ĐẶC ĐIỂM VÙNG NGHIÊN CỨU 1 Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá độ phì vật lý, hoá học của vùng đất trồng lúa nước trời điển hình huyện Long Phú - tỉnh Sóc Trăng (Trang 25 - 28)

6.1. Điều kiện tự nhiên

Tỉnh Sóc Trăng nằm giáp tỉnh Hậu Giiang ở phía Tây-Bắc, giáp tỉnh Bạc Liêu ở

phía Tây-Nam, giáp tỉnh Trà Vinh ở phía Đông-Bắc và giáp biển Đông ở phía Đông Nam.

Có tọa độ địa lý:

9014’28’’ đến 9055’30” vĩ Bắc.

105034’16” đến 160017’50” kinh độ đông.

Theo thống kê 2003 thì tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 322.330,36 ha, dân số toàn tỉnh là 1.243.982 người gồm 8 huyện 1 thị xã với

105 xã, phường, thị trấn và 741 ấp (Nguyễn Hoàng Phúc, 2005).

6.1.1. Vị trí địa lý kinh tế

Tỉnh Sóc Trăng nằm trong vùng ĐBSCL có bờ biển dài 72 km rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế biển. Ngoài hai cửa sông lớn Trần Đề và Định An. Sóc Trăng còn là cửa ngõ ra vào bán đảo Cà Mau. Tỉnh có 56 km quốc lộ1A nối liền hai tỉnh Bạc Liêu và Hậu Giang. Tỉnh Sóc Trăng cùng nằm trong vùng biển Thái Bình Dương với các nước: Philippin, Indonesia, ThaiLand, Malaysia, Singapore (Nguyễn Hoàng Phúc, 2005).

6.1.2. Khí hậu:

Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình 26,7 - 26,80C và ổn định. Trong năm nhiệt độ cao nhất là 37,80C (vào tháng 4/1958) và thấp nhất 190C (vào 1/1998).

Nắng

Tổng bức xạ trung bình trong năm tương đối cao, trong năm đạt 140 - 150 Kcal/cm2, cao nhất thường vào tháng 3 thấp nhất thường vào tháng 10.

Ẩm độ

Ẩm độ trung bình 83,4% cả năm, cao nhất là 96% vào mùa mưa và thấp nhất là 62% vào mùa khô.

Lượng mưa

Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.840mm, mưa phân bố theo mùa: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10.

Gió

Tỉnh Sóc Trăng nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của gió mùa có hai hướng chính

trong năm Đông Bắc và Tây Nam.

- Gió Đông Bắc xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

- Gió Tây Nam xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 10 (Nguyễn Hoàng Phúc, 2005).

6.1.3. Địa hình địa mạo

Tỉnh Sóc Trăng có địa hình thấp và tương đối bằng phẳng, cao độ trung bình vào khoảng 0,5 - 1,5m so với mặt biển. Độ cao tuyệt đối từ 0,4 đến 1,5m, độ dốc thay đổi khoảng 45cm/km chiều dài. Nhìn chung địa hình tỉnh Sóc Trăng có dạng lòng chảo (Nguyễn Hoàng Phúc, 2005).

6.1.4. Mạng lưới thủy văn

Tỉnh Sóc Trăng nằm ở hạ lưu sông MeKong, có hệ thống kênh rạch chằng chịt

gồm hệ thống kênh rạch tự nhiên và kênh rạch đào.

Sông Hậu Giang là hệ thống sông chính cung cấp nước ngọt và phù sa bồi đắp cho đồng ruộng, hệ thống sông Hậu chi phối sâu sắc đến chế độ thủy văn toàn tỉnh.

Sông Mỹ Thanh chảy qua huyện Long Phú, Mỹ Xuyên, Vĩnh Châu, Mỹ Tú chủ yếu tiêu nước vào mùa mưa đồng thời dẫn mặn xâm nhập vào đồng ruộng vào mùa khô. Hệ thống kênh đào của tỉnh Sóc Trăng có hệ thống kênh đào rất phát triển, quản lộ - Phụng Hiệp, Ba Rinh-Tà Liêm, Kinh Cái Côn, Rạch Vạp, Tiếp Nhật làm nhiệm vụ dẫn ngọt, tháo thủy, rửa phèn, mặn (Nguyễn Hoàng Phúc, 2005). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6.2.Các nguồn tài nguyên 6.2.1. Tài nguyên đất

Diện tích tự nhiên của tỉnh là: 322.330,36 ha. Địa hình tương đối bằng phẳng với độ cao trung bình từ 0,5m đến 1m so với mặt nước biển. Phía Nam huyện Mỹ Tú và phía Nam huyện Thạnh Trị là vùng trũng với dạng địa hình lòng chảo nên rất khó thoát

nước, các huyện Long Phú, Mỹ Xuyên, Vĩnh Châu và thị xã Sóc Trăng gần biển Đông nên không bị ngập lũ và không bị úng trong mùa mưa (Nguyễn Hoàng Phúc, 2005).

