PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT (Tiếp theo)

Một phần của tài liệu HOC TOT NGU VAN 10 TAP I pot (Trang 69 - 71)

III. GỢI Ý CÁCH LÀM MỘT SỐ ĐỀ BÀI CỤ THỂ 1 Về Đề

PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT (Tiếp theo)

(Tiếp theo)

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

Ngôn ngữ sinh hoạt có 3 đặc trưng cơ bản:

- Tính cụ thể: Cụ thể về hoàn cảnh, về con người, về những cách thức nói năng, về từ ngữ, diễn đạt.

- Tính cảm xúc: Mỗi lời được nói ra bao giờ cũng gắn với cảm xúc của người nói. Cảm xúc ấy rất phong phú, sinh động nhưng cũng rất cụ thể.

- Tính cá thể: Ngôn ngữ sinh hoạt gắn với những đặc điểm riêng của cá nhân như giọng nói, từ ngữ, cách nói quen dùng, tuổi tác, giới tính, địa phương...

Ba đặc trưng này giúp ta phân biệt phong cách ngôn ngữ sinh hoạt với các phong cách ngôn ngữ khác như phong cách ngôn ngữ khoa học, phong cách ngôn ngữ hành chính, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật...

II. RÈN KĨ NĂNG

1. Tìm hiểu các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt qua đoạn trích Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm. a) Những hành vi và từ ngữ thể hiện tính cụ thể của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt :

- Địa điểm và thời gian của "lời nói" : Trong một căn phòng ở giữa khu rừng vào lúc đêm khuya. - Có người nói, mục đích nói (nhân vật Th tự nhủ với mình).

- Có cách diễn đạt cụ thể: từ hô gọi (ơi), những lời tự nhủ (nghĩ gì đấy), lời tự trách (đáng trách quá). b) Những yếu tố ngôn ngữ thể hiện tính cảm xúc :

Đoạn trích là lời của một nhân vật nhưng tình cảm được biểu hiện qua nhiều giọng: - Giọng thủ thỉ tâm tình (suy nghĩ về hiện tại, liên tưởng đến tương lai).

c) Những yếu tố ngôn ngữ thể hiện tính cá thể :

Đoạn trích có một giọng điệu riêng dễ nhận (giọng tâm tình đặc trưng của nhật kí): gồm nhiều từ ngữ đối thoại nội tâm. Qua giọng nói, có thể đoán được đây là một người chiến sĩ trẻ tuổi đang sống trong hoàn cảnh chiến tranh.

d) Ghi nhật kí rất có lợi cho việc phát triển vốn ngôn ngữ, nhất là phát triển vốn từ vựng và các cách diễn đạt mới.

2. a) Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt thể hiện trong các câu ca dao : Câu :

Mình về có nhớ ta chăng Ta về ta nhớ hàm răng mình cười.

- Tính cụ thể : Câu ca dao là lời nhân vật "ta" nói với "mình" về nỗi nhớ nhung, bịn rịn. Hoàn cảnh nói rất có thể là vào một đêm chia tay giã hội. Ngôn từ được sử dụng trong câu ca dao này khá thân mật và dân dã (mình, ta, chăng, hàm răng).

- Tính cảm xúc : Câu ca dao thể hiện rất rõ cảm xúc bịn rịn, luyến lưu, nhung nhớ. Những từ ngữ biểu hiện trực tiếp những cảm xúc này là: Mình... có nhớ ta, ta nhớ...

- Tính cá thể : Lời tâm tình trong câu ca dao này có thể cho ta phỏng đoán đây là lời của các chàng trai cô gái. Những người đã có tình ý với nhau sau những đêm hát hội. Lời nói có đặc điểm riêng chân thật, mạnh mẽ nhưng vẫn tế nhị và sâu sắc.

Câu:

Hỡi cô yếm trắng lòa xòa Lại đây đập đất trồng cà với anh.

- Tính cụ thể: Khác với câu ca dao trên, câu này là một lời tỏ tình trong lao động. Câu ca dao là lời của một anh thanh niên nông dân nói với một cô gái qua đường. Hoàn cảnh nói là một buổi lao động, gắn với hoạt động cụ thể (đập đất trồng cà). Ngôn ngữ giao tiếp trong câu cũng là những lời nói suồng sã, bình dân: lời hô gọi (Hỡi cô), lời miêu tả có tính trêu đùa (yếm trắng lòa xòa).

- Tính cảm xúc : Câu ca dao là lời chàng trai nói với cô gái, có thể hiểu là lời tỏ tình nhưng cũng có thể hiểu đó là lời đùa cợt (có ý kiến cho rằng đây là lời chế giễu những cô gái nhà giàu lời lao động).

