Tổng quan về tổng đài

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập viễn thông: báo cáo thực tập ở công ty thông tin tín hiệu đường sắt hà nội (Trang 35)

2.1.1 Khái niệm tổng đài.

Thành phần cốt lõi của mạng điện thoại hiện nay là các hệ thống tổng đài. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, việc thiết kế các hệ thống tổng đài ngày càng trở nên phức tạp hơn để cung cấp phương tiện cho phép các mạng có khả năng cung cấp nhiều dịch vụ hơn nữa tới khách hàng và giúp cho việc vận hành cũng như bảo dưỡng trở nên dễ dàng hơn.

Tổng đài là một hệ thống chuyển mạch có chức năng chính là thiết lập đấu nối giữa thiết bị đầu cuối phát với đầu cuối thu dựa vào địa chỉ mạng (số thuê bao) giúp cho các đầu cuối này liên lạc được với nhau và gọi ra ngoài trên một số đường thuê bao của các nhà cung cấp dịch vụ.

2.1.2 Vị trí của hệ thống tổng đài chuyển mạch trong mạng viễn thông:2.1.2.1 Vị trí trong mạng PSTN: 2.1.2.1 Vị trí trong mạng PSTN:

Mạng PSTN là mạng điện thoạichuyển mạch công cộng được chuẩn hóa do ITU với công nghệ nền tảng là công nghệ chuyển mạch kênh. Hệ thống chuyển mạch được đặt tại các nút mạng và được gọi là tổng đài. Tùy theo vị trí, chức năng của tổng đài mà trong mạng chia thành các loại:

- Tổng đài cổng quốc tế: Truy nhập trực tiếp tới các tổng đài cổng của các nước khác. Nó cũng cung cấp trợ giúp điều hành quốc tế.

- Tổng đài chuyển tiếp vùng Toll: Kết nối giữa các tổng đài của các vùng khác nhau để thực hiện chuyển tiếp vùng.

- Tổng đài chuyển tiếp nội hạt Tandem: Kết nối giữa các tổng đài nội hạt trong một vùng và tổng đài Toll qua đường trung kế.

- Tổng đài nội hạt Local:kết nối trực tiếp với các thuê bao và đấu nối tới tổng đài liên tỉnh (Toll) hoặc tổng đài tandem qua các đường trung kế. Nó ghi thông tin cước thuê bao.

Hình 2.1. Vị trí của tổng đài trong mạng PSTN

2.1.2.2 Vị trí trong mạng GSM:

Chức năng chuyển mạch chính trong mạng thông tin di động toàn cầu GSM được thực hiện bởi hệ thống con chuyển mạch (SS). Nó bao gồm một số các khối chức năng:

VLR HLR BTS PSTN/ISDN Internet Gateway MSC MSC PDSN BTS MS BTS

- Tổng đài chuyển mạch trung tâm MSC: thực hiện việc thiết lập/giải phóng cuộc gọi, quản lý thuê bao, kết nối với các mạng khác để thực hiện các cuộc gọi liên mạng. MSC quản lý các BTS và được trang bị các cơ sở dữ liệu cho phép nhanh chóng cập nhật các thông tin về thuê bao, vị trí thuê bao để có các đáp ứng phù hợp.

- Tổng đài chuyển mạch cửa ngõ GMSC: Kết nối với các mạng khác như mạng điện thoại cố định hay mạng Internet. GMSC thực hiện điều khiển các cuộc gọi từ mạng di động vào mạng điện thoại cố định và ngược lại.

2.1.3 Xu hướng sử dụng, ưu điểm tổng đài nội bộ:2.1.3.1 Xu hướng sử dụng tổng đài. 2.1.3.1 Xu hướng sử dụng tổng đài.

Ngày nay, các doanh nghiệp ngày càng phát triển lớn mạnh, nhu cầu trao đổi thông tin ngày càng nhiều, việc ra đời hàng loạt nhà cung cấp dẫn đến giá thành lắp đặt và cước điện thoại ngày càng rẻ.

