Bảo vệ chống loãng giá

Một phần của tài liệu TCDN - Chính sách chi trả cổ tức (Trang 46)

4. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG LÊN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY

4.1.7 Bảo vệ chống loãng giá

Tính đến cuối tháng 6/2008, đã có gần 50 công ty được Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà Nước cấp phép, chấp thuận về nguyên tắc cho phát hành cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông. Thực tế này làm dấy lên lo ngại về việc pha loãng cổ phiếu, ảnh hưởng thị trường niêm yết như “phong trào” phát hành năm 2007. Tuy nhiên, trong bối cảnh lãi suất vay ngân hàng cao như thời gian qua, đây được xem là cách làm khôn ngoan trong việc kiếm tìm nguồn vốn của doanh nghiệp.

Vẫn biết hiện nay việc phát hành cổ phần huy động vốn, trả cổ tức bằng cổ phiếu sẽ làm pha loãng cổ phần ảnh hưởng đến nhà đầu tư nhưng đứng về góc độ doanh nghiệp thì khó có lời giải nào khác bởi phải có vốn để đầu tư sản xuất, kinh doanh trong khi vay vốn ngân hàng phải chịu lãi suất cao và không dễ gì vay được. Tích cực sử dụng nguồn vốn giữ lại, tránh việc lạm dụng các nguồn vốn bên ngoài là một cách để bảo vệ cổ đông khỏi rủi ro loãng giá. Điều này hàm ý rằng, công ty

trả cổ tức thấp để đảm bảo nguồn vốn giữ lại tái đầu tư được tăng cường.

Nhìn chung, trong thời gian qua các công ty và ngay cả các cổ đông đều chưa chú ý đến tầm ảnh hưởng của yếu tố này trong việc lựa chọn chính sách cổ tức. Nguyên nhân là do thị trường chứng khoán còn mới, số lượng cổ phiếu, số lượng công ty còn ít mà lượng tiền nhàn rỗi của người dân rất nhiều, kể cả các nguồn vốn từ bất động sản, hay thị trường vàng, tiền tiết kiệm chuyển sang. Cộng thêm sở thích của nhà đầu tư thích các công ty phát hành quyền mua cổ phiếu mới cho cổ đông, xuất phát từ kỳ vọng vào việc thu được lãi vốn cao của nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu TCDN - Chính sách chi trả cổ tức (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w