Phân loại nhu cầu

Một phần của tài liệu Đề cương Tâm lý học đại cương (Trang 25 - 31)

- Nhân cách được hình thành và phát triển trong suốt cuộc đời một người thông qua hoạt động và giao

2. Phân loại nhu cầu

Nhu cầu của con người rât phong phú và đa dạng. Song thông thường nhất người ta thường chia nhu cầu làm 2 loại như sau

- Nhu cầu vật chất gắn liền với sự tồn tại cơ thể, đây là những nhu cầu cơ sở và sơ đẳng nhất của con người. Vd: ăn uống, ở, mặc,…

Chính nó thúc đẩy hoạt đông lao đông và sáng tạo của con người, làm ra của cải vật chất.

Nhu cầu vật chất là nhu cầu cơ bản nhất của con người, nếu nhu cầu này không đươc đáp ứng thì các nhu cầu khác thì khó có thể đạt được.

- Nhu cầu tinh thần là những nhu cầu có liên quan đến sự tồn tại và phát triển của đời sống tinh thần như nhu cầu nhận thức, nhu cầu thẩm mĩ, nhu cầu đạo đức, nhu cầu giao tiếp

Vd: nghe một bài hát hay, xem một bức tranh đẹp thì ta đã thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ.

Vd: sinh viên đang ngồi trên ghế giảng đường đại học cũng có nghĩa là bạn đang đáp ứng nhu cầu hiểu biết. Vd: ta cần trao đổi, tâm sự hay nói chuyện với người thân, bạn bè và mọi người để phát triển các mối quan hệ trong xã hội đó là nhu cầu giao tiếp.

3.Đặc điểm nhu cầu

Nhu cầu bao giờ cũng có đối tượng: Trong tâm lý con người, nhu cầu được nhận thức dần dần. Khi đối tượng của nhu cầu được nhận thức đầy đủ, tất yếu phải thực hiện thì lúc đó nhu cầu trở thành động cơ thúc đẩy con người nhằm hướng tới đối tượng.

Vd: đói cần ăn, khi lạnh ta cần có áo ấm. Điều này có nghĩa là: thức ăn là đối tượng của nhu cầu ăn, áo ấm là đối tượng của nhu cầu mặc ấm.

Nội dung của nhu cầu do những phương thức và điều kiện thõa mãn nó quy định: Đối tượng của nhu cầu là gì? Thỏa mãn đến đâu? Thỏa mãn như thế nào? Đều phụ thuộc vào hoàn cảnh sống và cách thỏa mãn nhu cầu quyết định

Vd: như ta đã biết: tằm thì ăn lá dâu. Nhưng nhà bác học Đacuyn đã thí nghệm cho tằm ăn khoai mì. Đến khi tằm trưởng thành, ông cho nó ăn lá dâu nhưng nó không ăn mà ăn khoai mì.

Nhu cầu của con người khác xa về chất so với nhu cầu của con vật, nhu cầu của con người mang bản chất xã hội.

Vd: Khi con vật đói mà thấy thức ăn trước mặt thì ngay lập tức nó sẽ chạy tới và tranh nhau ăn để thõa mãn nhu cầu cấp thiết của nó. Nhu cầu của con người thì lại khác, một người nào đó dù đang rất đói bụng nhưng khi đứng trước một mâm cỗ tràn trề thì họ phải quan sát trước, sau và nhìn mọi người xung quanh để mời và xin phép rồi mới ăn. Nếu không đươc sự cho phép thì họ sẵn sàng nhịn đói chứ không thể đánh mất lòng tự trọng vì miệng ăn được.

 Đó là tính xã hội của con người, khác xa bản năng vốn có của con vật.

Nhu cầu có tính chu kỳ: Khi nhu cầu nào đó được thỏa mãn không có nghĩa là nhu cầu đó chấm dứt, mà nó tiếp tục tái diễn nếu cá nhân đó còn tiếp tục sống và phát triển trong điều kiện và phương thức sản xuất cũ. Sự tái diễn này có tính chu kỳ. Tính có chu kỳ của nhu cầu do sự biến đổi có tính chất có chu kỳ của hoàn cảnh sống và trạng thái cơ thể quy định

Vd: hằng ngày chúng ta ăn ba bữa chính, và chu trình đó cứ lặp lại ngày này qua ngày khác, điều này là minh chứng cụ thể cho tính chu kỳ của nhu cầu cá nhân.

