Thử áp lực bình tích khí và tích dung dịch dầu

Một phần của tài liệu Giáo trình thiết bị cơ khí xưởng luyện thép lò điện (Trang 132 - 134)

- Đường kính Chiều sâu

6.1.Thử áp lực bình tích khí và tích dung dịch dầu

6. Chạy thử và chỉnh định

6.1.Thử áp lực bình tích khí và tích dung dịch dầu

- Dung dịch rót trực tiếp vào bình, dùng khí nén để tạo áp lực.

- Dung dịch trong hai buồng là: 2x4m3 .

do bơm và hệ thống tích năng lượng thực hiện, vì vậy áp lực của bình tích áp không phải là hằng số mà một giải giá trị.

- Căn cứ vào yêu cầu thực tế của lò 30 T và truyền động của nó, nên chọn áp lực công tác cao nhất là 5,0 - 4,5 MPa, áp lực công tác thấp nhất 3,5 - 4,0 MPa.

- Kiểm tra xem bình có sạch không. Sau khi thấy bình sạch, không có tạp chất gì thì đóng lỗ người chui lại, mở van trên ống cấp thoát, mở các van hút và van thoát của bơm, khởi động bơm tăng áp lực cho bình. Khi dung dịch đạt đến mức 645mm thì dừng cấp.

- Dùng máy nén khí cấp hơi cho bình tích khí.

Trước khi khởi động máy nén khí phải kiểm tra các hạng mục sau:

• Tất cả các van trên bình tích khí đều mở, mở van liên kết giữa 2 bình.

• Đóng van xả khí của 2 bình lại.

• Mở van cấp nước làm nguội của máy nén khí.

Sau khi xong các bước chuẩn bị trên thì khối động máy nén khí để cấp khí vào bình cho đến khi áp lực đạt 3,5 MPa thì dừng cấp.

- Đóng van cấp trên đường ống cấp khí và máy nén khí, mở van cấp thoát dung dịch trên đường ống. Khởi động máy bị cấp dung dịch vào bình cho đến khi bình đạt được áp lực công tác thấp nhất 4,0 MPa thì dừng. Lúc này đánh dấu mức dung dịch ở bình và mức dung dịch tối thiểu cho phép. Mức tối đa của bề mặt

dung dịch trực tiếp xem ở thước đo mức dung dịch. Đối chiếu với bình 1, nếu có sai lệch nhỏ thì lấy thực tế làm chuẩn. Nếu lúc này áp lực thấy < 4,0 MPa thì bơm tiếp, nếu cao quá cần xả bớt một ít.

- Tiếp tục mở bơm cấp dụng dịch cho đến khi áp lực đạt 5,0 MPa, tiếp tục quan sát thước đo mức dung dịch. Lúc này mức dung dịch ở phạm vi 1605 - 1710. Nếu chưa vượt quá phạm vi thì phải mở máy nén khí cấp thêm hơi nhưng cao nhất không được vượt quá độ cao 1910.

6.2. Khởi động

- Dùng áp lực và mức dung dịch trong bình tích dung dịch để điều khiển khởi động và dừng máy bơm tự động. Hai phương thức điều khiển này có thể sử dụng riêng từng phương thức và cũng có thể sử dụng liên hợp. Tức là khi mức dung dịch ở vị trí thấp nhất, bộ phận khống chế mức dung dịch phát ra tín hiệu để khởi động máy bơm. Khi mức dung dịch tăng lên, áp lực cũng tăng theo. Khi đạt đến giới hạn trên cho phép của đồng hồ áp lực, nhờ có tiếp điểm điện mà đồng hồ áp lực sẽ phát ra tín hiệu điều khiển dừng bơm.

Một phần của tài liệu Giáo trình thiết bị cơ khí xưởng luyện thép lò điện (Trang 132 - 134)