KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận

Một phần của tài liệu Chiết xuất, khảo sát một số chỉ tiêu sinh hoá và đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm phối trộn giữa dịch chiết từ nhân hạt xoan chịu hạn (Azadirachtin indica A.Juss) trồng tại việt nam và cypermethr (Trang 66 - 68)

5.1 Kết luận

Đã xác định được một số chỉ tiêu sinh hoá của lá, bánh dầu và nhân hạt xoan chịu hạn. So với lá và bánh dầu thì nhân hạt xoan chịu hạn có hàm lượng lipid cao nhất (32,25%), trong khi đó, bánh dầu có hàm lượng đạm tổng số cao nhất (44,25%) và lá có hàm lượng xơ thô (10,84%) và trọng lượng khô tuyệt đối (49,53%) cao nhất.

Đã xây dựng được qui trình chiết xuất thô các hoạt chất sinh học trong nhân hạt xoan chịu hạn (Xem hình 3.2).

Xác định được hàm lượng azadirachtin, salannin và nimbin trong các chế phẩm thử nghiệm bằng sắc ký lỏng cao áp (HPLC).

Xác định được giá trị LC50 của các chế phẩm, trong đó các chế phẩm C3D3, C2D3, C1D3, và C3D2 biểu hiện độc tính mạnh nhất với các giá trị LC50 tương ứng là: 0,4261; 0,6755; 1,1015 và 1,5911%.

Đánh giá được hiệu quả diệt sâu của các chế phẩm phối trộn từ dịch chiết nhân hạt xoan chịu hạn và cypermethrin đối với sâu xanh (H. armigera) tuổi 2, trong đó:

- Hiệu quả gây chết sâu xanh của chế phẩm chỉ chứa dịch chiết nhân hạt xoan chịu hạn mạnh hơn chế phẩm chỉ chứa cypermethrin.

- Hiệu quả gây chết sâu xanh của các chế phẩm phối trộn giữa cypermethrin và dịch chiết nhân hạt xoan chịu hạn nhanh và mạnh hơn các chế phẩm chỉ sử dụng cypermethrin hoặc dịch chiết nhân hạt xoan chịu hạn.

- Các chế phẩm phối trộn giữa dịch chiết nhân hạt xoan chịu hạn và cypermethrin có tác động chậm, đòi hỏi phải có một thời gian nhất định để đạt hiệu lực gây chết tốt nhất.

- Dịch chiết nhân hạt xoan chịu hạn ngoài tác dụng gây chết sâu xanh, còn có khả năng gây ngán ăn và xua đuổi.

- Các chế phẩm C2D2 và C3D2 có hiệu quả nhất về mặt kinh tế cũng như ý nghĩa phòng trừ sâu bệnh.

5.2 Đề nghị

Trong phạm vi khoá luận này chúng tôi chỉ khảo sát tỷ lệ gây chết của chế phẩm thử nghiệm đối với sâu xanh (H. armigera), cần khảo sát thêm các tác động đặc trưng khác của dịch chiết nhân hạt xoan chịu hạn như: gây ngán ăn, tác động xua đuổi, khả năng là giảm sức sinh sản và gây vô sinh, khả năng gây biến dị di truyền,...

Tiếp tục nghiên cứu và thử nghiệm khả năng gây chết của chế phẩm đối với sâu xanh trên qui mô đồng ruộng, cũng như trên các đối tượng khác như: sâu tơ (Plutella xylostella) và Artemia salina,...

Khảo sát một số chất phụ gia có tác dụng làm tăng tính ổn định của sản phẩm như: chất nhủ hoá, chất chống oxy hoá...

Phần 6.

Một phần của tài liệu Chiết xuất, khảo sát một số chỉ tiêu sinh hoá và đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm phối trộn giữa dịch chiết từ nhân hạt xoan chịu hạn (Azadirachtin indica A.Juss) trồng tại việt nam và cypermethr (Trang 66 - 68)