Những nhân tố ảnh hưởng tới việc kinh doanh của công ty

Một phần của tài liệu Chiến lược sản phẩm cho khách hàng công nghiệp tại Công ty Nhựa cao cấp Hàng Không (Trang 27 - 32)

II. Tổng quan về Công ty Nhựa cao cáp Hàng không

2. Những nhân tố ảnh hưởng tới việc kinh doanh của công ty

2.1. Môi trường vĩ mô

2.1.1. Môi trường kinh tế

Công ty hiện hoạt động trong môi trường kinh tế khá thuận lợi về mặt vĩ mô. Trong những năm qua Việt Nam đã mở cửa và tham gia hội nhập cùng thế giới, là thành viên của ASEAN được đánh giá là một nước có môi trường kinh doanh an toàn và hấp dẫn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, mức tăng GDP trong năm 2001 là 7%, mức sống của người dân tuy còn thấp nhưng đang trên đà phát triển.

Đối với môi trường trong ngành nhựa, việc mỗi người dân tiêu dùng 15kg/người/năm là còn thấp so với các nước có điều kiện tương tự cho thấy tiềm năng của ngành nhựa để phát triển là rất lớn, người dân Việt Nam hiện vãn là những người có thu nhập thấp nên việc tiêu dùng sản phẩm nhựa thay thế cho các sản phẩm làm từ nguyên liệu khác là điều tất yếu. Bởi vậy công ty đang ở trong một môi trường kinh tế rất tốt, nó là cơ hội để cho công ty mở rộng và phát triển.

2.1.2. Môi trường công nghệ: Sự phát triển của nền kinh tế kéo theo sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đặc biệt hàng loạt công nghệ của nước ngoài được chuyển giao và được sử dụng một cách có hiệu

quả. Ngành cơ khí là một ngành ứng dụng rất sâu của khoa học nghiên cứu, vì vậy sản phẩm cơ khí đựoc sản xuất ra là những máy móc sản xuất với tốc độ và chất lượng cao, máy móc sản xuất của ngành nhựa cũng không thể nằm ngoài sự ứng dụng của ngành cơ khí. Mọi máy móc trang thiết bị ngành nhựa đều được chuyển giao với chất lượng tốt, công nghệ hiện đại vì thế sản xuất ra được những sản phẩm đạt chất lượng cao.

2.1.3. Môi trường chính trị - luật pháp

Chính trị ổn định là điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nó tạo ra cảm giác an toàn cho các nhà đầu tư, là điều kiện để phát triển nền kinh tế.

Việc bổ sung nhiều điều luật, bộ luật vào hệ thống luật pháp là điều nên làm đối với nước ta, nó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đặc biệt nhờ vào các chính sách nhà nước khuyến khích người dân chỉ tiêu và sử dụng các sản phẩm trong nước, tất cả mọi điều này là điều kiện cho công ty nhựa cao cấp hàng không.

2.1.4. Các môi trường khác

Ngoài ba môi trường nói trên, môi trường nhân khẩu học, môi trường tự nhiên, môi trường văn hoá xã hội luôn có sự ảnh hưởng tới công ty mặc dù nó không lớn.

Ngày nay với sự phát triển của nền kinh tế kéo theo sự phát triển của các khu đô thị, nhiều khu đô thị lớn được mở ra, nhiều khu công nghiệp được dựng nên, đây chính là những vùng có nhiều khách hàng công nghiệp là nhà sản xuất bởi vậy môi trường nhân khẩu học cũng có sự ảnh hưởng đến công ty (vì trong môi trường nhân khẩu học nó

bao gồm cả việc phân bố lại lực lượng sản xuất, phân vùng lãnh thổ, các khu kinh tế).

Việc sản xuất sản phẩm từ các nguyên vật liệu là phế thải được các công ty nhựa áp dụng thường xuyên vì sự thiếu hụt nguồn nguyên vật liệu thô, sự gia tăng chi phí từ việc nhập nguyên vật liệu ở nước ngoài.

