Đánh giá chung về công tác thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo.

Một phần của tài liệu chính sách xóa đói giảm nghèo huyện đại từ thái nguyên (Trang 29 - 30)

phụ nữ thực hiện là một ví dụ điển hình.

Có thể thấy rằng Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đại Từ - Thái Nguyên có mạng lưới giao dịch rộng khắp từ huyện đến cơ sở. Với mô hình này, Ngân hàng Chính sách đã hoạt động tích cực và hiệu quả, đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho hộ nghèo thiếu vốn sản xuất, đóng góp tích cực thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xoá đói giảm nghèo. Nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng chủ yếu do Trung tâm điều hành tác nghiệp Ngân hàng Chính sách xã hội Việt nam cấp và Ngân sách của huyện chuyển sang để cho hộ nghèo vay. Với các tạo nguồn vốn trên để mở rộng đầu tư tín dụng, đáp ứng nhu cầu vay vốn phát triển sản xuât của các hộ nghèo trên địa bàn huyện. Đến cuối năm 2013 tổng số vốn cho vay là 290.000 triệu đồng.

4 Đánh giá chung về công tác thực hiện chính sách xóa đóigiảm nghèo. giảm nghèo.

4.1Thuận lợi.

Tăng trưởng kinh tế cao và ổn định là một trong những nhân tố có ảnh hưởng lớn đến mức giảm tỷ lệ đói nghèo. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2013 là 13,8%, dự kiến năm 2014 con số này sẽ là 28,5% trở lên. Cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế, huyện Đại Từ - Thái Nguyên cũng đã đạt được những kết quả khả quan trong xóa đói giảm nghèo

Nguồn lực cho công tác xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm được tăng cường. hệ thống chính sách , cơ chế, giải pháp xóa đói giảm nghèo bước đầu được thực hiện và đi vào cuộc sống như: tín dụng ưu đãi, hướng dẫn cách làm ăn,hỗ trợ về y tế, giáo dục,…tạo hành lang pháp lý thuận lơi cho xóa đói giảm nghèo.

Chương trình xóa đói giảm nghèo đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể từ Trung ương đến cơ sở chỉ đạo sát sao và triển khai thực hiện tích cực, được nhân dân đồng tình hưởng ứng. Năng lực của cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo được tăng lên.

4.2 Khó khăn.

Tỷ lệ hộ nghèo còn cao, chủ yếu tập trung ở xã Quân chu, Na Mao. Minh Tiến, Đức Lương, Phúc Lương.

Trong tiến trình mở cửa và hội nhập nền kinh tế Việt Nam nói chung và huyện Đại Từ - Thái nguyên nói riêng đang gặp nhiều khó khăn, thách thức do phải cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế, trong khi chất lượng phát triển còn thấp, hiệu quả chưa cao, sức cạnh tranh kém.

Người nghèo còn gặp nhiều hạn chế trong việc tiếp cận và hưởng thụ các dịch vụ xã hội cơ bản. khả năng tiếp cận các dịch vụ, lợi ích của tăng trưởng và thành quả do sự phát triển mang lại cho mọi công dân một cách khách quan và công bằng chưa cao

Những thành tựu xóa đói giảm nghèo đã đạt được còn thiếu tính bền vững, nguy cơ tái nghèo còn lớn. Nguy cơ dễ bị tổn thương của người nghèo trước những rủi ro của cuộc sống (ốm đau, thiên tai, mất mùa, biến động thị trường, môi trường ô nhiễm,…) còn lớn. Mặt khác có không ít hộ tuy không thuộc diện nghèo đói nhưng mức thu nhập không ổn định nằm giáp ranh chuẩn nghèo đói cũng có nguy cơ tái đói nghèo.

Nguồn lực của huyện còn hạn hẹp, vừa phải đầu tư lớn cho sự phát triển chung của huyện vừa phải đầu tư cho xóa đói giảm nghèo, trong khi đó việc khai thác các nguồn lực chưa được nhiều và chưa có hiệu quả. Các nguồn lực cho xóa đói giảm nghèo tuy có tăng lên qua các năm nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ yêu cầu.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp. Trong khi dân số và nguồn lao động vẫn tiếp tục tăng với tốc độ cao làm cho sức ép về việc làm tăng lên. Số lao động chưa có và thiếu việc làm còn lớn.

Một phần của tài liệu chính sách xóa đói giảm nghèo huyện đại từ thái nguyên (Trang 29 - 30)