Kiểm tra các công đoạn sản xuất

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy sản xuất acid glutamic tinh thể năng suất 800kg sản phẩmngày từ nguyên liệu là rỉ đường và tinh bột sắn (Trang 89 - 91)

8.2.1. Xử lý nguyên liệu

Trong quá trình thuỷ phân tinh bột và xử lý rỉ đường cần thường xuyên kiểm tra nhiệt độ, PH đảm bảo tỉ lệ thích hợp giữa axít và môi trường để đảm bảo hiệu suất cho quá trình.

+ Đối với thuỷ phân tinh bột đo dịch ra có nồng độ Be = 100 là đạt và pH= 1,5.

8.2.2. Phối chế dịch lên men

Cần kiểm tra tỉ lệ chất dinh dưỡng cho vào dịch trước khi đi thanh trùng.

Kiểm tra pH dung dịch trung tính để bảo đảm cho quá trình sau khi thanh trùng đem lên men ngay.

8.2.3. Lên men

Đây là giai đoạn qua trọng nhất trong quá trình sản xuất của nhà máy vì vậy cần kiểm tra thường xuyên và nghiêm ngặt.

Để đảm bảo quá trình lên men đạt hiệu quả cao phải chú ý khống chế các điều kiện kỹ thuật sau:

+ Nhiệt độ: luôn giữ ở 320C.

+ Áp suất: 1kG/cm2.

+ Lượng không khí: 30÷40m3/giờ cho 1m3 môi trường.

+ Cánh khuấy: đạt 180÷200 vg/ph.

+ Khi pH giảm đến 7 phải bổ sung urê ngay cho pH lên đến 8, bổ sung 1 nồi lên men gián đoạn 2÷3 lần.

+ Khi bọt nhiều phải tiếp dầu phá bọt để CO2 thoát ra dễ dàng.

* Các chế độ kiểm tra cần thiết trong giai đoạn này:

+ Nhiệt độ, lượng không khí, áp suất phải kiểm tra thường xuyên có chiều hướng thay đổi phải chỉnh ngay.

+ pH mỗi giờ kiểm tra một lần.

+ OD đo độ đục trên máy so màu thường đo vào các giờ thứ 0; 6; 12; 18. + Độ đường: phân tích xác định hàm lượng đường vào các giờ thứ 0; 6; 12; 18; 20; 24 và đến khi kết thúc. Xác định hàm lượng đường theo phương pháp Béctrăng

Nguyên lý: Dùng Kaliferoxianua và Kẽm axetat để tách đường ra khỏi mẫu.Sau đó dùng dung dịch Feling để nhận biết sự có mặt của đường, rồi dùng sắt(III)sunfat để loại lượng đồng oxyt tạo thành, sau đó dùng dung dịch thuốc tím để xác định hàm lượng đường có trong 100ml dịch mẫu.

+Urê bổ sung vào các giờ thứ 0; 6; 12.

+ Axít glutamic đo vào các giờ thứ 6; 12; 16; 20; 24; 28; 30 và kết thúc quá trình.

Qua số liệu theo dõi và phân tích, biểu diễn thông thường là hàm lượng đường giảm dần, axít glutamic tăng dần. Nhưng cá biệt có trường hợp lên men nửa chừng thì đường vẫn hao đều nhưng axít glutamic tạo ra không tăng, thậm chí còn giảm. Trong trường hợp đó cần xác định rõ nguyên nhân cho chính xác và quyết định biện pháp xử lý ngay, nếu chậm đường sẽ hao hết và axít tạo ra trong các giờ trước cũng hao hết.

Đề tài:Thiết kế nhà máy sản xuất acid glutamic tinh thể năng suất 800kg sản phẩm/ngày.

Nguyên nhân thông thường gây ra hiện tượng này là do dịch đã bị nhiễm trùng do không khí, urê hoặc dầu mang vào, loại tạp khuẩn này sống bằng axít glutamic và cùng tồn tại với vi khuẩn lên men, hai loại này không tiêu diệt lẫn nhau. Tuỳ tình hình cụ thể mà có hướng giải quyết, nếu axít glutamic tạo ra với hàm lượng đã cao rồi thì ngừng ngay quá trình lên men, nếu lượng axít glutamic chưa đáng kể mà đường còn cao thì gia nhiệt thanh trùng và lên men lại từ đầu.

8.2.4. Công đoạn trao đổi ion

Trong giai đoạn này cần kiểm tra pH của dịch sau lên men để đảm bảo ở 5÷5,5 là đạt.

Kiểm tra hàm lượng axít glutamic trong khoảng 18÷20g/l.

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy sản xuất acid glutamic tinh thể năng suất 800kg sản phẩmngày từ nguyên liệu là rỉ đường và tinh bột sắn (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w