Khảo sát các điều kiện chiết tách tối ƣu 1 Khảo sát dung môi chiết tách tối ƣu

Một phần của tài liệu nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong rễ cây dừa cạn hoa hồng tại huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế (Trang 29 - 30)

3.2.1. Khảo sát dung môi chiết tách tối ƣu

3.2.1.1. Bằng nhận định cảm quan

Tiến hành ngâm cùng một lượng bột dừa cạn với các dung môi n- hexan, clorofom, nước cất trong 5 ngày, ở nhiệt độ phòng. Chúng tôi thu được kết quả như ở hình 3.1, 3.2 và bảng 3.4

Bảng 3.4. Nhận định cảm quan màu sắc các dịch chiết với các dung môi khác nhau

Theo bảng kết quả hình 3.4, dung môi clorofom hòa tan bột rễ dừa cạn tốt nhất nên dịch chiết có màu đậm nhất. Do đó, chúng tôi chọn clorofom làm dung môi cho quá trình chiết soxhlet bột rễ dừa cạn.

Dung môi n-hexan Nƣớc cất clorofom

Màu sắc sau 5 ngày ngâm

chiết Vàng nhạt Vàng Vàng đậm

Hình 3.1. Dịch chiết clorofom- nước cất – n- hexan

Hình 3.2. Dịch lọc n- hexan- clorofom- nước cất

3.2.1.2. Bằng pháp đo mật độ quang UV- VIS

Sau 5 ngày ngâm chiết bột rễ dừa cạn hoa hồng với các dung môi n- Hexan, nước cất, cloroform, đem lọc bằng phễu buchner thu được dịch chiết.

Lấy dịch chiết đo UV- VIS để xác định mật độ quang. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.5

Bảng 3.5. Sự phụ thuộc mật độ quang của dịch chiết rễ dừa cạn vào các dung môi khác nhau

STT Tên dung môi λmax(nm) Mật độ quang

1 n- Hexan 403 1,0364

2 Nước cất Không ghi nhận Không ghi nhận

3 Clorofom 435 1,6625

Theo kết quả trên, chúng tôi nhận thấy rằng dịch chiết với dung môi là clorofom có mật độ quang cao nhất (D=1,6625), điều đó chứng tỏ thành phần chứa trong dịch chiết này là lớn nhất. Do đó, dùng dung môi này để tiến hành cho quá trình nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong rễ cây dừa cạn hoa hồng tại huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế (Trang 29 - 30)