KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu Thạc sĩ nông nghiệp: NGHIÊN CỨU TẠO VẬT LIỆU KHỞI ĐẦU PHỤC VỤ CHỌN TẠO GIỐNG BẰNG KỸ THUẬT NUÔI CẤY BAO PHẤN Ở CÂY LÚA (Trang 89 - 91)

1. Kết luận

Từ kết quả “Nghiên cứu tạo vật liệu khởi đầu phục vụ chọn tạo giống bằng kỹ thuật nuôi cấy bao phấn ở cây lúa” có thể rút ra một số kết luận sau:

1.1. Kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm:

- Thời gian xử lý lạnh 7 ngày cho tỷ lệ sống cao nhất.

- Nồng độ chất khử trùng 1% cho tỷ lệ mẫu sống cao nhất.

- Công thức 4 bổ sung 1,5 mg 2,4 D/lit môi trƣờng hoặc 1,5mg BAP/l môi trƣờng thì cho tỷ lệ mẫu hình thành mô sẹo cao nhất.

- Môi trƣờng N6 cho tỷ lệ bao phấn tạo mô sẹo cao hơn môi trƣờng MS. - Công thức 3 (bổ sung 1,5 mg Kinetin/lit môi trƣờng) cho tỷ lệ mẫu hình thành chồi xanh cao nhất và tỷ lệ mẫu hình thành chồi bạch tạng thấp nhất.

- Công thức 2 (bổ sung 0,1 mg NAA/lit môi trƣờng) cho kết quả ra rễ tốt nhất.

- Yoshida là môi trƣờng thích hợp nhất cho thuần dƣỡng cây lúa trƣớc khi đƣa ra môi trƣờng tự nhiên.

1.2. Kết quả nghiên cứu ngoài đồng ruộng.

Có thể sử dụng Qui trình nuôi cấy bao phấn lúa từ kết quả nghiên cứu ở mục 3.1 để nuôi cấy tạo cây lúa hoàn chỉnh từ bao phấn lúa. Các dòng lúa tạo ra từ nuôi cấy bao phấn có khả năng sinh trƣởng tốt và cho năng suất cao, khả năng chống sâu bệnh và chống đổ tƣơng đối tốt, trong đó 4 dòng TN83, TN72, TN84, TN64 là các dòng có tiềm năng cho năng suất ở vụ mùa.

4.2. Đề nghị

- Tiến hành nghiên cứu một số chất khử trùng khác để tìm ra chất khử trùng tốt nhất với nồng độ thích hợp nhất cho bao phấn lúa.

- Nghiên cứu một số chất điều hoà sinh trƣởng khác ở dạng kết hợp cho từng giai đoạn của quá trình nuôi cấy. Nghiên cứu bổ sung một số thành phần khác vào môi trƣờng thuần dƣỡng để cây sinh trƣởng tốt hơn.

- Tiếp tục làm các thí nghiệm đánh giá về các đặc điểm nông sinh học, thời gian sinh trƣởng, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng lúa có triển vọng để có những kết luận chính xác hơn.

Cần tiến hành làm thí nghiệm đánh giá các dòng lúa có triển vọng ở những vùng sinh thái khác nhau vào các vụ tiếp theo để có những kết luận chính xác về khả năng thích nghi của các dòng triển vọng.

Một phần của tài liệu Thạc sĩ nông nghiệp: NGHIÊN CỨU TẠO VẬT LIỆU KHỞI ĐẦU PHỤC VỤ CHỌN TẠO GIỐNG BẰNG KỸ THUẬT NUÔI CẤY BAO PHẤN Ở CÂY LÚA (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)