B. Hứng thú

1. Khái niệm: là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động.

Ví dụ: Khi em đi xin việc làm, công việc đầu tiên của em là tại một cơ quan hành chính, công việc đó khô khan,

cứng nhắc, môi trường làm việc gò bó tạo cho em sự nhàm chán và sau đó em xin vào một Công ty Quảng cáo, môi trường làm việc ở đó rất thoải mái và dễ chịu, ở đó em có thể phát huy tính sáng tạo của em. Từ đó, tạo ra cho em một hứng thú với công việc mình đang làm, trong quá trình làm việc nó mang lại cho em rất nhiều niềm vui…

2. Đặc điểm

- Đối tượng của hứng thú được cá nhân nhận thức rõ ràng: Khi có hứng thú bao h cá nhân cũng nhận thức ddc: ai? Cái gì? Điều gì? … làm cho mình hứng thú. Hơn nữa cá nhân còn nhận thức đc ý nghĩa của đối tượng đối với cuộc sống của mình

- Đối tượng của hứng thú phải đem lại cho cá nhân khoái cảm: cá nhân bao h cũng có tình cảm đặc biệt đối với đối tượng gây cho mình hứng thú. Đó là tình cảm tích cực, khoái cảm.  hứng thú lôi cuốn hấp dẫn cá nhân về phía của nó

 đk để hứng thú tồn tại: đối tượng gây ra hứng thú phải đc cá nhân nhận thức; đối tượng đó phải gây ra cho cá nhân tình cảm đặc biệt

- Làm tăng hiệu quả của quá tình nhận thức: cá nhân tập trung cao độ sự chú ý của mình vào đối tượng, hướng toàn bộ quá trình nhận thức vào đối tượng, khiến quá trình nhận thức nhạy bén, sâu sắc, đem lại hiệu quả cao - Làm nảy sinh khát vọng hành động và hành động 1 cách sáng tạo: tạo ra nhu cầu gay gắt thúc đẩy cá nhân tích cực hành động và hành động tự giác, sáng tạo

- Làm tăng sức làm việc của con người: do yếu tố xúc cảm trong hứng thú, khi có hứng thú con người làm việc 1 cách say sưa, có sức chịu đựng dẻo dai, bền bỉ, không biết mệt mỏi

 Giữa hứng thú và nhu cầu có mối quan hệ chi phối lẫn nhau: nhu cầu có thể gây ra hứng thú và ngược lại hứng thú có thể tạo ra nhu cầu

 Cả 2 tạo nên động lực thúc đẩy con người hoạt động

Câu 13: Phân tích mối quan hệ giữa năng lực và tư chất. Cho ví dụ minh hoạ.

- Tư chất là những đặc điểm riêng của cá nhân về giải phẫu sinh lí và chức năng của chúng được biểu hiện trong giai đoạn hoạt động đầu tiên của con người. VD: Có người nhạy cảm về âm thanh, đó là chức năng đặc biệt của đôi tai và bộ máy phân tích tốt.

- Năng lực là tổ hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định nhằm đảm bào hoàn thành có kết quả tốt trong lình vực hoạt động ấy.

- Khi bàn về vai trò của tư chất đói với sự hình thành năng lực, có rất nhiều quan điểm khác nhau. Có người cho rằng năng lực chính là tư chất, tư chất khác nhau sẽ dẫn đến năng lực khác nhau. Có người lại cho rằng năng lực được di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đó là những quan điểm sai lầm về sự hình thành và phát triển năng lực , những quan điểm này đã thừa nhận quy luật sinh vật ( quy luật di truyền ) là quy luật độc tôn trong sự phát triển năng lực người.

- Thực ra tư chất là điều kiện tự nhiên cần thiết để hình thành và phát triển năng lực. Nó ảnh hưởng nhất định tới sự khác biệt giữa năng lực của người này và của người khác. Trong bất cứ một loại năng lực nào, tư chất cũng có một vai trò nhất định, đăc biệt đối với nhân tài.

Song, tư chất không định trước năng lực, năng lực không nằm trong tư chất, lại càng không phải là tư chất. - Tư chất luôn biến đổi trong quá trình sống của cá nhân.

+ Cùng một tư chất có thể thuận lợi cho sự hình thành và phát triển năng lực ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

+ Cùng một tư chất có thể thuân lợi cho sự phát triển năng lực ở lính vực này nhưng lại cảm trở sự phát triển năng lực ở lĩnh vực khác.