- Tính cá thể : Câu ca dao gắn với hình ảnh một chàng trai lao động mạnh bạo, với những ngôn từ vừa thân mật vừa vui đùa nhưng cũng vừa tế nhị sắc sảo.

b) Lời nói hàng ngày khi được đưa vào thơ lục bát thường là đã được lựa chọn kĩ càng, tuy không quá cầu kì nhưng vẫn phải phù hợp với hoàn cảnh nói, vẫn phải đảm bảo về mặt nội dung diễn đạt và giá trị thẩm mỹ của lời thơ. Đồng thời lời nói hàng ngày khi đưa vào thơ lục bát còn phải tuân thủ các quy tắc về nhịp điệu, vần điệu và tuân thủ sự hài hòa về mặt âm thanh.

Ví dụ : Chuyển lời nói thành thơ:

- Con đi cuốn đất cùng trời Mà không đi hết một lời hát ru. - Muốn ăn bông súng mắm kho Thì về Đồng Tháp ăn cho đã thèm.

3. Đoạn trích này là một đoạn đối thoại trong sử thi, tuy có mô phỏng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt nhưng vẫn có điểm khác nhau : Đoạn văn này có rất nhiều yếu tố dư thừa so với lời nói trong ngôn ngữ hàng ngày như các từ : ơ, phía bắc, phía nam, nhà giàu, ơ nghìn chim sẻ...

Sự lặp lại của các yếu tố dư này giúp duy trì cái mạch nhịp điệu cho đoạn thoại và duy trì cho cái không khí của sử thi. Nếu lược đi những yếu tố dư này thì đoạn sử thi nêu trên sẽ không khác gì một đoạn thoại trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

Bài 15

VẬN NƯỚC

(Quốc tộ)

ĐỖ PHÁP THUẬN

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Đỗ Pháp Thuận (915 – 990) không rõ tên thật và quê quán, là một nhà sư thuộc dòng thiền Nam phương, từng giữ những công việc cố vấn quan trọng dưới triều Lê.

2. Bài thơ nói lên ý thức trách nhiệm và niềm lạc quan tin tưởng vào tương lai đất nước của nhà thơ, đồng thời thể hiện khát vọng hoà bình của con người thời đại bấy giờ và truyền thống yêu chuộng hoà bình của dân tộc Việt Nam.

3. Về nghệ thuật, bài thơ giầu tính triết lí : dùng hình tượng tự nhiên để khẳng định vận nước vững bền, hưng thịnh, lâu dài. Lời thơ ngắn gọn, ý thơ hàm xúc. Câu thơ có nội dung và hình thức một châm ngôn nghệ thuật.

II. RÈN KĨ NĂNG

1. Trong câu thơ đầu, nhà thơ đã mượn hình tượng thiên nhiên để nói về vận nước (vận nước như dây leo quấn quýt). Nghệ thuật so sánh ấy vừa nói lên sự bền chặt, lại nói lên sự dài lâu, sự phát triển thịnh vượng của nước mình. Câu thơ vừa khẳng định vận may của đất nước (Quốc tộ là vận may của quốc gia) đồng thời nói lên niềm thin của tác giả vào vận nước.

2. Qua hai câu thơ đầu, ta có thể cảm nhận được :

- Hoàn cảnh đất nước : Sau nhiều năm chiến tranh loạn lạc (loạn mười hai sứ quân và sự xâm lược của nhà Tống năm 981) đất nước ta bắt đầu bước vào thời kì ổn định. Nhà vua (Lê Đại Hành) muốn xây dựng một vương triều phong kiến vững mạnh, một quốc gia hùng cường. Trong khí thế đi lên của dân tộc, mọt vận hội mới như đang mở ra trước mắt.

- Tâm trạng : Nhà thơ rất tin tưởng vào tương lai của đất nước. Hai câu thơ phản ánh một tâm trạng phơi phới vui tươi, đầy lạc quan và tự hào của tác giả.

3. Hai câu cuối nói về đường lối trị nước. Tất cả cô đọng lại trong hai chữ “vô vi”. Vô vi theo Lão Tử là thuận theo tự nhiên, không làm gì trái với quy luật của tự nhiên. Vô vi trong bài này được hiểu là : người trị quốc phải dùng cái đức của mình để cảm hoá nhân dân khiến cho dân tin phục. Khi dân tin phục thì đất nước sẽ tự đạt được thái bình. Trị nước như thế nghĩa là lấy đức mà trị quốc. Hai câu thơ cuối là một lời khẳng định bởi chỉ có lấy đức mà trị quốc mới là kế sách lâu bền để xây dựng một quốc gia thái bình thịnh trị.

4. Điểm then chốt của bài thơ là hai chữ “thái bình”. Vận nước xoay quanh hai chữ “thái bình” mà đường lối trị nước cũng hướng tới hai chữ ấy. Nguyện vọng của con người thời đại bấy giờ là mơ ước một nền “thái bình muôn thủa". Hai câu thơ cuối phản ánh một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta. Đó là truyền thống yêu chuộng hoà bình.

Một phần của tài liệu HOC TOT NGU VAN 10 TAP I pot (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w