Thiết lập các tuỳ biến cho menu Start

Một phần của tài liệu Giáo trình sử dụng hệ điều hành và quản lý máy tính (Trang 59 - 98)

- Đặt chuột lên thanh taskbar, kích phải chuột và chọn Properties. Cửa sổ

Taskbar and Start Menu Properties xuất hiện.

- Kích chuột vào thẻ Start menu, cho phép bạn thiết lập các tùy biến với menu

Start.

Hình 4.5

Bạn có thể tùy chọn chế độ hiển thị cho menu Start, Windows XP cung cấp hai chế độ hiển thị:

Kích chuột vào Start Menu

+ Nếu chọn Start menu: menu Start sẽ hiển thị với giao diện mới của Windows XP, cho phép bạn truy nhập nhanh vào tài liệu, tệp ảnh, âm thanh và các chương trình thường dùng. Với những ai đã sử dụng quen giao diện của menu Start

trong các hệ Windows trước như Windows 98, Windows 2000 sẽ chưa quen với chế độ hiển thị này.

+ Nếu chọn Classic Start Menu: menu Start sẽ hiển thị với giao diện cũ, đã quen thuộc với người dùng Windows 98 hoặc Windows 2000.

Bài 4.2: Làm việc với thanh Quick Launch trên Taskbar

Như ta đã biết trên thanh taskbar có chứa thanh Quick Launch. Trên thanh Quick Launch chứa biểu tượng các chương trình cho phép khởi động nhanh. Tất cả các chương trình khởi động trên máy tính đều có thể đưa vào thanh Quick Launch. Nhưng thông thường ta hay đưa vào thanh Quick Launch các chương trình thường xuyên sử dụng. Để thực hiện việc này, ta làm như sau:

Nếu thanh Quick Launch chưa xuất hiện trên thanh Taskbar thì để hiển thị trên Taskbar, bạn phải đánh dấu vào tính năng Show Quick Launch trong phần thiết lập tùy chọn cho Taskbar.

- Đặt chuột lên một vị trí trống của thanh Quick Launch - Kích phải chuột và chọn Open Folder

- Cửa sổ chương trình Quick Launch xuất hiện như hình 4.6, đây là thư mục chứa tất cả các biểu tượng chương trình hiển thị trên thanh Quick Launch:

Muốn thêm chương trình nào, bạn chỉ cần copy biểu tượng khởi động của chương trình đó vào thư mục Quick Launch này. Ngược lại muốn xoá chương trình nào, bạn chỉ cần xóa biểu tượng chương trình đó khỏi thư mục Quick Launch.

Sau khi thao tác xong, bạn đóng thư mục Quick Launch và thấy trên thanh Quick Launch sẽ chứa biểu tượng các chương trình mà bạn đã thay đổi. Muốn khởi động nhanh chương trình nào, bạn chỉ cần kích chuột vào chương trình đó trên thanh Quick Launch.

Bài 3: Tạo Shortcut trên màn hình Desktop

Như ta đã biết, menu Start chứa toàn bộ các chương trình có trên máy tính. Muốn khởi động các chương trình này, bạn phải vào menu Start. Với các chương trình thường xuyên sử dụng, nếu phải vào menu Start để khởi động sẽ mất thời gian. Windows cho phép bạn tạo các shortcut của các chương trình cần khởi động trên màn hình Desktop. Khi đó, bạn chỉ cần kích đúp chuột vào shortcut là có thể khởi động được chương trình đó. Thực chất, shortcut chỉ là đường link để trỏ tới tệp gốc, thư mục gốc hoặc biểu tượng khởi động gốc của chương trình cần mở. Do vậy, bạn dễ dàng tạo, di chuyển và xóa các shortcut mà không ảnh hưởng đến chương trình gốc.

Để tạo một shortcut trên desktop, bạn thực hiện như sau:

- Mở thư mục chứa tệp gốc, thư mục gốc hoặc biểu tượng chương trình gốc. - Kích chuột vào tệp gốc, thư mục gốc hoặc biểu tượng chương trình gốc cần tạo shortcut trên màn hình Desktop.

- Kích phải chuột và chọn Send to Desktop. Khi đó, Windows sẽ tự tạo ra một shortcut cho chương trình vừa chọn trên màn hình Desktop.

Bài 4.4: Thiết lập các chương trình khởi động cùng hệ điều hành Windows

Trong quá trình sử dụng máy tính, có những chương trình bạn thường xuyên sử dụng khi bật máy tính, ví dụ như bộ gõ Vietkey hay chương trình quét virus...Để tiết kiệm thời gian khởi động chúng mỗi khi bật máy, Windows cho phép bạn thiết lập các chương trình khởi động cùng Windows trong chương trình Startup. Tất nhiên, bạn cũng không lên lợi dụng chức năng này quá, chỉ với những chương trình cần

thiết phải sử dụng ngay khi làm việc với máy tính mới lên đưa vào Startup. Bởi nếu có quá nhiều chương trình trong Startup sẽ làm cho việc khởi động xong Windows mất thời gian nhiều hơn.

