp và trợ giá

3.5.1.1 Trợ cấp

Hướng dẫn trợ cấp gạo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở miền núi trồng rừng thay thế nương rẫy. Căn cứ Quyết định 100/2007/QĐ - TTg ngày 06 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 661/ QĐ - TTg ngày 29 tháng 7 năm 1998 về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng;

Nguyên tắc trợ cấp gạo

1. Việc trợ cấp gạo chỉ áp dụng đối với các hộ gia đình tự nguyện trồng rừng phòng hộ, trồng rừng sản xuất thay thế nương rẫy.

2. Mức gạo trợ cấp đảm bảo đủ ăn cho hộ gia đình trong thời gian chuyển nương rẫy sang trồng rừng và chưa có thu nhập khác thay thế hoặc có thu nhập khác nhưng chưa tương đương với thu nhập từ canh tác nương rẫy trên diện tích đó. 3. Căn cứ tình hình thực tế của địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định cụ thể mức trợ cấp gạo đối với từng loại đối tượng, thời gian và hình thức trợ cấp phù hợp tại địa phương.

Phương thức trợ cấp

a) Loại gạo trợ cấp theo hướng dẫn tại Thông tư này là gạo tẻ thường, độ ẩm không quá 14%, không có sâu mọt, nấm, mốc.

b) Chủ đầu tư thực hiện việc mua gạo theo quy định của Bộ Tài chính về việc đấu thầu mua sắm tài sản bằng vốn nhà nước.

c) Chủ đầu tư tổ chức cấp gạo cho từng hộ gia đình trong vùng dự án theo định kỳ 01 (một) tháng một lần, tại mỗi thôn, bản nơi hộ gia đình cư trú. Tuỳ tình hình thực tế tại mỗi địa phương, Uỷ ban nhân dân tỉnh có thể quyết định định kỳ cấp gạo cụ thể, nhưng tối đa không quá 3 tháng một lần.

3.5.1.2 Trợ giá

Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ phải bảo đảm cho người trồng lúa có lãi từ 30% trở lên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng Bộ Tài chính và một số bộ, ngành điều tra thực địa và đưa ra mức giá bảo hiểm ngay trong vụ hè thu năm 2009 này là 3.800 đồng/kg. Nghĩa là trong vụ này, nếu giá lúa rớt xuống dưới 3.800 đồng/kg, người trồng lúa sẽ được bảo hiểm, tức là bù đủ 3.800 đồng/kg. đây là một chủ trương rất hay, khuyến khích người nông dân trồng lúa trong cả nước yên tâm sản xuất. Mặt khác, theo tính toán cụ thể của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài chính thì để sản xuất ra 1 kg lúa trong vụ hè thu này người nông dân phải chi hết 2.800 đồng. Để bảo đảm lãi 30% thì họ phải bán được với giá 3.800 đồng/1 kg. Đưa ra giá bảo hiểm như trên được coi là sát đúng nếu tính bình quân giá cả vụ và với năng suất như vụ lúa hiện nay đang thu hoạch.

3.5.2 Vốn

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ động xem xét, giải quyết việc vay vượt 15% vốn tự có đối với 1 khách hàng và mức vay tối đa trong trường hợp này nếu Tổng công ty Lương thực miền Nam và Tổng công ty Lương thực miền Bắc có đề nghị, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả giải quyết.

Bộ Tài chính có trách nhiệm phối hợp với Hiệp hội Lương thực Việt Nam tổ chức hệ thống thông tin cập nhật định kỳ về giá thành sản xuất lúa, giá bán lúa của nông dân và giá mua gạo xuất khẩu để phục vụ công tác điều hành sản xuất, tiêu thụ lúa gạo nhằm bảo đảm lợi ích cao nhất của người trồng lúa; báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc áp dụng thuế suất 0% thuế VAT đối với kinh doanh gạo nội

địa để hỗ trợ các công ty kinh doanh lương thực tham gia ổn định và chủ động can thiệp có hiệu quả vào thị trường phân phối gạo trong nước khi có biến động.

