Chiều cao đóng bắp (cm)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống ngô lai tại tỉnh Thái Nguyên (Trang 39 - 43)

- Bệnh: Theo dõi vào thời kỳ sau trỗ cờ: + Bệnh khô vằn(%): Đếm số cây bị bệnh.

3.2.2.2. Chiều cao đóng bắp (cm)

Cùng với chiều cao cây thì chiều cao đóng bắp cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình hình sinh trưởng, khả năng chống đổ, gẫy, chống chịu sâu bệnh và khả năng cơ giới hoá của các giống ngô. Những giống có chiều cao đóng bắp cao thì khả n ăng chống đổ kém. Tuy nhiên, nhưng giống có chiều cao đóng bắp thấp thì khả n ăng cơ giới hoá thấp, ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn, dễ bị sâu bệnh phá hoại. Chiều cao đóng bắp phụ thuộc vào đặc tính của giống và điều kiện canh tác, những giống có thời gian sinh trưởng ngắn thì có chiều cao đóng bắp thấp h ơn so với giống ngô có thời gian sinh trưởng dài. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy chiều cao đóng bắp của giống có thời gian sinh tr ưởng dài thường bằng khoảng 45-60% chềi u cao cây, những giống ngô có thời gian sinh tr ưởng ngắn thì chiều cao đóng bắp bằng khoảng 35-38% chiều cao cây. Nhìn chung, chiều cao đóng bắp tối ưu là bằng 1/2 chiều cao cây.

Qua bảng 3.3 cho thấy chiều cao đóng bắp của các giống ngô lai trong thí nghiệm biến động từ 68,8 - 141,6 cm (v ụ Thu Đông) và 83,5- 118,6 cm (v ụ Xuân).

Vụ Thu Đông, giống LS07 - 51 có chiều cao đóng bắp đạt cao nhất 141,6 cm và giống H06 - 5 có chiều cao đóng bắp đạt 118 cm, cao hơn giống đối

một cách chắc chắn ở độ tin cậy 95%. Hai giống H06 - 1 và CN07 - 2 có chiều cao đóng bắp thấp hơn giống đối chứng. Các giống còn lại có chiều cao đóng bắp dao động từ 94,2 - 115,9 cm, tương đương v ới giống đối chứng ở mức chắc chắn 95%.

Bảng 3.3. Một số chỉ tiêu về hình thái và sinh lý của các giống ngô lai tham

gia thí nghiệm trong vụ Thu Đông 2007 và vụ Xuân 2008

TT

Chỉ tiêu

Giống

Chiều cao cây (cm) CC đóng bắp (cm) Tỷ lệ CCcây/CC đóng bắp Thu Đông Xuân Thu Đông Xuân Thu Đông Xuân 1 SB-07-70 163,2 207,0 97,6 99,0 59,8 47,8 2 CN-07-1 164,1 218,8 94,2 102,8 57,4 47,0 3 H-06-1 147 , 3 191 , 4 70,6 , 5 83 47,9 43 , 6 4 TX-2003 166,0 213,3 94,2 105,8 56,8 49,6 5 LS-07-12 188,5 225,5 110,3 111,9 58,5 49,6 6 H-07-2 195,6 231,1 113,7 109,0 58,1 47,2 7 LS-07-51 213,1 236,2 141 , 6 118 , 6 66 , 5 50 , 2 8 KK-62 207,8 223,5 107,1 111,2 51,5 49,8 9 CH-06-8 197,3 235,6 98,4 116,0 49,9 49,2 10 H-06-5 227,4 238,2 118,0 113,0 51,9 47,4 11 BB-5 228 , 7 246 , 4 115,9 112,5 50,7 45,7 12 CN-07-2 149,0 203,2 68 , 8 100,0 46 , 2 49,2 13 Đ/C)LVN - 99 175,2 210,4 105,4 105,1 60,2 50,0 CV (%) 8,3 9,8 6,7 3,3 LSD0,05 25,8 37,24 11,6 5,86 (cm)

Ghi chú: CC cây: Chiều cao cây (cm); CC đóng bắp: Chiều cao đóng bắp

nhỏ hơn 50% là: H06 - 1; CN07 - 2. Giống KK- 62; CH-06-8; H-06-5; BB-5 có chiều cao đóng bắp bằng 1/2 chiều cao cây, do đó đảm bảo khả năng chống đổ tốt cho cây. Các gi ống còn lại đều có chiều cao đóng bắp/ chiều cao cây cao hơn 50%.

Vụ Xuân, giống LS-07-51 có chiều cao đóng bắp đạt 118,6cm cao nhất, tiếp đó là gối ng CH -06-8; H-06-5; BB-5; LS-07-12; KK-62 đều cao hơn đối chứng một cách chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Giống H-06-1 và SB-07-70 có chi ều cao đóng bắp thấp nhất đạt 83,5 cm và 99 cm thấp hơn so với đối chứng. Các giống còn lại có chiều cao đóng bắp tương đương với đối chứng (105,1 cm).

Tỷ lệ giữa chiều cao đóng bắp trên chiều cao cây của các giống dao động từ 43,6 - 50,2%. Giống có tỷ lệ chiều cao đóng bắp trên chiều cao cây nhỏ hơn 50% là SB-07-70; CN-07-1; H-06-1; H-07-2; H-06-5 và BB-5, nhỏ hơn đối chứng. Các giống còn lại trong thí nghiệm đều có chiều cao đóng bắp bằng 1/2 chiều cao cây và tương đương với đối chứng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống ngô lai tại tỉnh Thái Nguyên (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w