Thực trạng phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản giai đoạn từ năm 1992 đến nay.

Một phần của tài liệu Đề tài: "Quan hệ Thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản thực trạng và giải pháp'' pot (Trang 29 - 33)

Thực trạng quan hệ thương mại việt nam nhật bản từ năm 1992 đến nay

2.2.2Thực trạng phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản giai đoạn từ năm 1992 đến nay.

Bản giai đoạn từ năm 1992 đến nay.

Như đã phân tích ở trên, quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản ngày càng phát triển, nhất là từ năm 1992 trở lại đây, do chính sách hợp tác hữu nghị, đã làm cải thiện thông thoáng hơn, sau khi có sự kiện Phía Nhật Bản đã chính thức nối lại viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam vào tháng 11/1992. Đặc biệt là sau một loạt các sự kiện quan trọng trong hai năm 1994 và 1995: Mỹ huỷ bỏ chính sách cấm vận thương mại chống Việt Nam vàn tháng 7/1995; Việt Nam gia nhập ASEAN cũng vào tháng 7/1995 thì các quan hệ kinh tế, đặc biệt là quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản càng được phát triển mạnh mẽ và sôi động hơn.

Nếu tính từ năm 1986, là năm khởi đầu công cuộc đổi mới với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước mới ở mức rất khiêm tốn chỉ có 272 triệu USD, thì sau 5 năm đổi mới, năm 1991 con số đó đã lên tới 879 triệu USD tăng gần gấp 3,2 lần đến năm 2001 đã là 4.690 triệu USD tăng gấp 5,3 lần so với năm 1991. Năm 2003 trong 6 tháng đầu năm, xuất khẩu

sang Nhật đạt 1.370 triệu USD (tăng 32,9 % so với cùng kỳ năm 2002) với các mặt hàng xuất khẩu chính là đồ thủy sản, dầu thô và các sản phẩm dệt may. Đặc biệt là các sản phẩm từ sữa. Nhập khẩu 6 tháng đầu năm từ Nhật đạt 1.470 triệu USD (tăng 2,98 % so với cùng kỳ năm 2002) các mặt hàng nhập khẩu chính là máy móc, thiết bị và phụ tùng máy móc thiết bị, sắt/thép, máy tính và các linh kiện máy tính

Bảng 5: Tỷ trọng kim ngạch XNK Việt – Nhật trong tổng kim ngạch XNK của Nhật Bản thời kỳ 1992 – 2003

(đơn vị: triệu USD)

Năm XNK Việt – Nhật Tổng kim ngạch XNK của Nhật Bản Tỷ trọng (%) 1992 1,321 573.395 0,23 1993 1,708 603.349 0,28 1994 1,994 671.251 0,3 1995 2,637 776.617 0,34 1996 3,160 760.627 0,42 1997 3,481 759.958 0,46 1998 3,262 624.700 0,52 1999 3,600 825.769 0,44 2000 4,653 925.926 0,50 2001 5,725 914.119 0,63 2002 4,950 2003* 2,840

(Nguồn : Tổ chức xúc tiến mậu dịch Nhật Bản JETRO) Ghi chú: (*) - Tính trong 6 tháng đầu năm

Từ Bảng 4, cho ta thấy tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt – Nhật trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Nhật Bản tăng rõ rệt trong từng năm. Điều đó thể hiện mối quan tâm của Nhật Bản đối với thị trường Việt

Nam và triển vọng của mối quan hệ thương mại này. Những bảng số liệu trên cũng cho thấy thương mại của Nhật Bản với Việt Nam chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ bé 0,63 % năm 2001, nhỏ hơn rất nhiều so với tỷ trọng các nước như Trung Quốc là 13,2 %; Singapore là 2,9 %; Malaysia là 2,7%; Thái Lan là 2,6%; Philippin là 1,7%. Trong khi đó, bảng 5 lại cho thấy tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Việt – Nhật trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam lại khá cao, chiếm tỷ trọng trung bình 15,7%. Điều này phản ánh sự phụ thuộc khá lớn của Việt nam trong quan hệ thương mại với Nhật Bản. Chỉ cần một thay đổi nhỏ trong nền kinh tế Nhật Bản sẽ dẫn đến những thay đổi lớn cho Việt Nam.

Bảng 6: Tỷ trọng kim ngạch XNK Việt Nam – Nhật Bản trong tổng kim ngạch XNK của Việt Nam thời kỳ1992 – 2003

(Đơn vị: triệu USD)

Năm KNXNK Việt –

Nhật

Tổng KNXNK của Việt Nam

Tỷ trọng(%) 1992 1.321 5.112 25,79 1993 1.708 6.909 24,72 1994 1.994 9.880 20.18 1995 2.637 13.604 19,38 1996 3.160 18.400 17,17 1997 3.418 20.777 16,75 1998 3.262 20.746 15,72 1999 3.600 23.159 15,54 2000 4.653 29.508 15,77 2001 5.725 31.200 18,35 2002 4.950 36.400 13,50 2003* 2.840 22.000 12,90

(Nguồn : Tổ chức xúc tiến mậu dịch Nhật Bản JERTRO) Ghi chú (*): Tính trong 6 tháng đầu năm

Tuy nhiên, đáng lưu ý là tỷ trọng KNXNK Việt – Nhật trong tổng KNXNK của Việt Nam lại tăng giảm thất thường.

