I. Quy trình CN sản xuất bia
2.4. Lọc dịch đường
Nồi hèm sau ki thực hiện quá trình đường hóa xong gồm 2 phần: phần đặc (bã) và phần dịch loãng (chứa những chất hòa tan của malt và gạo).
Lọc nhằm tách phần loãng riêng ra khỏi phần bã. Trong quá trình lọc này những phần tử rắn của malt tạo thành một màng lọc, giúp cho quá trình lọc được dễ dàng hơn. 2.4.1. Mục đích
Mục đích của việc lọc là tách dịch đường với vỏ và những phần nội nhủ cuả hạt không tan. Ngòai ra ngườ ta còn muốn giữ lại cùng với bã những chất không mong muốn như kim loại nặng, tann, lipid…
2.4.2. Tiến hành
Quá trình lọc bã gồm 2 giai đoạn:
Đầu tiên phải cho nước vào ngập lưới lọc sau đó cho dịch malt bơm vào nồi lọc để tránh hiện tượng nghẹt lưới lọc. Để yên dịch hèm trong nồi lọc để ổn định lớp lọc.
Giai đoạn 1: lọc dịch đầu: là tách dịch ra khỏi bã. Nhiệt độ của dịch nha trong suốt quá trình lọc được giữ ổn định ở khoảng 760C để giảm độ nhớt và tạo điều kiện cho enzyme thủy phân tiếp tục lượng tinh bột còn sót, nếu lọc ở nhiệt độ thấp hơn thì độ nhớt của dịch lọc cao, khó lọc. Trong suốt quá trình lọc bã đóng vai trò như lớp vật liệu lọc.
Giai đoạn 2: rữa bã: rửa bã được thực hiện bằng nước nóng (78-800C), sau khi tách dịch ra khỏi bã, trong bã còn giữ lại một lượng các chất hòa tan đặc biệt là đường… Mục đích của rửa bã để thu hồi những chất chiết này.
Tốc độ lọc và độ trong của dịch đường phụ thuộc vào: Nhiệt độ
Độ nhớt của dịch đường
Độ chua tác dụng (pH) của dịch đường: pH tối ưu là khoảng 5.5
(Nguồn: Hoàng Đình Hòa, 2005)
Khi đã lọc xong ta chuyển nước nha sang nồi chờ, nếu lượng nước nha đủ sẽ được đưa sang nồi đun sôi nước nha