Kiểu loại anten:

Một phần của tài liệu mạng thông tin di động GSM và công tác tối ưu hóa hệ thống tại mạng VMS_MobiFone (Trang 53 - 55)

2. Giai đoạn 1 (Phase 1): Sector hóa

3.3.5.1 Kiểu loại anten:

Trong thông tin di động người ta thường dùng hai loại anten chính là: −Anten vô hướng (omni anten): Phát xạ tín hiệu theo mọi hướng (3600). −Anten định hướng (sector anten): Chỉ phát xạ theo một hướng nhất định. Sử dụng Anten định hướng có hiệu quả chống nhiễu đồng kênh cao hơn so với Anten vô hướng.

Giảm nhiễu đồng kênh sử dụng anten định hướng (Sector hóa)

Ta đã biết vấn đề nhiễu giao thoa đồng kênh thường liên quan đến việc sử dụng lại tần số và một trong những dạng của loại nhiễu này là từ các thuê bao đang hoạt động ở những vị trí cao (các quả đồi, trên các toà nhà cao tầng...) gây nhiễu tới các cell có cùng tần số làm việc.

Hình 3-3-19 Anten vô hướng (Omni antenna)

Ta giả thiết hai cell E1 và E2 sử dụng chung một tần số và E1 có địa thế cao hơn so với E2. Một thuê bao MS đang di chuyển từ E1 tới E2. Khi thuê bao di chuyển càng gần E2, khả năng gây nhiễu của nó tới E2 càng lớn.

Khi dùng Sector Antenna:

Hình 3-3-20 Đã được Sector hóa

Bây giờ ta cũng vẫn dùng E1 và E2. Nhưng đã được sector hoá thành: EA1, EB1, EC và EA2, EB2, EC2.

MS di chuyển về phía E2, xuất phát từ EA1 (có khoảng cách lớn nhất tới E2). Khi MS vượt qua vị trí trạm EA1, nó được chuyển giao tới EB1 và khoảng cách từ MS tới E2 gần hơn. EB1 cùng tần số với EB2 nhưng như địa hình ta thấy, các nhiễu nó tạo ra đều nằm phía sau anten của EB2 (vì là anten định hướng nên có tỉ số năng lượng hướng trước trên hướng sau = 6 ÷ 15 dB). Điều này có nghĩa là khả năng chống nhiễu của hệ thống đã tăng từ 6 ÷ 15 dB. Tương tự như vậy khi MS đi tới EA2 nó chỉ tạo nhiễu cho EA1 từ phía sau của anten EA1.

Một phần của tài liệu mạng thông tin di động GSM và công tác tối ưu hóa hệ thống tại mạng VMS_MobiFone (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w