- Chính trong hoạt động, những tiền đề bẩm sinh được phát triển nhanh chóng, những yếu tố chưa hoàn thiện sẽ tiếp tục hoàn thiện và những cơ chế bù trù được hình thành để bù đắp cho những thuộc tính thiếu hụt của năng lực.

- Năng lực là sự phát triển tư chất thông qua hoạt động, nó là tiền đề cho sự phát triển năng lực. Tư chất có ảnh hưởng tới tốc độ, chiều hướng và đỉnh cao phát triển năng lực nhưng không quyết định sự phát triển của năng lực.

- Khoa học đã xác nhận rằng di truyền là một yếu tố, là một điều kiện để phát triển con người nhưng năng lực không phải là một chức năng của di truyền. Cũng như tư chất, bản thân di truyền không quy định trước sự phát triển của năng lực.

- Ví dụ trong cùng một kiểu thần kinh yếu, người này hình thành năng lực kỹ thuật, người khác hình thành năng lực văn học… Như năng lực âm nhạc không là thuộc tính bẩm sinh của cơ thể mà là kết quả của toàn bộ sự phát triển nhân cách thông qua hoạt động tích cực trong lĩnh vực âm nhạc của chủ thể.

Như vậy, tư chất mới chỉ là điều kiện cần mà chưa đủ để hình thành và phát triển năng lực của mỗi cá nhân. Tư chất không phải là năng lực, không định trước năng lực và không quy định sự phát triển của năng lực. Nó chỉ ảnh hưởng đến tốc độ và chiều hướng phát triển của năng lực.

Câu 14: Phân tích cái điển hình và cái cá biệt trong tính cách cá nhân. Cho ví dụ minh hoạ

- Tính cách là sự kết hợp độc đáo những đặc điểm tâm lí ổn định của con người. Những đặc điểm này qui định phương thức hành vi điển hình của người đó trong những điều kiện, hoàn cảnh sống nhất định, thể hiện thái độ của họ đối với thế giới xung quanh và bản thân.

- Tính cách của con người được hình thành và phát triển dưới ảnh hưởng của môi trường, kinh nghiệm sống, của tự giáo dục và giáo dục.

- Mỗi cá nhân đề sống, lớn lên và hoạt động trong những môi trường xã hội nhất định, trong một chế độ xã hội nhất định, trong một thời đại nhất định,...nên họ sẽ được hình thành một nhân cách dưới sự ảnh hưởng của những điều kiện xã hội đó. Những điều kiện XH, LS này ảnh hưởng đến tất cả những cá nhân cùng sống trong những điều kiện xã hội lịch sử đó. Do đó, tính cách của cá nhân sẽ phản ánh những nét điển hình, những nét chung, phản ánh những điều chung của điều kiện lịch sử. Cái điển hình trong tính cách phản ảnh những nét cơ bản chung cho một nhóm người, một giai cấp, một dân tộc,...phản ánh những điều kiện chung trong cuộc sống của họ.

- Tuy cùng sống trong điều kiện xã hội, lịch sử song mỗi cá nhân lại có một điều kiện sống, một cách sống, một điều kiện hoạt động, một hoàn cảnh GD riêng. Điều kiện sống riêng của mỗi cá nhân khiến cho hệ thống thái độ và hành vi, cử chỉ, cách nói năng của họ mang tính cá biệt. Mỗi cá nhân lại có kiểu hoạt động thần kinh riêng. Sự kết hợp giữa kiểu hoạt động thần kinh riêng với sự hoạt động của cá nhân trong điều kiện sống riêng làm cho tính cáh của cá nhân mang tính riêng biệt, độc đáo. Tính chất riêng biệt và độc đáo này đã làm cho lối sống của cá nhân có một “kiểu” nào đó nhất định, khiến cho cá nhân này khác cá nhân khác.

- Tính cách cá nhân là sự thống nhất giữa cái chung và cái riêng, cái điển hình và cái cá biệt.

Câu 15: Khí chất? Nêu cách phân loại khí chất và biểu hiện của các kiểu khí chất đó.

1. Khái niệm về khí chất.

- Khí chât là thuộc tính tâm lý phức tạp của cá nhân, biểu hiện cường độ, tốc độ, nhịp độ của các hoạt động tâm lý, thể hiện sắc thái, hành vi, cử chỉ, cánh nói năng của cá nhân.

 khí chất chỉ rõ hoạt động tâm lý diễn ra nhanh hay chậm, mạnh hay yếu, bình thường hay thất thường - Khí chất giữ vai trò nhất định trong những thuộc tính tâm lý, nó khiến cho cá nhân này khác cá nhân khác. - Các đặc điểm về động thái trong sự thể hiện của tất cả các thuộc tính nhân cách đều bị phụ thuộc vào khí chất ở 1 mức độ nhất định.

