4 Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu 22
5.1.2 Mô hình tương quan H/D 31
Với ưu thế giải tích thân cây, có thể tìm hiểu kĩ càng mối tương quan H/D vì giải tích là phương pháp đo tỉ mỉ, chuNn xác tình trạng cây sinh trưởng ra sao theo từng cấp kính cụ thể. Từ dãy số liệu D1.3, Hcc của 34 cây giải tích (phụ lục 3), sử
dụng các hàm tính toán thống kê trong phần mềm Excel, lựa chọn hàm theo nguyên tắc nêu trên để mô phỏng cho quan hệ. Giữa chiều cao với đường kính những cây trong lâm phần tồn tại mối quan hệ chặt chẽ. Prodan (1965) và Đồng Sĩ Hiền (1974)
đã thử nghiệm và đề nghị rất nhiều phương trình của nhiều tác giả như: Hohenadl (bậc 2), Michailoff (phương trình hàm mũ Mayer), Eckert,K.H (hàm logarit)...để
xây dựng mô hình quan hệ giữa chiều cao và đường kính của lâm phần cho thấy chúng đều thích hợp với kiểu rừng tự nhiên nước ta [4].
Kết quả mô phỏng tương quan chiều cao đường kính thể hiện trong phương trình sau:
H = 3.271* D0.526 (5.1)
Với R=0.936, F=227.282 với α<0.000 Mô hình (5.1) là cơ sởđể xác định gián tiếp H thông qua D1.3
5.1.3 Mô hình tương quan thể tích cây với chiều cao và đường kính thân cây V= f(D,H)
Sử dụng số liệu chi tiết từ 34 cây giải tích để mô phỏng thể tích cây theo
đường kính và chiều cao. Cây giải tích được đo đếm theo 10 phân đoạn bằng nhau, mỗi phân đoạn xác định đường kính Doi giữa đoạn của 1/10 chiều cao. Từ dãy số
liệu D1.3 , Hcc, Doi, tính toán Vgt, Dgt để tìm mô hình tương quan phù hợp giữa thể
dụng Excel để thiết lập các mô hình hồi quy tuyến tính: Tools/ Data Analysis/
Regression/ OK. Thực hiện các thao tác đổi biến sốđể đưa về dạng tuyến tính, chạy
hàm tuyến tính nhiều lớp và kiểm tra sự tồn tại của từng biến số bằng tiêu chuNn t, mô hình tương quan phù hợp nhất tìm được mô phỏng bằng phương trình sau:
V = 3.87967E-05 * D2.02062 *H1.0543 (5.2)
Với R = 0.997, F = 2731.65, ở mức sai α =1.4E-35 )
Mô hình V = f(D, H) là cơ sởđể gián định gián tiếp V theo hai nhân tố D, H cho cây rừng.