PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Khảo sát qui trình sản xuất giống tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) theo mô hình nước trong hở tại trại sản xuất giống Mỹ Thạnh Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang (Trang 28 - 30)

3.1 Thời Gian Và Địa Điểm

Đề tài được thực hiện từ ngày 15/4/2005 đến ngày 15/6/2005.

Địa điểm thực hiện là trại giống Mỹ Thạnh, quốc lộ 91, phường Mỹ Thạnh, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang; trực thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Sản Xuất Giống Thủy Sản Tỉnh An Giang.

3.2 Vật Liệu Và Trang Thiết Bị

Hệ thống bể chứa, bể ương.

Các dụng cụ phục vụ cho việc cho ấu trùng ăn, vệ sinh thay nước bể ương như: ống siphon, ống thay nước, túi lọc, xô, cân, vợt,…

Các dụng cụ dùng theo dõi môi trường nước ương  Nhiệt kế thủy ngân: đo nhiệt độ.

 Khúc xạ kế Refractometer, ATAGO, S100 do Nhật sản xuất: đo độ mặn.

 Test Chlorine: kiểm tra dư lượng Chlorine.

Các dụng cụ dùng cho việc thu hoạch ấu trùng: cân, vợt, thau,…

3.3 Phương Pháp Thu Số Liệu

3.3.1 Phương pháp theo dõi các yếu tố môi trường

Nhiệt độ được theo dõi ngày hai lần, sáng 7h – 8h, chiều 13h – 14h.

Độ mặn được theo dõi thường xuyên bằng khúc xạ kế. Theo dõi cả bể pha nước, bể chứa sau khi xử lý, bể ương ấu trùng.

Kiểm tra dư lượng Chlorine bằng test Chlorine, trước khi cấp nước vào bể ương.

Số lượng ấu trùng bố trí Mật độ ương =

Thể tích nước ương

Số tôm post thu được

Tỷ lệ sống = x 100% Số ấu trùng bố trí

3.3.2 Phương pháp theo dõi qui trình kỹ thuật nuôi

Tham gia chăm sóc trực tiếp các bể 6 – 16 của khu 2, theo dõi ghi nhận các bể còn lại.

Trao đổi với kỹ thuật viên và công nhân trực tiếp của trại.

Các dữ liệu về công trình, kỹ thuật sản xuất, kết quả được thu thập qua trực tiếp nghiên cứu.

3.3.3 Phương pháp xử lý số liệu

Các yếu tố độ mặn và dư lượng Chlorine được xử lý ngay sau khi theo dõi cho phù hợp yêu cầu, không bị biến động,

Các số liệu về nhiệt độ thu thập, được xử lý bằng Excel để vẽ đồ thị, xem giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình.

Công thức xác định lượng nước mặn dùng để pha nước (Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2003):

S1 x V1 = S2 x V2

Trong đó

S1: Độ mặn của nước mặn ban đầu.

V1: Thể tích của nước mặn ban đầu dùng để pha. S2: Độ mặn của nước muốn có.

V2: Thể tích của nước muốn có.

Lượng nước ngọt tính bằng 18m3 trừ lượng nước mặn pha. Cách xác định mật độ ương ấu trùng:

Một phần của tài liệu Khảo sát qui trình sản xuất giống tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) theo mô hình nước trong hở tại trại sản xuất giống Mỹ Thạnh Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)