TRUYỀN ÂM THANH TRÊN MẠNG LAN
V.3 THIẾT KẾ GIAO DIỆN CHƯƠNG TRÌNH CPHONE
Chương trình thực hiện với điều kiện hai máy đàm thoại phải cùng chạy chương trình ứng dụng này.
Giao diện chính của chương trình :
Bắt đầu Kết thúc Lấy một khung tiếng nói từ buffer truyền Buffer truyền có dữ
Truyền theo giao thức TCP đúng sai Bắt đầu Kết thúc Dùng giao thức TCP Lấy gói tin đúng sai Kích hoạt modul giải mã Có goi tin chưa nhận
Hình V.8 Giao diện chương trình CPhone
Khi muốn bắt đầu cuộc đàm thoại, người sử dụng vào menu kết nối và click vào nhập IP. Điều này sẽ gọi hàm tạo kết nối giữa hai máy PC, hàm này hiển thị cửa sổ yêu cầu người sử dụng nhập vào IP của máy cần kết nối. Sau khi đã nhập xong click connect, một thông điệp yêu cầu kết nối sẽ gửi đến máy cần kết nối.
Hình V.9 Nhập địa chỉ IP
Nếu không có tín hiệu thì chưa cho phép quá trình đàm thoại. Khi có tín hiệu phản hồi thì các hàm khởi động sound card, card mạng và socket được gọi và thực hiện cuốc đàm thoại.
Hình V.10 Cuộc đàm thoại đang được thực hiện
IV.4 KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM&NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH
Môi trường thử nghiệm đồ án này là mạng LAN, sử dụng công nghệ Ethernet 10 Mbps. Hiện tại truyền dữ liệu giữa các máy tính trong mạng LAN còn rất ít, phần lớn các tài nguyên về dải thông của mạng còn chưa sử dụng. Phần giải thông còn lại này là rất lớn để truyền tín hiệu tiếng nói, cũng vì lý do này nên độ trễ point – to – point trong mạng nhỏ và tương đối đồng đều (hầu hết < 10ms), giá trị này rất nhỏ so với mức chấp nhận được là 200ms. Vì chất lượng của cuộc đàm thoại trong trường hợp này hầu như chỉ phụ thuộc vào chất lượng của sound card.
IV.4.2 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
Qua thử nghiệm, em thấy chất lượng tiếng nói đầu ra không có gì khác biệt so với chất lượng tiếng nói đầu vào, chất lượng âm thanh sau khi truyền là có thể chấp nhận được. Như du sao đó chỉ là đánh giá qua cảm nhận của tai chúng ta mà thôi nên chưa thể khảng định được chất lượng tiếng nói sau khi truyền có đạt tiêu chuẩn cho phép hay không. Nếu sử dụng các máy đo các thông số liên quan đến chất lượng tiếng nói, phương pháp này đảm bảo đánh giá chính xác chất lượng tiếng nói trong điều kiện chấp nhận được. Nhưng luận văn này mới chỉ dừng lại ở mức độ đồ án tốt nghiệp và do điều kiện không cho phép nên chưa có thể có được các thiết bị đo các thông số của tiếng nói. Vì vậy, chưa thể đánh giá chất lượng âm thanh một cách chính xác được.
So với một số dịch vụ truyền âm thanh thoại hiện nay như : VoIP (dịch vụ 171) , Internet Telephony thì chất lượng âm thanh tốt hơn. Vì mô hình Cphone chỉ ứng dụng trên mạng cục bộ nên tốc độ đường truyền rất cao, mặt khác khoảng cách rất ngắn. Tuy nhiên độ trễ còn rất lớn song với mạng cục bộ thì vấn đề này vẫn có thể chấp nhận được. Còn đối với các dịch vụ 171 hay Internet Telephony hiện nay thì chất lượng âm thanh giai đoạn đầu nói chung không đạt được mong muốn đối với người sử dụng nhưng hiện tại chất lượng âm thanh đã được cải thiện đáng kể và đặc biệt các ứng dụng này ngày càng được đưa vào phục vụ cuộc sống.
KẾT LUẬN
Đồ án tốt nghiệp đã hoàn thành các nhiệm vụ đề ra trong phạm vi cho phép. Do điều kiện về thời gian cùng như trình độ còn hạn chế nên đồ án này dừng lại ở mức nghiên cứu một số phương pháp mã hoá tiếng nói và một số giao thức truyền tín hiệu
trên mạng Internet như TCP/IP, UDP. Trên cơ sở đó xây dựng phần mềm thử nghiệm truyền tiếng nói thoại trên mạng LAN.
Đồ án này của em sử dụng các hàm có sẵn trong môi trường SDK từ đó xây dựng ứng dụng CPhone có thể liên kết hai máy lại và thực hiện quá trình trao đổi âm thanh.
Phần thử nghiệm mới chỉ dừng lại ở việc xây dựng một ứng dụng truyền tiếng nói giữa 2 thực thể PC theo giao thức TCP/IP và tiếng nói mới chỉ được mã hoá theo phương pháp PCM nên tỷ số nén và tốc độ truyền chưa cao. Mặt khác, do mới chỉ đánh giá được chất lượng tiếng nói theo phương pháp chủ quan nên chưa khảng định được điều gì về độ trễ và chất lượng tiếng nói sau khi truyền. Thế nhưng những gì đạt được trong đồ án này chủ yếu là nhằm giúp em có thể nắm bắt được vững hơn về mặt lý thuyết cũng như nắm quyền kiểm soát, quyền điều khiển ứng dụng trong thực tế, các kết quả này rất qua trọng và hữu ích cho mọi hoạt động nghiên cứu sau này cho dù những nội dung trong bài luận văn và phần thử nghiệm chưa được đầy đủ và hoàn chỉnh như mong muốn.
Hiện nay, mô hình truyền tiếng nói trên mạng(VoIP) đang được nghiên cứu và phát triển mạng trên thế giới nói chung và nước ta nói riêng, nhưng đây vẫn là một vấn đề rất mới, đặc biệt hiện này đã ứng dụng được cho mạng Internet. Qua thử nghiệm cho thấy hướng nghiên cứu có thể tiếp tục nâng cấp để đưa vào sử dụng, trước tiên với mô hình nhỏ là dùng cho mạng cục bộ trong các phòng ban. Từ đó có thể phát triển và đưa vào sử dụng trên diện rộng nhăm tăng chất lượng các cuộc đàm thoại, giảm giá thành cuộc gọi và để thương mại hoá sản phẩm. Về lâu dài thì có thể nghiên cứu, xây dựng các bộ giải mã cho ngôn ngữ tiếng việt; nghiên cứu ghép thêm các modul nhằm tạo các cuộc đàm thoại mật để đảm bảo an toàn cuộc gọi.