Bộ Công thương chỉ đạo sát sao và có hiệu quả hoạt động xúc tiến, phát triển thị trường xuất khẩu gạo; chủ trì cùng các cơ quan hữu quan và Tổ Công tác điều hành xuất khẩu gạo theo dõi tình hình kinh doanh, thị trường lúa gạo trong, ngoài nước và chủ động xử lý các vấn đề phát sinh, kịp thời báo Chính phủ giải quyết các vấn đề vượt thẩm quyền.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam đẩy mạnh hơn nữa công tác tìm kiếm thị trường, khách hàng mới trong các năm 2009 - 2010; bảo đảm ký được các hợp đồng lớn, ổn định và có hiệu quả; hướng dẫn khung giá xuất khẩu và tổ chức đăng ký hợp đồng xuất khẩu linh hoạt đối với các hợp đồng thương mại đồng thời có tính đến yêu cầu cần bảo đảm đối với việc giao dịch, ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng tập trung có sự thoả thuận cấp cao nước ta và các nước./.

Từ trước đến nay, gạo của Thái Lan luôn bán được giá cao hơn gạo cùng loại của Việt Nam bởi các lý do sau:

Thái Lan sản xuất gạo từ một số bộ giống chất lượng cao do vậy gạo của họ là đồng nhất về mặt chất lượng. Giống lúa sản xuất của Thái Lan là giống cao sản dài ngày, năng suất không cao trong khi Việt Nam chúng ta đang sản xuất với mấy trăm giống khác nhau chất lượng thấp, ngắn ngày. Năng suất bình quân của sản xuất lúa nước ta cao gấp 1,5 lần của Thái Lan. Do vậy, việc giá gạo của Thái Lan cao hơn của Việt Nam là hợp lý, tuy nhiên cao đến mức độ nào còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa. Trong thực tế đã có những thời điểm gạo Việt Nam được bán cao hơn gạo cùng loại của Thái Lan đó là lúc thị trường khan hiếm gạo và khả năng cung cấp thỏa mãn cho người mua về số lượng, thời gian giao hàng, tốc độ giao hàng Việt Nam đã làm được hơn người Thái và do vậy lúc đó giá gạo Việt Nam cao hơn giá gạo Thái nhưng rõ ràng là xét về yếu tố chất lượng để bằng được gạo Thái gạo Việt Nam còn phải cần có 1 thời gian dài để chuyển đổi.

Trong phân khúc thị trường về mặt chất lượng thì Thái Lan có ưu thế ở loại gạo phẩm cấp cao, Việt Nam có ưu thế ở loại gạo phẩm cấp trung bình và thấp. Về chất lượng thì như đã trình bày trên giữa gạo Việt Nam và gạo Thái Lan có những

chênh lệch nhất định do vậy nếu nói gạo Thái Lan luôn bị cạnh tranh khốc liệt bởi giá rẻ của gạo VN là không thỏa đáng.

3.5.

3 Thành lập Tiêu chuẩn gạo Việt Nam xuất khẩu

TT Loại gạo Quy cách phẩm chất

1 Gạo trắng hạt dài Việt Nam 25% tấm + Tấm:25.0% max + Độ ẩm:14.5% max + Hạt hư: 2.0% max + Hạt vàng:1.5% max + Tạp chất:0.5% max + Thóc:30 hạt/kg max + Hạt phấn:8.0% max + Hạt non:1.5% max + Xay xát: Kỹ

2 Gạo trắng hạt dài Việt Nam 15% tấm + Tấm:15.0% max + Độ ẩm:14% max + Hạt hư:1.5% max + Hạt vàng:1.25% max + Tạp chất:0.2% max + Thóc :25 hạt/kg max + Hạt bạc phấn:7.0% max + Hạt non:0.3% max + Xay xát: kỹ

3 Gạo trắng hạt dài Việt Nam 10% tấm + Tấm:10.0% max + Độ ẩm:14% max + Hạt hư:1.25% max + Hạt vàng:1.00% max + Tạp chất:0.2% max + Thóc:20 hạt/kg max + Hạt bạc phấn:7.0% max + Hạt non:0.2% max

+ Xay xát kỹ 4 Gạo trắng hạt dài Việt Nam 5% tấm + Tấm:5.0% max (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Độ ẩm:14% max + Hạt hỏng:1.5% max + Hạt vàng:0.5% max + Tạp chất:0.1% max + Thóc:15 hạt/kg max + Hạt bạc phấn:6.0% max + Hạt non:0.2% max + Xay xát kỹ 3.5.4 Thuế

