góc độ doanh nghiệp:
2.2.2.1. Các căn cứ để xem xét hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư trong doanh nghiệp bao gồm :
Thứ 1 : Đối với mọi quốc gia, mục tiêu chủ yếu của nền sản xuất xã hội là tối đa hoá phúc lợi. Mục tiêu này thường được thể hiện trong các chủ trương, chính sách và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước.
Thứ 2 : ở các quốc gia đang phát triển, các mục tiêu của đất nước được đề cập trong các kế hoạch dài hạn là : Nâng cao mức sống của dân cư, phân phối lại thu nhập theo hướng ngày càng công bằng hơn, gia tăng số lao động có việc làm, tăng thu và tiết kiệm ngoại tệ, tận dụng và phát huy các tiềm năng sẵn có về nguồn lực, phát triển các ngành chủ đạo, các vùng xa xôi hẻo lánh có thêm nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và cho địa phương. Do đó, hoạt động đầu tư của một quốc gia nói chung hay của từng doanh nghiệp nói riêng phải đóng góp vào việc thực hiện mục tiêu phát triển trên đây.
2.2.2.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư trên góc độ xem xét của doanh nghiệp:
Hoạt động đầu tư của doanh nghiệp có những tác động đến nhiều khía cạnh của sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Do đó, để phản ánh hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư trong doanh nghiệp cũng phải sử dụng một hệ thống các chỉ tiêu trên góc độ xem xét của doanh nghiệp biệt lập với những tác động của nền kinh tế đối với doanh nghiệp, các nhà kinh tế thường sử dụng các chỉ tiêu sau đây :
+ Mức đóng góp cho ngân sách ( các khoản nộp vào ngân sách khi các kết quả đầu tư bắt đầu hoạt động như thuế doanh thu, thuế lợi tức, thuế xuất nhập khẩu, thuế đất, lệ phí chuyển tiền …) từng năm và cả đời dự án (tổng số và tính bìnhquân trên 1000đ vốn đầu tư).
+ Số lao động tăng lên từng năm và cả đời dự án (tính tổng số bình quân trên 1000đ vốn đầu tư). Phương pháp tính chỉ tiêu này như sau :
Số chỗ làm việc tăng thêm = Số lao động thu hút thêm - Số lao động mất việc làm
+ Số ngoại tệ thực thu từ hoạt động đầu tư từng năm và cả đời dự án (tổng số và tính bình quân trên 1000đ vốn đầu tư). Phương pháp tính chỉ tiêu này như sau :
Số ngoại tệ thực thu = Tổng thu ngoại tệ - Tổng chi ngoại tệ
+ Tổng chi tiền nội tệ tính trên một đơn vị ngoại tệ thực thu.
+ Mức tăng năng suất lao động sau khi đầu tư vào so với trước khi đầu tư (tổng số và tính trên 1000đ vốn đầu tư) từng năm và bình quân cả đời dự án.
+ Mức nâng cao trình độ nghề nghiệp của người lao động. Thể hiện ở chỉ tiêu bậc thợ bình quân thay đổi sau khi đầu tư so với trước khi đầu tư và mức thay đổi này tính thêm 1000đ vốn đầu tư.
+ Tạo thị trường mới và mức độ chiếm lĩnh thị trường do tiến hành đầu tư. Công thức tính toán như sau :
Doanh thu do bán sản phẩm của cơ sở tại thị trường này Mức độ chiếm lĩnh thị trường
mới do đầu tư = Doanh thu tiêu thụ sản phẩm cùng loại tại thị trường này
+ Nâng cao trình độ kỹ thuật của sản xuất : Thể hiện ở mức độ thay đổi cấp bậc công việc bình quân sau khi đầu tư so với trước khi đầu tư và mức thay đổi này tính trên 1000đ vốn đầu tư.
+ Nâng cao trình độ quản lý của lao động quản lý : Thể hiện ở sự thay đổi mức đảm nhiệm quản lý sản xuất, quản lý lao động, quản lý tài sản cố định của lao động, quản lý sau khi đầu tư so với trước khi đầu tư.
+ Các tác động đến môi trường.
Đáp ứng việc thực hiện các mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, các nhiệm vụ kế hoạch kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
* Như vậy qua các chỉ tiêu phản ánh đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nêu trên ta thấy, sự tách bạch chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án và của doanh nghiệp thành hai mục không phải là sự tách bạch có tính chất phân biệt theo kết quả hiệu quả. Mà sự chủ động ở đây tôi muốn nhấn mạnh (phân biệt) mạnh dự án trong doanh nghiệp và dự án vĩ mô, công cộng của nhà nước - là hai lĩnh vực khác nhau về phạm vi quản lý, chi phí, mục đích … Dự án có thể ở tầm vĩ mô và cũng có thể là tầm vi mô, do vậy dự án có tồn tại trong mỗi doanh nghiệp và các doanh nghiệp có những dự án đầu tư phát triển khác nhau, theo từng chiến thuật khác nhau.