Tuy nhiên việc trang bị cho mỗi cá nhân trong doanh nghiệp một số điện thoại cố định đến một lúc nào đó buộc doanh nghiệp phải suy nghĩ lại vì chi phí đầu tư và khả năng tập trung quản lý không cao.Hơn nữa, liệt kê hàng loạt số điện thoại sẽ khiến đối tác phải lúng túng khi lựa chọn số điện thoại trong danh bạ để liên hệ công việc.

Một số điện thoại duy nhất để quảng bá cho toàn doanh nghiệp sẽ là giải pháp tối ưu, thông qua hệ thống tổng đài nội bộ, cuộc gọi sẽ đến được nơi đối tác có nhu cầu liên lạc.Hơn nữa, nếu tận dụng được hết các tính năng sẵn có, người sử dụng sẽ giảm thiểu một số yêu cầu đầu tư khác mà hệ thống tổng đài nội bộ đã tích hợp sẵn.

Đối với các công ty, các văn phòng, tập thể, các khách sạn, nhà hàng… thì việc liên lạc nội bộ, chuyển cuộc gọi đến người cần nghe và bảo mật cuộc đàm thoại là rất cần thiết nên tổng đài nội bộ là một trong những lựa chọn tối ưu.

2.1.3.2 Ưu điểm của tổng đài nội bộ. Những lợi ích mà tổng đài nội bộ đem lại:

- Liên lạc nội bộ sẽ không mất cước phí bưu điện. - Bảo mật các cuộc gọi nội bộ.

- Tận dụng được hiệu quả tối đa các đường trung kế bưu điện.

-Có khả năng hỗ trợ các biện pháp tiết kiệm cho công ty, tổ chức như:

+ Có khả năng chặn cuộc gọi không mong muốn: gọi di động, gọi liên tỉnh...

+ Có thể tích hợp VoIP để liên kết giữa các trụ sở của công ty với nhau để giao dịch mà không mất phí.

+ Sử dụng 1 số liên lạc để giao dịch với khách hàng. Có tích hợp lời chào khi khách hàng của công ty gọi đến.

Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, cùng với đó là sự lớn mạnh của các nhà cung cấp mà hàng loạt các loại tổng đài lớn nhỏ phù hợp với các nhu cầu sử dụng khác nhau lần lượt ra đời.

Có khoảng hơn 100 nhãn hiệu tổng đài lớn nhỏ khác nhau, nhưng hiện tại ở nước ta, thị phần tổng đài nội bộ thường được chia bởi các hãng: Panasonic, Siemens, Ericsion, Alcatel, Nortel, Lucent, LG, Samsung, NEC – Nitsuko... và các tổng đài trong nước như Miswi, Sun...

Do đó, việc lựa chọn tổng đài nội bộ cần phải dựa vào những chỉ tiêu, cơ sở nhất định để phù hợp với yêu cầu sử dụng của từng tổ chức, từng doanh nghiệp.

- Lựa chọn theo cấu hình tổng đài:Tùy theo nhu cầu sử dụng hiện tại, tương lai mà định hướng xây dựng và trang bị theo cấu hình phù hợp hiện tại và có khả năng mở rộng về lâu dài.

- Lựa chọn theo chức năng, nhiệm vụ, nhu cầu khai thác: Sử dụng công nghệ Analog hay công nghệ số IP,tập trung cuộc gọi đến về 1 đầu mối, chuyển cuộc gọi theo yêu cầu định hướng...Đánh số nội bộ theo yêu cầu và chi tiết cuộc gọi ra thông qua hệ thống tính cước hoặc máy in. Đăng ký số theo nhóm...Sử dụng các dịch vụ khác như Hotline/warmline, Emergency/VIP Call...