Để thiết lập các chương trình vào trong Startup, bạn thực hiện như sau: - Kích phải chuột vào menu Start, chọn Open

- Kích đúp chuột vào thư mục Program

- Kích đúp chuột vào thư mục Startup

Muốn khởi động chương trình nào cùng hệ điều hành Windows, bạn chỉ cần copy và dán vào thư mục Startup biểu tượng khởi động của chương trình. Tương tự, bạn cũng có thể xóa các chương trình khởi động cùng Windows trong thư mục

Startup.

Lưu ý: Tất cả các biểu tượng khởi động của các chương trình được cài đặt trong máy tính đều nằm trong các thư mục của chương trình đó theo đường dẫn C:\Program Files hoặc D:\Program Files, tùy theo hệ điều hành Windows được cài đặt vào ổ đĩa nào. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

BÀI TẬP CHƯƠNG 4

1. Di chuyển thanh Taskbar sang bên trái màn hình Desktop. Sau đó đưa xuống dưới màn hình Desktop.

2. Hiển thị cửa sổ Properties của thanh Taskbar và xem các tính năng thiết lập. 3. Tạo shortcut chương trình NotePad trên màn hình Desktop.

Chương 5

QUẢN LÝ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS VỚI CONTROL PANEL

Bài 5.1: Giới thiệu cửa sổ Control Panel

Control Panel là cửa sổ chương trình cho phép bạn thiết lập và quản lý cấu hình, giao diện máy tính sử dụng hệ điều hành Windows.

Để mở Control Panel, bạn thực hiện như sau:

- Kích chuột trái vào menu Start, chọn Control Panel với giao diện của menu Start XP hoặc chọn Settings Control Panel với giao diện của menu Start cũ.

- Cửa sổ Control Panel xuất hiện hình 5.1. Đây là giao diện cửa sổ Control Panel mới của Windows XP.

Hình 5.1

Trong cửa sổ Control Panel được chia thành các chủ đề thực hiện những chức năng quản lý khác nhau. Bảng dưới đây mô tả các chủ đề có trong Control Panel:

Kích chuột vào đây để chuyển đổi giữa hai giao diện.

Chủ đề Mô tả

Appearance and Themes

Quản lý giao diện của màn hình Desktop, thanh Taskbar, menu Start và giao diện cửa sổ Windows

Network and Internet Connection

Quản lý kết nối mạng, kết nối Internet qua các hình thức kết nối Add and Remove

Programs

Quản lý việc cài đặt và dỡ bỏ các chương trình phần mềm và các thiết bị (driver) phần cứng

Sound, Speech and Audio Devices

Quản lý âm thanh và thiết lập các cấu hình cho các thiết bị âm thanh: loa, mic, điều chỉnh cường độ âm thanh

Performance and Maintenance

Quản lý tài nguyên máy tính, bảo dưỡng máy tính Printer and Other

Hardware

Quản lý máy in và các thiết bị khác như máy quét, máy Fax User Accounts Quản lý tài khoản người dùng

Date, Time, Language and Regional Options

Thiết lập các tùy chọn về ngày, giờ, ngôn ngữ hệ thống và các đặc tính theo vùng

Accessibility Options Thiết lập các tính năng ảnh hưởng đến môi trường làm việc máy tính của người dùng, như điều chỉnh màu sắc, độ tương phản,…

Bạn có thể chuyển về giao diện cửa sổ Control Panel cũ đã quen thuộc trong Windows 98 hoặc Windows 2000 bằng cách kích chuột vào Switch to Classic view trong khung bên trái của cửa sổ Control Panel. Cửa sổ Control Panel trong chế độ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Classic View bao gồm các biểu tượng thực hiện các chức năng quản lý, thiết lập khác nhau (hình 5.2).

Hình 5.2

Tiếp theo ta sẽ xét một số biểu tượng thường dùng trong cửa sổ Control Panel ở chế độ Classic View để quản lý máy tính và các thiết bị liên quan.

Bài 5.2: Thiết lập các tùy chọn về ngày, giờ, ngôn ngữ hệ thống và các đặc tính theo vùng

- Thay đổi ngày giờ hệ thống

+ Kích đúp chuột vào biểu tượng .

