Bảo vệ nhãn hiệu:

Một phần của tài liệu marketing xuất nhập khẩu (Trang 32 - 33)

III. QUYẾT ÐỊNH HỆ SẢN PHẨM: (Product mix decision) 1 Danh sách đầu tư sản phẩm: (product portfolio)

1.Bảo vệ nhãn hiệu:

· Việc bảo vệ nhãn hiệu được đặt ra ở cấp quốc gia, khu vực và quốc tế.

· Hầu hết các nước trên thế giới đều có cơ quan đăng ký và bảo vệ nhãn hiệu cho sản phẩm trong nước, ngoài nước. Riêng EU có một chỉ thị cho phép sử dụng thương hiệu của liên hiệp.

· Tính chất pháp lý của việc bảo vệ nhãn hiệu đã được đăng ký hoặc đã sử dụng lệ thuộc vào quy định của luật pháp ở mỗi quốc gia. Hầu hết các nước đều quy định người chủ sở hữu nhãn hiệu là người đăng ký trước (EU)

· Có một số quốc gia đòi hỏi nhãn hiệu phải được đăng ký và sử dụng liên tục thì mới được bảo vệ như: Bolivia, France và Germany.

· Tuy nhiên, một vài quốc gia vẫn bảo vệ những nhãn hiệu mặc dù chúng không được đăng ký để trở thành thương hiệu. Như vậy, quyền sở hữu nhãn hiệu được đặt trên cơ sởưu tiên sử dụng, các nước áp dụng luật này là Canada, Ðài Loan, Philippines, Hoa Kỳ và một vài quốc gia khác.

· Một số nước khác thì cách làm dung hòa được thực hiện. VD: ở Israel thì cả người đăng ký trước và người sử dụng trước đều có quyền sử dụng chung nhãn hiệu.

· Có những ngoại lệ cho việc bảo vệđối với các nhãn hiệu đã quá nổi tiếng trên thế giới, dù không đăng ký hay sử dụng tại một quốc gia nào đó vẫn được bảo vệ.

· Có các hiệp ước quốc tế quan trọng cho việc bảo vệ nhãn hiệu:

* Hiệp ước quốc tế về bảo vệ tài sản công nghiệp: có trên 70 quốc gia cùng thỏa thuận hiệp

ước này kể cả phần lớn các nước Tây Âu và Hoa Kỳ. Theo hiệp ước này mỗi quốc gia phải có trách nhiệm bảo vệ nhãn hiệu của các nhà sản xuất trên các quốc gia thành viên.

* Hiệp ước Madrid vềđăng ký nhãn hiệu quốc tế. Hiện có 20 quốc gia thành viên. Theo quy

định một người đăng ký sở hữu nhãn hiệu ở một nước này thì xem nhưđã nộp hồ sơđăng ký tại các quốc gia thành viên của hiệp ước.

* Tương tự có Hiệp ước Liên Mỹ áp dụng cho các nước thành viên ở Tây bán cầu.

· Những người sở hữu thương hiệu phải cảnh giác thường xuyên đối với sự bắt chước hoặc

ăn cướp nhãn hiệu một cách trắng trợn đối với các nhãn hiệu đã được xuất khẩu ra nước ngoài. Ðó là việc kinh doanh hàng giả, hàng dỏm. Người sở hữu nhãn hiệu phải tự mình cảnh giác và khám phá sự làm hàng giả sản phẩm giống nhãn hiệu của mình sau đó chính phủ

có liên quan mới có thể tiếp tay để xử lý, ngăn chặn ...

Một phần của tài liệu marketing xuất nhập khẩu (Trang 32 - 33)