Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhân giống các dòng Bạch đàn lai UE35 và UE56 giữa Eucaliptus urophylla và E. exsertar bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào (Trang 41 - 42)

Sơ đồ nghiên cứu giống nuôi cấy mô hai dòng Bạch đàn

UE35 và UE56 Dòng tuyển chọn

Tạo cây hom

Khử trùng mẫu

(Bằng dung dịch HgCl2 hoặc Ca (ClO)2 hay các hoá chất có tính diệt khuẩn khác ở các nồng độ khác nhau)

Tạo chồi ban đầu

(Xác định môi trường tái sinh chồi thích hợp)

Nhân chồi

(Xác định môi trường nhân chồi thích hợp được bổ sung các chất kích thích sinh trưởng như BAP và Kinetin ở các nồng độ khác nhau)

Tạo rễ

(Tạo rễ in-vitro: Xác định môi trường và phương pháp ra rễ hiệu quả)

Vƣờn ƣơm

* Cấy khởi động

Là giai đoạn khử trùng đưa mẫu vào nuôi cấy in vitro. Giai đoạn này cần đảm bảo các yêu cầu: Tỷ lệ nhiễm thấp, tỷ lệ sống cao, mô tồn tại và tái sinh tốt. Khử trùng mẫu bằng chất hoá học có hoạt tính diệt nấm khuẩn được tiến hành qua các bước:

 Rửa xà phòng loãng

 Rửa dưới vòi nước chảy

 Tráng nước cất

 Ngâm trong dung dịch khử trùng khoảng 5 - 15 phút

 Đổ bỏ dung dịch khử trùng, rửa lại bằng nước cất từ 3-5 lần

 Cấy mẫu vào môi trường tái sinh chồi ban đầu, các thao tác được thực hiện trong buồng cấy vô trùng

* Tạo và nhân nhanh chồi

Là giai đoạn kích thích mô cấy phát sinh hình thành nhiều chồi. Vấn đề là phải xác định được môi trường nuôi cấy và điều kiện nuôi cấy thích hợp để có hiệu quả cao nhất.

+ Tái sinh chồi ban đầu từ mẫu nuôi cấy: Tiến hành cấy trên các môi trường khác nhau như WPM, MS, MS*

(môi trường MS cải tiến), WV3, Litvay có bổ sung agar 7 g/l, đường 30 g/l và độ pH của các môi trường được điều chỉnh đến 6.

+ Nhân chồi: trên cơ sở thí nghiệm tái sinh chồi ban đầu, tiếp tục thử nghiệm môi trường tối ưu cho quá trình nhân nhanh chồi bằng cách thay đổi thành phần chất khoáng và sự có mặt của Cytokynin (BAP, Kinetin) riêng rẽ hay phối hợp.

+ Tạo rễ và huấn luyện: là giai đoạn chuyển chồi từ môi trường nhân nhanh sang môi trường tạo rễ để có thể hoàn chỉnh hoặc có thể ra rễ trực tiếp trên cát trong nhà kính. Chọn các chồi đủ tiêu chuẩn về chiều cao, chất lượng nuôi cấy trên các môi trường tạo rễ hoặc cho ra rễ trực tiếp, mục đích là để tìm ra môi trường thích hợp để tạo cây con hoàn chỉnh. Sau đó cây con được huấn luyện để thích nghi với điều kiện bên ngoài.

+ Đưa cây in vitro ra điều kiện bên ngoài: Để tìm giá thể thích hợp cho cây con có tỷ lệ sống cao khi đưa ra ngoài điều kiện tự nhiên tiến hành các thí nghiệm về thành phần ruột bầu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhân giống các dòng Bạch đàn lai UE35 và UE56 giữa Eucaliptus urophylla và E. exsertar bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)