Quyết định số 104/2008/QĐ-TTg ban hành mức thuế tuyệt đối thuế xuất khẩu gạo và phân bón. Mức thuế tuyệt đối cao nhất với gạo là 2,9 triệu đồng/tấn

Thuế xuất khẩu gạo có thể dễ dàng điều chỉnh và công bằng hơn cho doanh nghiệp. Khi giá gạo nội địa quá cao, Chính phủ có thể tăng thuế xuất khẩu để làm giảm lượng gạo xuất khẩu và ngược lại, khi giá gạo trong nước xuống thấp, có thể điều chỉnh giảm thuế để đẩy mạnh xuất khẩu, giúp tiêu thụ lúa gạo nội địa.việc áp dụng hạn ngạch sẽ làm triệt tiêu phần nào động lực kinh doanh của nhà xuất khẩu. Chẳng hạn, DN ký hợp đồng xuất khẩu gạo có giá thấp hơn giá định hướng của hiệp hội là không được xác nhận để xuất khẩu, trong khi hợp đồng đó họ có những tính toán riêng. Cụ thể như:

Theo Quyết định trên, mặt hàng gạo chịu 8 mức thuế tuyệt đối được tính dựa vào giá gạo xuất khẩu theo giá FOB (giá giao tới mạn tàu chở hàng, chưa có bảo hiểm).

Gạo xuất khẩu có giá từ 600 đến dưới 700 USD/tấn chịu thuế 500.000 đồng/tấn, từ 700 USD/tấn đến dưới 800 USD/tấn chịu thuế 600.000 đồng/tấn...

Mức thuế tuyệt đối tăng lũy tiến từ 800 đồng/tấn - 2,9 triệu đồng/tấn theo mức tăng của giá xuất khẩu gạo tương ứng từ 800 USD/tấn - 1.300 USD/tấn.

thực Việt Nam kiến nghị bỏ thuế này để khuyến khích xuất khẩu gạo. Bộ Tài chính ra quyết định gạo xuất khẩu được chính thức ngưng đánh thuế từ ngày 19-12-2008.

3.5.5 Pháp luật

NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ VỀ KINH DOANH XUẤT KHẨU GẠO

Sáng ngày 14/11/2009 tại Hội trường Thống Nhất (TP HCM), Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Văn phòng Chính phủ và Bộ Công Thương vừa phối hợp tổ chức hội thảo về dự thảo Nghị định của Chính phủ vể kinh doanh xuất khẩu gạo, dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải.

Gạo vừa là mặt hàng xuất khẩu chủ lực vừa là lương thực chính của nhân dân ta. Với lợi thế về thời tiết, khí hậu, thiên nhiên nên sản xuất lúa gạo ở nước ta phát triển chẳng những cung cấp đủ gạo cho hơn 85 triệu người mà còn thừa để xuất khẩu mỗi năm từ 5 – 6 triệu tấn gạo. Mối quan hệ lợi ích giữa doanh nghiệp, nông dân sản xuất ra lúa gạo với thương nhân mua, chế biến, cung ứng cho tiêu dùng và xuất khẩu cần được giải quyết hài hòa thỏa đáng nhằm khuyến khích người nông dân tăng năng suất, nâng cao sản lượng và chất lượng gạo Việt Nam.

Thời gian qua tất cả thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không cần có ngành hàng kinh doanh lương thực đều được ký hợp đồng xuất khẩu gạo, trước khi thực hiện hợp đồng phải đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo tại Hiệp hội Lương thực Việt Nam. Cơ chế này đã tạo ra sự thông thoáng trong kinh doanh xuất khẩu gạo, với gần 200 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gạo năm 2008 – 2009. Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đã góp phần tiêu thụ lúa hàng hóa trong sản xuất lúa gạo, lượng gạo xuất khẩu tăng dần góp phần phát triển sản xuất. Cơ chế điều hành xuất khẩu gạo hiện nay góp phần vào việc cung ứng đủ, bình ổn giá lương thực cho tiêu dùng trong nước, chỉ có một khoảng thời gian ngắn giữa năm 2008 bị sốt giá gạo ở TPHCM và một số địa phương mà nguyên nhân là do đầu cơ.