Hình 5.3

Chọn tháng Chọn năm bằng cách kích chuột vàomũi tên lên xuống

Ngày hiện tại được tô màu sáng, để chọn ngày kích chuột vào ngày cần chọn. 1. Kích chuột vào giờ hoặc phút hoặc giây cần điều chỉnh

2. Kích chuột vào mũi tên lên xuống để tăng hoặc giảm giờ; phút hoặc giây đã chọn ở bước 1. Kích vào mũi tên và chọn múi giờ cho đúng với vị trí địa lý sử dụng. Ví dụ ở Việt Nam phải chọn là (GMT +07:00) Bangkok, HaNoi, Jakarta

Kích OK để hoàn thành

+ Kích đúp chuột vào biểu tượng để thiết lập các tùy chọn về ngôn ngữ và các đặc tính của vùng. Vì đây là sản phẩm hệ điều hành Windows của Microsoft nên để các thuộc tính này ở chế độ mặc định.

Bài 5.3: Quản lý giao diện màn hình Desktop

- Kích đúp chuột vào biểu tượng để thiết lập các tính năng quản lý giao diện màn hình Desktop.

+ Chọn màn hình nền cho Desktop: Màn hình nền Desktop là các hình ảnh hiển thị trên màn hình Desktop nhằm trang trí cho màn hình nền Desktop những hình ảnh mà bạn ưa thích.

Hình 5.4

Xem trước màn hình nền Desktop

Chọn hình ảnh cho màn hình nền Desktop

Hoặc kích vào đây để chọn file ảnh trong máy tính của bạn

Chọn cách hình ảnh hiển thị trên màn hình Desktop (ở giữa, tiêu đề hoặc toàn bộ) Chọn màu sắc hiển thị trên màn hình Desktop

+ Sử dụng Screen Saver cho màn hình rỗi: Màn hình rỗi là những ảnh động, xuất hiện trên màn hình máy tính khi bạn không sử dụng máy tính trong một khoảng thời gian nào đó.

Hình 5.5

+ Thay đổi màu sắc và kiểu dáng các cửa sổ Windows: Bạn đã làm việc quen với cửa sổ chương trình Windows. Tất cả các cửa sổ Windows đều có chung một màu sắc, hình dáng và font chữ trên đó. Trong Windows, bạn có thể thay đổi giao diện của các cửa sổ theo ý muốn cách làm được chỉ ra trên hình 5.6.

Xem trước kết quả màn hình rỗi

Xác định thời gian Windows rỗi sau bao lâu thì xuất hiện màn hình rỗi Nếu tích vào tính năng này thì để chấm dứt màn hình rỗi cần nhập đúng Password

Chọn chế độ tiết kiệm điện đối với màn hình monitor

Hình 5.6

Trong đó:

Windows and Buttons

Cho phép bạn thay đổi kiểu hình dáng cửa sổ. Có hai lựa chọn: + Windows XP Style: Kiểu cửa sổ mới của Windows XP (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Windows Classic Style: Kiểu cửa sổ truyền thống của Windows (có trong Windows 98, 2000)

Color Scheme Cho phép chọn màu sắc xuất hiện trên đường viền của cửa sổ Font Size Cho phép bạn chọn cỡ chữ xuất hiện trên cửa sổ Windows

Effects Kích chuột vào Effects sẽ xuất hiện hộp thoại Effect để thiết lập các hiệu quả đối với cửa sổ Windows

+ Điều chỉnh độ phân giải cho màn hình: Cần thiết phải điều chỉnh độ phân giải để phù hợp với từng kích cỡ của màn hình máy tính.

0.

Hình 5.7

Bài 5.4: Quản lý máy in và các thiết bị phần cứng khác

- Quản lý máy in

+ Kích đúp chuột vào biểu tượng

+ Cửa sổ Printers and Faxes sẽ xuất hiện như trên hình 5.8.

Giữ chuột và kéo để chọn độ phân giải thích hợp cho màn hình

Kích apply để hoàn thành. Khi đó hộp thoại xác nhận sự thay đổi xuất hiện. Kích

Hình 5.8

+ Nếu máy tính đã cài đặt máy in thì trong cửa sổ Printers and Faxes sẽ có biểu tượng máy in. Và muốn thiết lập các thông số cho máy in, bạn kích phải chuột vào biểu tượng máy in và chọn Properties.

+ Nếu máy tính chưa cài đặt máy in thì cửa sổ Printers and Faxes sẽ trống, khi đó muốn in được bạn phải có máy in kết nối vào máy tính và thực hiện việc cài đặt máy in.

- Quản lý chuột máy tính

+ Kích đúp chuột vào biểu tượng . Cửa sổ Mouse Properties sẽ xuất hiện

+ Thiết lập chức năng của các nút bấm chuột bằng cách kích vào thẻ buttons

Hình 5.9

+ Chọn hình dáng chuột bằng cách kích vào thẻ Pointers

Hình 5.10

Lựa chọn này cho phép bạn đảo ngược lại chức năng của nút trái chuột và nút phải chuột. Giữ và kéo chuột để điều chỉnh tốc độ nhanh chậm khi kích đúp chuột.

