Chiến lược phát triển ngành Giao thông Vận tải

Một phần của tài liệu Cảng biển và dịch vụ cảng biển ở Việt Nam (Trang 46 - 48)

III. Bài học từ dịch vụ cảng và mô hình quản lí cảng Singapore

1. Tầm quan trọng và tính thiết yếu của quy hoạch

2.3. Chiến lược phát triển ngành Giao thông Vận tải

Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội đất nước trong giai đoạn tới theo các mục tiêu chiến lược đề ra, ngành GTVT nói chung phải được đầu tư phát triển đi trước một bước và có tỉ lệ phát triển cao hơn nhịp điệu phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế Quốc dân, trong đó hệ thống cảng biển được xem là những đầu mối giao lưu giữa các phương thức vận tải đường sắt, bộ thuỷ chiếm vị trí khá quan trọng trong việc giao lưu hàng hoá giữa các vùng kinh tế

trong nước, trong nước với nứơc ngoài. Có thể xem đây là một động lực kích thích sự phát triển chung của nền Kinh tế Quốc dân.

Cùng với việc đầu tư chiều sâu, củng cố nâng cấp hệ thống GTVT hiện có, đặc biệt chú trọng đầu tư tập trung cho các công trình mới mang tính chiến lược, những hành lang trọng điểm,…tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển, tạo môi trường tốt cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, tạo sự liên kết chặt chẽ công nghiệp với nông nghiệp và giữa các vùng kinh tế trong nước với nhau. Hình thành các khu đầu mối trung tâm bao gồm: các cửa khẩu hàng không, hàng hải làm cầu nối kinh tế giao lưu đối ngoại với thị trường quốc tế.

Về vận tải đường bộ, đường sắt, hiện nay nước ta đang nâng cấp các tuyến đường quốc lộ xuyên Bắc – Nam, đồng thời châu Á cũng đang xúc tiến xây dựng một số trục đường xuyên Á nối liền giữa các nước Việt Nam – Lào – Campuchia – Thái Lan. Đây là những tuyến giao thông quan trọng có khả năng mở rộng giao lưu hợp tác kinh tế giữa nước ta với nước khác trong vùng và mở rộng vùng hấp dẫn của các cảng khu vực miền Trung nước ta, nối một số vùng kinh tế Thái Lan, Lào, Campuchia với các nước Bắc Á, Đông Á thông qua phương thức vận tải liên hợp đường bộ - đường biển.

Về vận tải đường biển, để đáp ứng nhu cầu về phát triển kinh tế, ngành cũng có những mục tiêu phát triển như sau:

Phòng , Cái Lân), miền Trung (Đà Nẵng, Dung Quất, Quy Nhơn), và miền Nam (Sài Gòn, Vũng Tàu, Thị Vải).

-Phát triển đội tàu có quy mô, chất lượng, cơ cấu hợp lí với tổng trọng tải từ 1.2 – 1.5 triệu tấn /năm năm 2000 lên 4.5 – 5.5 triệu tấn /năm năm 2010.

Tóm lại, những chiến lược phát triển trên có tác động trực tiếp đến nhu cầu vận chuyển hàng hoá trên các phương tiện vận tải, trong đó hệ thống cảng biển giữ vai trò đầu mối giao lưu cho mọi phương thức hoạt động và cần đi trước một bước nhằm kịp thời đáp ứng yêu cầu phát triển chung của nền kinh tế. Do đó quy hoạch hệ thống cảng biển cần kết hợp với các ngành để dự báo nhu cầu luân chuyển hàng hoá và phát triển cho hợp lí.

Một phần của tài liệu Cảng biển và dịch vụ cảng biển ở Việt Nam (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w