Host link: dùng để ghép nối máy vi tính với PLC qua cáp nối RS-232C Nếu muốn ghép một máy vi tính với nhiều PLC ta phả

Một phần của tài liệu Bộ điều khiển logic lập trinh được pot (Trang 55 - 58)

C: trị đặt SV, nhị phân

9.12.2Host link: dùng để ghép nối máy vi tính với PLC qua cáp nối RS-232C Nếu muốn ghép một máy vi tính với nhiều PLC ta phả

RS-232C. Nếu muốn ghép một máy vi tính với nhiều PLC ta phải dùng bộ chuyển đổi RS-232 ↔RS-485 cho phép ghép với tối đa 32 PLC.

Thông qua host link có thể dùng máy tính để lập trình cho PLC hay đọc ghi bộ nhớ của PLC, từ PLC có thể truyền thông tin cho máy tính dùng lệnh TXD.

Đặt cấu hình dùng DM6645 với cấu hình chuẩn là 0000. Nếu dùng RS-422/485 thì mỗi PLC được đánh số nút từ 0000 đến 0031 trong DM6648.

Máy tính truyền tin đến PLC theo dạng sau:

Một khổ truyền dài tối đa 131 ký tự, nếu dài hơn 131 thì tách ra nhiều khổ, mỗi khổ kết thúc bằng ↵ (CHR$ (13)). Khổ cuối kết thúc bằng *↵.

FCS (frame check sequence) là kết quả phép EXCLUSIVE OR các byte truyền từ đầu đến trước FCS và đổi thành hai ký tự ASCII. Khi nhận thông tin, máy tính hay PLC tính FCS rồi so sánh với FCS đã nhận.

Tính: EXOR @ 01000000 1 00110001 0 00110000

FCS 01000001

4 1

Khi nhận được thông tin từ máy tính, PLC tương ứng sẽ trả lời theo khổ sau:

End code cho biết kết quả giao tiếp. Nếu giao tiếp tốt đẹp thì End code là 00.

Bảng đầy đủ các lệnh truyền từ máy tính đến PLC mời độc giả đọc tài liệu tham khảo của PLC OMRON.

PLC CQM1 cũng có thể chủ động truyền thông tin cho máy tính dùng lệnh TXD.

TXD đổi các byte nhị phân từ S đến S+N/2-1 ra mã ASCII, mỗi byte nhị phân đổi thành hai byte ASCII và truyền theo chuẩn qui định bởi C. Nội dung của C thay đổi tuỳ theo cách thức truyền và cổng nối tiếp, trường hợp đơn giản nhất là C= #0000, byte cao nhất của S được truyền đầu tiên. Khi muốn truyền phải kiểm tra bit AR0805 (cờ báo truyền xong) là ON mới được truyền. Khi lệnh TXD được thực hiện sẽ truyền theo dạng sau:

Một phần của tài liệu Bộ điều khiển logic lập trinh được pot (Trang 55 - 58)