Kiểm tra tốc độ kích đúp chuột vừa thiết lập. Lựa chọn này cho phép bạn kéo chuột mà không phải giữ vào nút trái chuột.

Kích vào mũi tên và lựa chọn các hình dáng khác nhau cho chuột.

Các giải thích về các biểu tượng chuột khác nhau

+ Thiết lập các tùy chọn bằng cách cho chuột: kích vào thẻ Pointer Options: hộp thoại sẽ xuất hiện như trên hình 5.11.

Hình 5.11

Bài 5.5: Quản lý tài khoản người dùng

Tương tự như các phiên bản trước, Windows XP là hệ điều hành hỗ trợ nhiều người dùng. Mỗi người dùng cần có một tài khoản, bao gồm tên tài khoản (account) và password (nếu cần). Sau khi cài đặt, theo mặc định sẽ có 2 tài khoản là “Administrator” và “Guest”. (Tuy nhiên, “Guest” được đặt ở chế độ không hoạt động - Disabled). Số lượng tài khoản có thể tạo ra không hạn chế, tùy theo lượng người sử dụng máy. Người dùng có thể tùy biến các thông tin về hệ điều hành trong tài khoản của mình mà không làm ảnh hưởng đến tài khoản của người khác. Thông tin của từng tài khoản (bao gồm: giao diện, màu sắc của Windows, văn bản, danh sách các trang web ưa thích ...) sẽ được lưu trong một thư mục con có tên trùng với tên của tài khoản bên trong thư mục “Documents and Settings” trên ổ đĩa mà Windows XP được cài đặt.

Các kiểu tài khoản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong Windows XP có hai loại tài khoản chính là “Computer Administrator” và “Limited”. Thực tế đây là hai mức độ sử dụng máy khác nhau.

Giữ và kéo để lựa chọn tốc độ di chuyển chuột

Lựa chọn này cho phép chuột tự động trỏ đến nút mặc định trong các hộp thoại

Hiển thị các bước di chuyển chuột

Lựa chọn tốc độ thay đổi các bước di chưyển Không tích vào tính năng để chuột luôn xuất hiện Tích vào tính năng này để dễ dàng tìm thấy con trỏ

Một tài khoản “Limited” cho phép người chủ làm những việc sau: - Thay đổi và loại bỏ password của chính mình.

- Thay đổi giao diện, màu sắc của hệ điều hành (theme and desktop settings). - Xem thông tin trong các thư mục được chia sẻ (Shared Documents)

- Xem và sửa các thông tin do chính mình tạo ra.

Người chủ của một tài khoản “Computer Administrator” có thể làm tất cả những điều trên và:

- Tạo, thay đổi hoặc xóa bỏ các tài khoản. - Thực hiện những thay đổi mang tính hệ thống.

- Cài đặt tất cả các loại phần mềm và có thể xem mọi thông tin ở trên máy. Để làm việc với các tài khoản (tạo mới, thay đổi password, ảnh ...), ta vào

Control Panel, sau đó nhấn đúp chuột vào biểu tượng . Cửa sổ User Accounts xuất hiện với giao diện như hình 5.12. Nhìn vào cửa sổ User Account, ta có thể biết hiện có những tài khoản nào đã được tạo ra.

Hình 5.12

Truy nhập vào máy tính với tài khoản “Computer Administrator”, cửa sổ User Account cho phép bạn thay đổi các thuộc tính của tài khoản, tạo một tài khoản mới.

Tạo một tài khoản mới

Kích chuột vào dòng chữ Create a new account trên cửa sổ User Account. Khai báo các thông tin cho account mới đang được tạo (hình 5.13).

Hình 5.13

1. Nhập vào tên tài khoản mới. Sau đó kích chuột vào Next

2. Phân quyền cho người chủ tài khoản

3. Kích chuột vào Create Account để tạo tài khoản.

Như vậy trong cửa sổ User Account lúc này xuất hiện tài khoản người dùng bạn vừa tạo (hình 5.14).

Hình 5.14

Thay đổi các thuộc tính của tài khoản người dùng

Kích chuột vào tên người dùng cần thay đổi thuộc tính trong cửa sổ User Account

Cửa sổ User Account của người dùng cần thay đổi sẽ xuất hiện. Muốn thay đổi thuộc tính nào, bạn kích chuột vào thuộc tính đó (xem hình 5.15).

Hình 5.15

+ Thay đổi tên tài khoản: kích chuột vào Change the name. Xóa tên cũ, nhập tên mới và kích vào nút Change name. Tài khoản của bạn sẽ mang tên mới nhập.

Hình 5.16

+ Tạo mật khẩu cho tài khoản chưa có mật khẩu hoặc thay đổi mật khẩu cho

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giáo trình sử dụng hệ điều hành và quản lý máy tính (Trang 59 - 98)