Điều tra và thu mẫu

Một phần của tài liệu LVTN_DIEU TRA HIEN TRANG BENH Tristeza VA BENH VANG LA Greening (Trang 26 - 27)

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Thời gian và địa điểm

2.3.1 Điều tra và thu mẫu

Tiến hành điều tra theo giống trồng tại các địa điểm tiêu biểu, mỗi giống điều tra trên 10 vườn (10 phiếu) ngẫu nhiên cĩ diện tích > 1000 m2, cĩ điều tra bổ sung ở một sốđiểm nhất định trong các địa phương đĩ.

Cu thể ở các địa điểm như sau:

+ Tiền Giang: Châu Thành và Cái Bè (Cam sành, bưởi)

+ Vĩnh long: Bình Minh (Bưởi năm roi), Tam Bình và Trà Ơn (Cam sành). + Đồng tháp: Lai Vung (Quýt tiều).

+ Cần thơ: Long Tuyền – Tp Cần thơ (Chanh tàu).

Phương pháp thực hiện chủ yếu phỏng vấn trực tiếp nơng dân theo phiếu đã chuẩn bị sẵn bao gồm nguồn gốc giống, phương thức nhân giống, điều kiện canh tác,... (Phiếu điều tra đính kèm).

Sau khi phỏng vấn nơng dân, tiến hành điều tra cụ thể tình hình bệnh trên vườn, cĩ nhận xét chung về tình hình bệnh trên vườn, ghi nhận chỉ tiêu đối với từng đối tượng như bệnh vàng lá Greening, bệnh Tristeza và bệnh vàng lá thối rể bệnh héo lá chết cây do nấm Clitocybe tabessens, chọn ngẫu nhiên một lơ (liếp) để xác định tỷ lệ bệnh.

Bảng 2.1. Mức độ bệnh được đánh giá theo Aubert, 1994. Cấp độ bệnh Số lượng cây trong vườn

bị nhiễm 0 Khơng bệnh + Bệnh <= 5% ++ Bệnh 6-25% +++ Bệnh 26-50% ++++ Bệnh 51-75% +++++ Bệnh >75%

+ Đối với bệnh vàng lá Greening và bệnh Tristeza: Do bệnh cĩ tác nhân là vi khuẩn gam âm và virus sống trong hệ thống mạch dẫn của cây nên khơng thể đo đếm

mà chủ yếu dựa vào triệu chứng hiện diện trên cây, cành và lá (nhưđược mơ tả trong phần lượt khảo tài liệu) để xác định cây bệnh.

+ Đối với các bệnh vàng lá thối rễ: Do bệnh hiện diện ở gốc, rễ cây và phần bên dưới đất nên khơng thể quan sát hay đào rễđể xác định trên từng cây hay từng vườn, mà chủ yếu cũng dựa vào triệu chứng hiện diện trên cành và lá.

Một phần của tài liệu LVTN_DIEU TRA HIEN TRANG BENH Tristeza VA BENH VANG LA Greening (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)