II I Kết quả thí nghiệm
b. Mẫu 2: hoạt hóa ở nhiệt độ thường
Khối lượng than hoạt tính dùng để hấp phụ: m = 0,1062 (g). Thể tích Na2S2O3 chuẩn độ: V1 = 1,5 (ml).
Nồng độ của I2 sau hấp phụ của dung dịch: CI2 = = 0.001875 M
Chỉ số iot là:
2.2. Than hoạt tính từ vỏ dừa:
Thể tích I2 thêm vào bình nón: V2 = 40 (ml).
a. Mẫu 1: hoạt hóa ở nhiệt độ 80oC
Khối lượng than hoạt tính dùng để hấp phụ: m = 0,1060 (g). Thể tích Na2S2O3 chuẩn độ: V1 = 2,2 (ml).
Nồng độ của I2 sau hấp phụ của dung dịch là: CI2 = = 0.001375 M
Chỉ số iot là:
Q = 290,842 (mg/g)
b. Mẫu 2: hoạt hóa ở nhiệt độ thường
Khối lượng than hoạt tính dùng để hấp phụ là: m = 0,1069 (g). Thể tích Na2S2O3 chuẩn độ là: V1 = 2,4 (ml)
Nồng độ của I2 sau hấp phụ của dung dịch là: CI2 = = 0.0015 M
Chỉ số iot là:
Q = 276,810 (mg/g)
2.3. Than hoạt tính thị trường:
Thể tích I2 thêm vào bình nón là : V2 = 60 (ml).
Thể tích Na2S2O3 chuẩn độ là: V1 = 5.5 (ml) Nồng độ của I2 sau hấp phụ của dung dịch là: CI2 = 0.00229 M
Chỉ số iot là:
Q = 303,537 (mg/g)
3. Nhận xét
Qua phép đo chỉ số iot, ta có thể nhận thấy, các loại than hoạt tính khác nhau sẽ có khả năng hấp phụ khác nhau. Tính chất hấp phụ của than hoạt tính phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: loại nguyên liệu đầu vào, chất hoạt hóa, thời gian hoạt hóa,… Trong ba loại than hoạt tính đem đo chỉ số iot, than hoạt tính đang bán ngoài thị trường có chỉ số iot lớn hơn hẳn so với hai các mẫu than hoạt tính điều chế trong phòng thí nghiệm. Điều này có thể dễ dàng lý giải bởi các nguyên nhân sau đây:
- Quá trình nung đòi hỏi phải nung trong điều kiện yếm khí, việc phủ cát để tạo môi trường yếm khí cho nguyên liệu đầu chưa thực sự đạt hiệu quả.
- Nguyên liệu đầu vào còn lẫn nhiều tạp chất, chưa loại bỏ được trước khi đưa vào chế tạo than hoạt tính.
- Quá trình tiến hành đo chỉ số iot chưa chính xác do chủ quan người làm thí nghiệm.
Mẫu than hoạt tính được hoạt hóa ở nhiệt độ cao có chỉ số iot cao hơn so với mẫu than hoạt hóa ở nhiệt độ thường. Từ đó có thể thấy khả năng hấp phụ của than hoạt tính phụ thuộc vào nhiệt độ quá trình hoạt hóa. Tiến hành hoạt hóa ở nhiệt độ cao sẽ cho khả năng hấp phụ tốt hơn.
Mẫu than hoạt tính đi từ nguyên liệu đầu là vỏ dừa cho khả năng hấp phụ tốt hơn so với mẫu than hoạt tính chế tạo từ vỏ trấu.
Qua quá trình nghiên cứu về than hoạt tính thấy được than hoạt tính có rất nhiều đặc tính ưu việt, được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại than, để có thể sử dụng hiệu quả than hoạt tính cũng như phù hợp với mục đích sử dụng, cần phải nghiên cứu và lựa chọn thật kỹ loại than hoạt tính phù hợp, cho hiệu quả quá trình cao nhất và giá thành phù hợp nhất.
Có rất nhiều phương pháp để sản xuất than hoạt tính đi từ các nguồn nguyên liệu khác nhau nhưng chưa có một đột phá về tính chất nào được tạo ra. Việc tiếp tục nghiên cứu, tìm tòi để phát triển, nâng cao các tính chất của than hoạt tính hơn nữa là một yêu cầu được đặt ra hiện nay và trong tương lai.