2.2 Sơ đồ kết nối và hoạt động của hệ thống tổng đài của công ty TTTHđường sắt. đường sắt.

Mạng các tổng đài của công ty TTTH đường sắt được kết nối với nhau theo mạng hình sao. Tổng đài đặt tại Công ty thông tin tín hiệu đường Hà Nội quản lý và kết nối với các tổng đài đặt tại các trạm khác như: Nam Định, Vinh, Thanh Hóa, Cầu Giát.Các tổng đài tại mỗi trạm (Hà Nội, Nam Định...) cũng được nối với các tổng đài nội hạt do VNPT cung cấp để kết nối liên lạc ngoại mạng.

Khảo sát tổng đài tại trạm Hà Nội, thì tổng đài có 2 chức năng chính - Phần kết nối và quản lý kết nối thuê bao:

+ Kết nối các thuê bao trong nội mạng. + Kết nối các thuê bao với mạng ngoài. - Phần kết nối và quản lý kết nối trung kế:

Trong hình trên là màn hình hiển thị các cảnh báo sự cố trong mạng đường sắt, những tổng đài có:

• Màu xanh là hoạt động bình thường.

• Màu đỏ, da cam… là các chế độ hoạt động có sự cảnh báo.

Trên màn hình hiển thị này thì chỉ thông báo có lỗi, còn muốn biết lỗi xảy ra là lỗi gì thì ta phải dung phần mềm để kiểm tra.

2.3 Tổng đài MATRA 6550 IP PBX.

Thiết bị chuyển mạch đặt tại Công ty thông tin tín hiệu đường sắt là tổng đài MATRA 6550 IP PBX là tổng đài kỹ thuật số đa dịch vụ đồng bộ với mạng điện thoại của Ngành đường sắt. Tổng đài M6550 dùng để quản lý và kết nối các thuê bao của ngành đường sắt trong khu vưc Hà Nội.Hệ thống trang bị khá hiện đại đảm bảo tốt các yêu cầu kỹ thuật về viễn thông và các quy định của Ngành đường sắt, từ đó đảm bảo tốt thông tin liên lạc phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Công ty TTTHĐường sắt, đáp ứng yêu cầu công tác, điều chỉnh thời gian chạy tàu...Tổng đài MATRA 6550 IP PBX có rất nhiều tính năng và dịch vụ như chuyển cuộc gọi, nghe xen... tuy nhiên do một số điều kiện về nghiệp vụ của Công ty nên không khai thác hết các tính năng này.

2.3.1 Cấu trúc cứng của tổng đài MATRA 6550 IP PBX

Kiến trúc của M6550 bao gồm vòng ring nhiều trạm nhánh, một đơn vị điều khiển vòng (RCU) và một đơn vị đồng bộ vòng (RSCU).

Đơn vị điều khiển vòng (RCU): Phụ trách vận hành và bảo dưỡng hệ thống, trang bị với màn hình, bàn phím, máy in. Toàn bộ các thông số cấu hình, do người quản trị hệ thống xác định được nạp vào đĩa cứng và được nạp vào hệ thống tổng đài thông qua máy tính lập trình. Trong hệ thống song công các CCU hoạt động ở tình trạng dự phòng nóng. Các thông số cấu hình cũng được nạp song song trên đĩa của mỗi

RCU, sao cho việc chuyển đổi RCU không làm mất thông tin và không ảnh hưởng đến hoạt động của toàn bộ hệ thống.

Đơn vị đồng bộ vòng (RSCU): M6550 IP có thể là đơn công (1 RCU, 1RSCU) hoặc song công (2 RCU, 2RSCU).M6550 được trang bị các bộ đĩa cứng để nạp các chương trình và số liệu.

Các đơn vị điều khiển trạm nhánh (CCU): Các CCU được ghép nối với nhau qua vòng ring cáp đồng trục bao gồm các card để nối ghép các đầu cuối điện thoại và xử lý số liệu máy tính và các trung kế. Mỗi CCU là một cấu trúc phân cấp, có khả năng ghép nối và điều hành 320 cổng thuê bao và 150 giao diện truyền số liệu.Việc mở rộng tổng đài thông qua việc ghép thêm các CCU vào vòng ring cáp quang.