Một số nhóm đất chính

Có sáu nhóm đất chính:

- Đất cát (c) Arenosols (AR) có diện tích 8.491 ha hình thành dưới dạng cát giồng tập trung chủ yếu ở huyện Vĩnh Châu, thị xã Sóc Trăng và rải rác ở các huyện Mỹ Xuyên và Mỹ Tú.

- Nhóm đất phù sa (p) Fluvisols (FL) có diện tích 6.372 ha tập trung ở huyện Kế Sách và Mỹ Tú.

- Đất glây (GL) Gleysols (GL) có diện tích 1.076 ha.

- Đất mặn (M) Salic Fluvisols (FLS) có diện tích 158.547 ha đất mặn (thực chất là đất phù sa nhiễm mặn), phân bố ở các huyện: Vĩnh Châu, Mỹ Xuyên, Long Phú, Kế Sách, Thạnh Trị, Mỹ Tú và thị xã Sóc Trăng.

- Đất phèn (S) Thionic Fluvisols (FLT) có diện tích 75.823 ha tập trung ở các huyện Mỹ Tú, Long Phú, Thạnh Trị và rải rác ở các huyện: Kế Sách, Mỹ Xuyên và Vĩnh Châu. - Đất nhân tác (do tác động của con người đào đắp hay cày bừa, tưới tiêu) có diện tích 46.146 ha phân bố đều trong các huyện trong tỉnh (Nguyễn Hoàng Phúc, 2005).

Đánh giá chung về tài nguyên đất tỉnh Sóc Trăng

Tỉnh Sóc Trăng là một tỉnh đồng bằng ven biển ở cuối lưu vực sông Hậu có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nền nhiệt độ cao, ổn định, lượng bức xạ dồi dào, tài nguyên nước ngọt phong phú, lượng mưa trung bình khá cao (1.846mm) nằm cạnh sông Hậu và có nhiều tuyến kênh lớn dẫn nước ngọt để phát triển sản xuất. Hoạt động bán nhật triều không đều và biến động vào cuối mùa khô đã làm phần lớn diện tích đất nông nghiệp của tỉnh bị nhiễm mặn. Địa hình toàn tỉnh khá bằng phẳng với độ cao tuyệt đối phổ biến từ 0,4m đến 0,7m. Nơi cao nhất ở ven biển và ven sông Hậu có độ cao 0,8m đến 2m. Địa hình thấp dần về phía Tây Bắc tạo điều kiện cho nước mặn xâm nhập sâu và tạo điều kiện thuận lợi cho các công trình xây dựng dẫn nước ngọt vào nội đồng. Các quá trình hình thành đất ở Sóc Trăng là quá trình phù sa, quá trình mặn, quá trình phèn, quá trình tích lũy mùn và quá trình glây.

Dưới tác động của điều kiện tự nhiên hoạt động sản xuất và các quá trình hình thành đất chủ đạo trên ở Sóc Trăng đã hình thành và phát triển 6 nhóm dất, 15 đơn vị đất và 76 đơn vị đất phụ (Nguyễn Hoàng Phúc, 2005).

6.3. Điều kiện kinh tế xã hội6.3.1. Tình hình dân số 6.3.1. Tình hình dân số

Theo số liệu thống kê dân số trong toàn tỉnh là 1.243.982 người năm 2003, bao gồm các dân tộc: Kinh (chiếm 65,28%), Khơme (chiếm 28,85%), Hoa (chiếm 5,86%), Nùng, Thái, Chăm. Dân số thành thị là: 229.390 người chiếm (18,44%), dân số nông thôn là 1.014.591 người chiếm (81,56%) (Nguyễn Hoàng Phúc, 2005).

6.3.2. Tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế xã hội các năm qua

Tình hình sử dụng đất của tỉnh Sóc Trăng từ năm 1995 đến năm 2000 được trình

bày trong bảng sau:

Bảng 1: Tình hình sử dụng đất của tỉnh Sóc Trăng từ năm 1995 - 2000.

Loại đất Năm 1995 1998 1999 2000 Tổng diện tích 320.027 320.027 322.330 322.003 1. Đất nông nghiệp 253.747 252.375 252.375 249.088 - Trồng cây hàng năm 213.675 211.799 211.799 208.882 + Cây lúa 193343 190095 190095 188.076 + Màu & CCN-HN 20.332 21.704 21.704 20.815

- Cây lâu năm 40.072 40.576 40.576 40.206

2. Đất lâm ngiệp 7.051 8.476 8.476 14.061

3. Đất chuyên dùng 14.292 16.875 16.875 79.610

4. Đất khu dân cư 4.586 4.440 4.440 4.725

5. Đất chưa sử dụng 32.549 29.658 29.658 24.107

Nhận xét tình hình sử dụng đất các năm qua

Một phần của tài liệu Đánh giá độ phì vật lý, hoá học của vùng đất trồng lúa nước trời điển hình huyện Long Phú - tỉnh Sóc Trăng (Trang 25 - 28)