Tuy nhiên, công tác điếu hành xuất khẩu gạo cũng đã bộc lộ những tồn tại và thách thức sau:

1/. Chưa xác định rõ trách nhiệm của thương nhân xuất khẩu gạo với các nhiệm vụ chính trị và kinh tế của đất nước, với người nông dân sản xuất lúa gạo, với việc bình ổn giá thu mua lúa cho người nông dân và giá bán gạo cho người tiêu dùng trong nước.

2/. Với cơ chế điều hành xuất khẩu gạo hiện nay, tất cả các doanh nghiệp đều có quyền kinh doanh xuất khẩu gạo. Có những doanh nghiệp không có kho tàng, không có cơ sở chế biến, không kinh doanh chuyên sâu về ngành lương thực, chỉ tham gia xuất khẩu khi thị trường thuận lợi. Nhiều doanh nghiệp không dự trữ đủ lượng gạo cần thiết cho xuất khẩu, khi ký được hợp đồng xuất khẩu mới tổ chức thu mua. Kinh doanh xuất khẩu gạo mới thực hiện phần ngọn của quá trình sản xuất, chế biến, lưu thông, xuất khẩu gạo. Từ đó dẫn đến tình trạng đến mùa thu hoạch nông dân phải chờ doanh nghiệp ký được hợp đồng xuất khẩu, thương nhân mới đến mua. Khi thị trường xuất khẩu thuận lợi nông dân bán được lúa với giá cao; ngược lại, khi thị trường xuất khẩu gặp khó khăn nông dân lại rơi vào tình cảnh được mùa rớt giá.

3/. Việc khống chế lượng gạo xuất khẩu theo chỉ tiêu hướng dẫn hàng quý cũng gây ra những bức xúc trong xã hội, khi thị trường xuất khẩu được giá cao do bị khống chế số lượng xuất khẩu nên người nông dân không bán được lúa với giá cao. Trong khi Nhà nước chưa tổ chức được lượng gạo dự trữ lưu thông cần thiết để can thiệp bình ổn giá bán gạo cho người tiêu dùng trong nước khi có biến động về thị trường giá cả thì trách nhiệm của các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo không được quy định rõ ràng cụ thể.

4/. Việc định giá sàn xuất khẩu hiện nay cũng gây bức xúc trong cộng đồng doanh nghiệp và chính quyền địa phương, dư luận, do đã từng có thời điểm giá sàn xuất khẩu quy định quá cao, doanh nghiệp không xuất khẩu được gây tồn đọng lúa trong dân, giá lúa giảm gây thiệt hại cho nông dân và phát sinh tình trạng lách luật, bán phá giá.

Từ đó dẫn đến những lúng túng, bị động trong công tác điều hành khi có biến động về thị trường giá cả ở trong và ngoài nước, tạo tâm lý không đồng thuận ở một số cộng đồng doanh nghiệp, nông dân và chính quyền địa phương.

Dự thảo Nghị định của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo bao gồm 7 Chương, 29 Điều và 06 Phụ lục kèm theo, với những nội dung cơ bản như sau: 1/. Tổ chức lại các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo thông qua việc quy định các điều kiện để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo. Việc quy định các điều kiện này để loại bỏ những doanh nghiệp không có thực lực, không đầu tư lâu dài phục vụ hoạt động xuất khẩu và để cơ quan quản lý Nhà nước có điều kiện thực hiện các chế tài khi thương nhân vi phạm các quy định đã nêu trong Nghị định.

2/. Quy định trách nhiệm của thương nhân trong việc thu mua lúa gạo hàng hóa theo chỉ đạo của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền vá trách nhiệm duy trì mức dự trữ lưu thông tương đương với 20% lượng gạo mà thương nhân đã xuất khẩu trong 6 tháng trước đó. Lượng gạo này để can thiệp bình ổn giá gạo cung ứng cho thị trường khi có biến động.

3/. Quy trách nhiệm, thủ tục đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo tại Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các tiêu chí đăng ký hợp đồng xuất khẩu bao gồm:

- Giá thỏa thuận trong hợp đồng không thấp hơn giá sàn định hướng xuất khẩu đã được công bố;

- Có lượng gạo tồn kho tối thiểu tương đương 50% lượng gạo trong hợp đồng đăng ký xuất khẩu. Quy định này để thúc đẩy thương nhân mua lúa của nông

Một phần của tài liệu Phân tích lợi thế cạnh tranh của sản phẩm gạo Việt Nam sang thị trường Philippines (Trang 43)