Hệ thống M6550 được trang bị dự phòng kép cho xử lý trung tâm CPU. Một CPU làm việc còn CPU kia dự phòng nóng. Phần mềm thường xuyên kiểm tra xem CPU đang hoạt động có làm việc bình thường hay không.Nếu phần mềm phát hiện thấy nhiều lỗi trong CPU đang hoạt động thì phần mềm sẽ làm cho CPU đang hoạt động dừng và đưa CPU dự phòng vào làm việc.Sự chuyển đổi này không ảnh hưởng tới người sử dụng và sự hoạt động của toàn hệ thống.

2.3.1.1 Tủ xử lý chính:

Kiến trúc của tủ xử lý chính bao gồm các khối chức năng sau: - RCU: khối điều khiển vòng Ring

- RSCU: khối điều khiển đồng bộ vòng Ring - CCU: Khối xử lý thuê bao

Việc bố trí các khối chức năng vào vòng Ring ở tủ xử lý chính để xử lý thông tin của các cuộc gọi được trình như sơ đồ hình dưới đây.

Hình 2.4 Cấu hình dự phòng nóng cho các khối RCU, RSCU và vòng Ring

* So sánh cấu trúc giữa tổng đài MC6550 với M 6550 IP PBX

Hình 2.5 So sánh cấu trúc của M6550 IP PBX và MC6550

Sự khác nhau cơ bản trong cấu trúc giữa tổng đài M6550 IP PBX và MC6550

- Cấu trúc của RCU và RSCU trong tổng đài M6550 IP PBX khác với cấu trúc trong tổng đài MC6550.

- Khối RCU của tổng đài M6550 IP PBX gồm 2 card (USJ, TAE) thay thế cho 5 card UTJ, AUT, TAD, MDV, ALV ở MC6550.

- Khối RSCU có thêm card mới CSH thay thế cho card CUH + RMH.

- RCU có thêm vị trí cho card thuê bao (tủ chính gồm: RCU+RSCU+CCU2). - Tổng đài M6550 IP PBX sử dụng PCMCIA card để thay thế cho ổ cứng và ổ

mềm truyền thống.

- Card xử lý CCU mới: USI và AMI. 2.3.1.2 Tủ xử lý thuê bao CCU.

- 02 Card RMH của hai vòng Ring A, B.

- Card AMI xử lý việc kết nối tủ CCU với hai vòng Ring A, B.

- Card USI (card USH trong tổng đài MC6550) xử lý nội bộ từng tủ CCU. - 10 khe cắm card thuê bao hoặc trung kế và 3 khe cắm card data

- Mở rộng dung lượng bằng cách kết nối thêm các tủ CCU vào vòng Ring.

Hình 2.6 Cấu trúc của tủ xử lý thuê bao CCU

- Các loại card chính của họ tổng đài M6550 IP PBX bao gồm : + LAB, LAF: cung cấp 16 cổng điện thoại analog. + LAI, LAK: cung cấp 16 cổng điện thoại digital.

+ LRF/LRD: cung cấp 8 cổng trung kế CO line ( trung kế analog). + LNR: cung cấp 1 hoặc 2PCM tốc độ 2048 Kbps/cổng E1.

+ LAS: cung cấp 8 giao diện ISDN S0, T0 trang bị đồng bộ với card CLF + LDS cung cấp 8 giao diện ISDN S0 hay T0.

+ LAE cung cấp 32 cổng điện thoại analog. + LAJ: cung cấp 32 cổng điện thoại digital. + LIE/LIC cung cấp 4 cổng E&M(2 hoặc 4 dây). + CCS: 32SRAM thay thế các tone bằng các messages.