Tình trạng đó là do một số nhân tố chủ yếu sau gây nên:

* Tình trạng quan liêu giấy tờ, sự mập mờ trong các chính sách vẫn còn đè nặng mà nhà nước ta chưa có những biện pháp triệt để nhằm thúc đẩy sự phát triển thương mại. Đây là, lực cản lớn đối với tiềm năng phát triển quan hệ hợp tác thương mại song phương Việt – Nhật. Không những thế, về phía Nhật Bản, họ cho biết: khá nhiều nhà doanh nghiệp Nhật Bản muốn hợp tác với các nhà doanh nghiệp Việt Nam trong liên doanh đầu tư phát triển sản xuất và thương mại, đặc biệt là tập trung vào khai thác những lợi thế so sánh sẵn có của Việt Nam, để phát triển các mặt hàng có thể xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. song họ còn e ngại môi trường đầu tư và kinh doanh ở Việt Nam còn có những vấn đề gây hạn chế bất cập cho họ. trong đó có sự e ngại về sự hay thay đổi chính sách và thủ tục hành chính còn quá nhiều phiền phức của Việt Nam (mặc dù, sự thay đổi chính sách của Chính phủ ta là; làm đơn giản thủ tục hành chính. nhưng sự thay đổi này, luôn diễn ra hàng năm gây ra tâm lý nghi ngờ…). Đây rõ ràng là một trở ngại lớn mà phía Việt Nam cần có giải pháp kịp thời khắc phục ngay;

* Cho đến nay, nhiều nhà doanh nghiệp Việt Nam thiếu chủ động trong việc thanh toán nợ thương mại cho các doanh nghiệp Nhật Bản. Trong khi đó, Chính phủ Việt Nam lại chưa có những chính sách, biện pháp để giải quyết cho nhanh chóng, rõ ràng vấn đề này. Đây cũng là những đề bức bách mà các nhà doanh nghiệp Nhật Bản đang mong chờ sự hỗ trợ giải quyết của Chính phủ Việt Nam.

* Mặc dù, quan hệ hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam – Nhật Bản đã có một tiến trình phát triển khá lâu dài. Hai bên đã là bạn hàng tin cậy của nhau trong nhiều năm qua. nhưng cho đến nay phía Việt Nam vẫn chưa có các văn phòng xúc tiến thương mại của Chính phủ, khiến cho hoạt động

thương mại của Việt Nam với Nhật Bản cũng bị hạn chế đi rất nhiều. Chính phủ Việt Nam vẫn phó thác việc này cho các tham tán thương mại tại sứ quán của mình ở Nhật Bản.

* Cơ sở vật chất của ngành ngoại thương Việt Nam còn quá nghèo nàn lạc hậu. chính vì vậy, đã không đủ để đáp ứng được những đòi hỏi của hoạt động buôn bán quốc tế, nhất là các cơ sở hạ tầng như kho chứa hàng, các cảng còn chật hẹp, thiết bị bốc dỡ thô sơ, ít được nâng cấp…không đảm bảo cho các phương tiện vận tải hiện đại như tàu bè của các bạn hàng nước ngoài khi cập bến, cảng…

* Sự thiếu hụt đội ngũ chuyên gia thương mại có năng lực, trình độ ngoại ngữ, ngoại giao kinh tế và kinh nghiệm chuyên môn trong không ít các công ty xuất nhập khẩu của Việt Nam đã làm hạn chế nhiều tới kết quả của các cuộc đàm phán, thương lượng để ký kết hoặc triển khai thực thi các hợp đồng thương mại. do đó, làm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của các hoạt động kinh doanh giữa đôi bên. Hạn chế này, cũng cần phải khắc phục nhanh, và nó trực tiếp liên quan đến việc đào tạo, giáo dục…. đòi hỏi, Chính phủ ta cần phải quan tâm nhiều hơn nưa trong việc đổi mới lại, nâng cao công tác giáo dục, đào tạo và tuyển chọn những người có năng lực, trình độ cũng như kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh thương mại.

Để có thể hiểu rõ hơn về sự tăng giảm thất thường của việc xuất nhập khẩu hàng hoá này, cũng như thực trạng quan hệ buôn bán Việt – Nhật, chúng ta hãy đi xem xét hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu Đề tài: "Quan hệ Thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản thực trạng và giải pháp'' pot (Trang 29 - 33)