- Song khí chất không tiền định giá trị đạo đức – xã hội của cá nhân như là 1 nhân cách 2. Cơ sở sinh lý của khí chất

a. Hypocrat: (460 - 356TCN) - danh y Hy Lạp đã cho rằng trong cơ thể con người có 4 chất nước với những đặc điểm khác nhau: máu, chất nhờn, mật vàng, mật đen. Sự pha trộn của bốn chất dịch trong cơ thể người theo một tỷ lệ nhất định. Theo ông:

- Chất “máu” chiếm ưu thế trong tỉ lệ hỗn hợp  khí chất hăng hái

- Chất “nước nhờn” chiếm ưu thế trong tỉ lệ hỗn hợp  khí chất bình thản - Chất “mật vàng” chiếm ưu thế trong tỉ lệ hỗn hợp  khí chất nóng nảy - Chất “mật đen” chiếm ưu thế trong tỉ lệ hỗn hợp  khí chất ưu tư

Khoa học phát triển đã gạt bỏ ý kiến cho rằng khí chất phụ thuộc vào quan hệ và tỷ lệ của các chất dịch trong cơ thể. Tuy nhiên, cách chia 4 kiểu khí chất trên là khá chính xác về mặt tâm lý, nên cách chia này vẫn còn giữ được giá trị cho đến bây giờ.

Hiện nay, thuyết thần kinh học của Paplốp - nhà sinh lý học đã khám phá ra hai quá trình thần kinh cơ bản là: hưng phấn và ức chế. Khí chất có 3 thuộc tính cơ bản: cường độ, tính cân bằng và tính linh hoạt. Sự kết hợp độc đáo của 3 thuộc tính cơ bản này sẽ tạo ra 4 kiểu thần kinh cấp cao cơ bản, tương ứng với mỗi kiểu thần kinh cơ bản đó cho ta một kiểu khí chất cơ bản:

- Mạnh, cân bằng, linh hoạt  hoạt bát, hăng hái. - Mạnh, cân bằng, không linh hoạt  bình thản (lạnh).

- Mạnh, không cân bằng (hưng phấn mạnh hơn ức chế)  nóng nảy. - Yếu (ức chế chiếm ưu thế)  ưu tư

3. Các kiểu khí chất

• Khí chất hăng hái

- Kiểu hoạt động thần kinh: mạnh, cân bằng, linh hoạt. Nhịp độ thần kinh nhanh, nhưng không cân bằng giữa ức chế( buồn) và hưng phấn (vui), thay đổi nhanh, thất thường.

- Có năng lực nhận thức nhanh, tình cảm dễ dàng xuất hiện, lạc quan yêu đời, dễ dàng thích nghi với môi trường sống.

- Do thuộc tính linh hoạt của quá tình thần kinh, nên ở họ phản xạ có điều kiện và động hình rất dễ bị phá vỡ. Tình cảm dễ bị thay đổi, ý chí thiếu kiên định, thiếu kiên trì

• Khí chất bình thản

- Kiểu hoạt động thần kinh mạnh, cân bằng, không linh hoạt

- Khó nhận thức nhưng nhận thức sâu sắc, tâm lý tương đối bền vững, khó thay đổi, luôn điềm đạm, chu đáo, thận trọng, không vội vàng hấp tấp, có năng lực tự kiềm chế cao

- Tính ỳ và tính không linh hoạt và nhược điểm, họ khó thay đổi được đồng hình, thích nghi với môi trường sống chậm, ít tháo vát trong cuộc sống

• Khí chất nóng nảy

- Có năng lực nhận thức tương đối nhanh, xúc cảm tình cảm bộc lộ mãnh liệt; có ý chí kiên thđịnh, quyết đoán; là người rất hăng hái, sôi nổi, đầy nhiệt huyết, là người thật thà hay nói thẳng

- Do tính không cân bằng của quá trình hoạt động thần kinh nên dễ bị kích thích, tính tự kiềm chế kém dẫn đến trong ứng xử hay gay gắt thô bạo cục cằn

Một phần của tài liệu Đề cương Tâm lý học đại cương (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(31 trang)
w