+CLF: cung cấp 4 cổng đồng bộ hoặc không đồng bộ X.25 hay SNA/SPLC tốc độ tới 64Kbps hoặc VIP từ 19,2Kbps SNA/X25 tới 64Kbps

+ CLM: cung cấp 16 cổng không đồng bộ điều khiển lưu lượng qua XON/XOFF (hoặc RTS/CTS trên mỗi kênh) phục vụ cho việc truyền số liệu qua đường dây điện thoại V24/V28 tương thích với các giao diện V24/V10.

+ ADQ: cung cấp một trong các giao tiếp T2( 24 hoặc 32 TS), S2, T1(PCM US) hoặc PCM 32TS.

+PVI: card cung cấp 1 cổng 10/100 Base T. 2.3.1.3 Cấu trúc nguồn phân tán.

- Các bộ nguồn ADS phân tán trên từng tủ CCU.

- Điện áp vào 220V đấu song song cho các bộ nguồn ADS.

- Điện áp nạp Aqui được nạp song

2.3.2 Quản lý phần mềm hệ thống2.3.2.1 Quản lý hệ thống 2.3.2.1 Quản lý hệ thống

Đơn vị RCU cung cấp các chức năng quản lý tổng đài M6550 IP PBX. Một hệ thống có cấu trúc kép được trang bị 2 đơn vị RCU, một hoạt động trong chế độ active và một ở chế độ standby.

Mỗi CCU có 4 cổng nối tiếp không đồng bộ.Trong cấu trúc kép, các cổng của RCU active và standby được ghép lại.Những cổng này cung cấp các khả năng quản lý khác nhau với hệ thống M6550 IP PBX:

- Quản lý tại chỗ (Local Administration) - Quản lý từ xa (Remote Administration)

- Quản lý tập trung (từ một Management Center) Một số lệnh cơ bản để quản lý hệ thống:

- Lệnh XETBLS: được sử dụng để quản lý trạng thái của các khối chức năng của hệ thống (System Sercurity Block - LSB). Lệnh XETBLS bao gồm các họ sau: quản trị trạng thái LSB, liệt kê LSB, quản trị cảnh báo, quản trị trạng thái hoạt động kép của bộ xử lý trung tâm.

- Lệnh quản lý dạng đồ họa: Hiển thị dạng đồ họa của hệ thống và các khối bao gồm các thành phần của nó

2.3.2.2 Quản lý thuê bao.

- Lệnh XLIGAB: được dùng để quản lý thuê bao điện thoại, các mức cấm và các lớp đặc tính:

+ Telephone subscriber: quản lý thuê bao với địa chỉ vật lý hoặc theo số danh bạ (Dial Number – DN).

+ Features: quản lý các lớp đặc tính được xác định để gán cho các thuê bao tùy theo yêu cầu khai thác và sử dụng các dịch vụ của MC6550.

+ Restrictions: quản lý quyền hạn gọi, xác định các mức cấm cho cuộc gọi (gọi nội bộ, gọi PSTN...).

- Lệnh quản lý quyền hạn thuê bao Category là một nhóm các tham số xác định các mực cấm đối với các cuộc gọi. Có 2 loại Category:

+ PSTN category hoặc Telephone category: được sử dụng để cho phép thực hiện các cuộc gọi nội bộ và gọi ra PSTN.

+ TL category: được sử dụng cho các cuộc gọi qua đường trung kế (Trunk Line – TL).

2.3.2.3 Quản lý định tuyến Route

- Lệnh XACHMT được dùng để quản lý định tuyến. Lệnh này bao gồm một số họ được dùng để quản lý:

+ Họ lệnh “Routing quản lý định tuyến: định nghĩa các cluster, nhóm trung kế dành cho việc định tuyến một cuộc gọi.

+ Họ lệnh “Direction” quản lý nhãn của các hướng: dùng để gán nhãn cho các hướng.

2.3.2.4. Quản lý kế hoạch đánh số:

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập viễn thông: báo cáo thực tập ở công ty thông tin tín hiệu đường sắt hà nội (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w