2.2. Môi trường cạnh tranh

* Khách hàng: Khách hàng của công ty bao gồm khách hàng tiêu dùng và khách hàng công nghiệp

Sơ đồ 2: 5 lực lượng cạnh tranh

Các đối thủ tiềm ẩn Trong ngành Người cung cấp Khách hàng Sản phẩm thay thế Nguy cơ có các đối thủ cạnh tranh mới Các đối thủ cạnh tranh Khả năng cạnh tranh Khả năng ép giá Nguy cơ có bị các sản phẩm (dịch vụ) thay thế

Hiện nay công ty đã nhận thức đượcnếu doanh nghiệp nào biết khai thác và đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất thì doanh nghiệp đó sẽ đạt được thắng lợi trong kinh doanh. Chính vì thế đối với khách hàng công nghiệp là thị trường chính của công ty, công ty luôn tìm cách nhận biết nhu cầu đáp ứng và khai thác nhu cầu của họ, nhưng với cuộc chiến giành giật những khách hàng tiềm ẩn công ty chưa có một chính sách phù hợp mà một số đối thủ lớn của công ty như Công ty nhựa Tiền phong, nhựa Song long đã đi trước trong vấn đề này, họ từng bước chiếm được lòng tin của các khách hàng tiềm ẩn của công ty cũng như của ngành nhựa nói chung.

* Các đối thủ cạnh tranh trong ngành (người cung cấp)

Những đối thủ lớn của công ty trong ngành nhựa có một nguồn lực rất to lớn do vậy khả năng cung ứng của các đối thủ này rất lớn cả về số lượng, quy mô, chất lượng…

Ngoài ra công ty còn phải đối mặt với hơn 600 đối thủ cạnh tranh của ngành, trong đó có khá nhiều đối thủ có khả năng có đủ ngân sách để thực hiện chiến lược khác biệt hoá sản phẩm và hàng loạt đối thủ có khả năng đa dạng hoá sản phẩm với những sản phẩm tiêu chiếm lĩnh các đoạn thị trường (với các đối thủ nhỏ); chiếm lĩnh nhiều đoạn thị trường. Sau đó chiếm lĩnh thị trường (với các đối thủ lớn).

* Các đối thủ tiềm ẩn: đặc điểm của ngành nhựa là một ngành rất dễ gia nhập bởi vậy khi ngành nhựa bắt đầu phát triển đến nay, nhiều công ty sản xuất nhựa được dựng lên, có một số công ty có quy mô lớn, có nguồn lực mọi mặt đều khá như về công nghệ chế tạo, tài chính nhân lực… Đây chính là một số công ty sẽ trở thành đối thủ

tiềm ẩn của công ty ở hiện tại và là đối thủ cạnh tranh của công ty trong tương lai.

Ngoài ra khi nước ta gia nhập CEPT, AFTA ngành nhựa lại có thêm các đối thủ trong khu vực, khi đó chắc chắn sẽ xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh của công ty, đặc biệt sự cạnh tranh sẽ càng khốc liệt bởi ngành nhựa không còn có sự bảo hộ của chính phủ, phải tự mình gánh vác đưa ngành nhựa đi lên.

* Sức ép từ phía người cung cấp:

Do tính chất thay thế của các yếu tố đầu vào là khó, nguyên vật liệu của ngành trong nước chưa có đủ khả năng sản xuất bởi vậy phải nhập từ nước ngoài vì vaạy nó ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của ngành và của công ty nhựa cao cấp hàng không.

Việc một số công ty nước ngoài độc quyền cung cấp nguyên vật liệu cho ngành nhựa đã làm nâng vị thế của những công ty nước ngoài này.

* Sức ép của các sản phẩm thay thế:

Công nghệ kỹ thuật khoa học phát triển, các sản phẩm được làm từ nguyên liệu nhôm, đồng… sẽ ngày càng có chất lượng cao và giá cả sẽ ngày càn phù hợp điều này tác động không nhỏ tới quá trình tiêu thụ sản phẩm của công ty.

Mô hình trên chính là mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter, qua sự phân tích của mô hình ta có thể thấy được Công ty nhựa cao cấp Hàng không đang bị sự cạnh tranh của ai, tương lai sự cạnh tranh sẽ diễn ra theo chiều hướng khốc liệt hơn hay sẽ giảm sự khốc liệt này.

Một phần của tài liệu Chiến lược sản phẩm cho khách hàng công nghiệp tại Công ty Nhựa cao cấp Hàng Không (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w