Tạo thuận lợi trong thanh toán và phục vụ khách hàng.

Một phần của tài liệu khả năng cạnh tranh của công ty bánh kẹo Hải Châu (Trang 53 - 56)

II. Những biện pháp quan trọng để nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty

3.2.Tạo thuận lợi trong thanh toán và phục vụ khách hàng.

2. Nâng cao hiệu quả của công cụ cạnhtranh giá

3.2.Tạo thuận lợi trong thanh toán và phục vụ khách hàng.

Nhìn chung, với sản phẩm là bánh kẹo thì chính sách thanh toán và phục vụ khách hàng chủ yếu được nhằm vào các khách hàng đại lý và người mua buốn.

công ty đối với các đại lý còn cứng nhắc so với một số đối thủ cạnh tranh.

Hiện tại công ty cho các đại lý và người bán buôn hưởng chiết khấu bán hàng, đồng thời cũng thưởng cho các đại lý trong trường hợp tiêu thụ được nhiều sản phẩm của công ty ở mức thấp. Điều này không kích thích các đại lý tiêu thụ sản phẩm một cách mạnh mẽ. Vì vậy công ty nên cho hưởng chiết khấu bán hàng 2% doanh số tiêu thụ đối với những đại lý mua hàng từ 5 triệu đồng trở lên và thanh toán ngay

Với chính sách phục vụ công ty cần quan tâm đến những vấn đề sau: • Phục vụ vận chuyển hàng hoá đến tận các đại lý hoặc trợ giúp cho các đại lý một phần chi phí vận chuyển.

• Bố trí nơi ăn nghỉ và tiếp đón nồng nhiệt đối với những khách hàng ở xa lỡ buổi trú lại ở công ty.

• Làm biển quảng cáo với biểu tượng của mình, công ty trợ giúp cho các đại lý biển quảng c áo và có thể cho nhân viên đến lắp đặt, trang trí gian hàng cho các đại lý.

• Cung cấp bao gói và hỗ trợ kinh phí cho việc bao gói lại các sản phẩm hàng hoá bị rách vỡ bao gói trong quá trình vận chuyển.

Thực hiện các giải pháp trên sẽ làm tăng độ tin cậy của khách hàng vào công ty và do đó công ty sẽ giữ được khách hàng của mình, góp phần làm tăng sự ổn định mạng lưới tiêu thụ

Kết luận

Trong bối cảnh cạnh tranh trong nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành bánh kẹo nói riêng đang gia tăng, việc nâng cao khả năng cạnh tranh đối với mỗi công ty trong ngành bánh kẹo là rất quan trọng. Với một công ty lớn có khả năng cạnh tranh cao như công ty hải Châu, vấn đề này cũng không thể xem nhẹ. Đánh giá đúng khả năng cạnh tranh hiện tại và đề ra được những biện pháp hiệu quả luôn là bài toán khó giải.

Nhận biết nhu cầu khách quan như vậy, trong chuyên đề tốt nghiệp này, tác giả đã hoàn thành một cách tương đối hai công việc:

Bằng phương pháp phân tích hiện đại, trên cơ sở phân tích tình hình sản xuất, kinh doanh của công ty, chuyên đề đã đánh giá sơ bộ khả năng cạnh tranh của công ty Hải Châu. Theo như kết quả phân tích, công ty Hải Châu có khả năng cạnh tranh tương đối cao.

Chuyên đề đã đề ra một số biện pháp căn bản phù hợp với điều kiện của công ty để tăng cường khả năng cạnh tranh của công ty trong tương lai.

Do thời gian và hiểu biết hạn chế nên chuyên đề chắc chắn không tránh khỏi hạn chế, tác giả rất mong nhận được sự góp ý, phê bình của các thầy, cô giáo, các cán bộ trong công ty và các các bạn.

danh mục tài liệu tham khảo

1. Giáo trìnhkinh tế thương mại, Chủ biên PGS. TS. Nguyễn Duy Bột và PGS. Đặng Đình Đào, NXBGD, năm 1997

2. Giáo trình Quản trị doanh nghiệp Thương mại , chủ biên PGS.TS. Hoàng Minh Đường và TS. Nguyễn Thừa Lộc, NXBGD,1998

3. Giáo trình Quản trị doanh nghiệp Thương mại (dùng cho cao học), PGS.TS. Nguyễn Xuân Quang và TS.nguyễn Thừa Lộc, NXBTK, 1999

4. Giáo trình Marketing Thương mại, chủ biên PGS.TS. Nguyễn Xuân quang, NXBTK,1999

5. Giáo trình quản lý chất lượng sản phẩm theo TQM và ISO- 9000, PGS.TS.nguyễn Quốc Cừ, NXB khoa học kỹ thuật, 2000.

6. Giáo trình kinh tế học vi mô, chủ biên GS.TS. Ngô Đình Giao, NXBGD, 1997.

7. Cạnh tranh bằng giảm tối đa phí tổn thương mại, Jean Guiony, NXB T.PHCM,1995

8.chiến lược cạnh tranh thị trường, Uỷ ban vật giá Nhà nước, 1990 9. Competitive strategy, Michael E.Porter, the Free Pres, 1998 10. Tài liệu của công ty bánh kẹo Hải Châu.

Một phần của tài liệu khả năng cạnh tranh của công ty bánh kẹo Hải Châu (Trang 53 - 56)