Tập tin là một vùng được đặt tên trên thiết bị lưu trữ ,chứa các thông tin có liên quan với nhau.

Một phần của tài liệu Lập trình ngôn ngữ C (Trang 28 - 31)

liên quan với nhau.

Dữ liệu phải được lưu trữ để có thể sử dụng vào bất kỳ lúc nào.Trong máy tính dữ liệu được chứa trong các thiết bị như :đĩa cứng ,đĩa mềm ,băng từ.

Khi dữ liệu được lưu trữ trong các loại thiết bị lưu trữ nói trên ,một vùng không gian đủ lớn trên thiết bị sẽ được dành cho việc chứa dữ liệu .Mục đích của lưu trữ là để dùng lại sau này,người sử dụng được phép chỉ định tên cho vùng lưu trữ .Cuối cùng ,chương trình ứng dụng sẽ ghi dữ liệu lên vùng lưu trữ này.Bây giờ nơi này gọi là tập tin.

Phần lớn các ứng dụng cung cấp cho người sử dụng các tuỳ chọn cho phép: # Lưu công việc lên các tập tin .

# Mở các tập tin đã có sẵn. 6.2

Thuật ngữ file:

Các tập tin liên quan đến thiết kế và xử lý tập tin(file): @ Phần tử dữ liệu.

@ Bản ghi(record) @ Khoá(key) @ Tên file

@ Bắt đầu file và kết thúc file

Các khoản mục dữ liệu được gọi là các phần tử dữ liệu 6.2.2 Bản ghi (record):

Một nhóm các dữ liệu liên quan logic với nhau được gọi là bản ghi.Số lượng bản ghi trong file sẽ quy định kích thước của file.

6.2.3 Khoá(key):

Phần tử dữ liệu duy nhất xác định bản ghi gọi là khoá.Mộy tập tin có thể chứa nhiều bản ghi .Có mộ số cách phân biệt các bản ghi.Việc này thực hiện bằng cách chọn ra hoặc tạo ra một phần tử có bản chất xaqc1 định duy nhất .

6.2.4 Tên tập tin:

Chúng ta biết một tập tin được gán một tên để dễ định vị sau này.Tên tập tin dùng trong chương trình gọi là tên logic ,còn tên chứa trong đĩa được gọi là tên vật lý.Các tên này thường không giống nhau ,tuỳ vào ngôn ngữ lập trình được sử dụng.

6.2.5 Đ ầu tập tin(BOF) và cuối tập tin(EOF):

Mỗi khi tập tin được truy xuất , các vị trí BOF và EOF đánh dấu nơi bắt đầu và nơi kết thúc tập tin. Khi một file được mở,một vạch dấu được đặt tại vị trí bắt đầu bản ghi đầu tiên của file.Vạch dấu chỉ ra một file sẵn sàng cho sử dụng và bộ đệm bản ghi được tạo ra trong RAM.Khi câu lệnh READ được thực thi,nội dung bản ghi đầu tiên được đặt trong bộ đệm và được xử lý. Với mỗi câu lệnh READ tiếp theo,bản ghi kế được đặt trên cùng bộ đệm với bản ghi trước đó .

Vạch dấu EOF cho biết điểm cuối của tập tin.trong đa số các ngôc ngữ lập trình ,EOF có giá trị = -1.Điều này cần được kiểm tra trong chương trình đề tránh gây lỗi khi tìm cách đọc bản ghi vượt quá giới hạn cuối cùng.

6.3

Các loại file:

Các file được sử dụng trong các ngôn ngữ lập trình là Master file và Transaction file. 6.3.1 Master file:

File này tập hợp các bản ghi chứa các thông tin chính yếu của một thực thể ,phản ánh tình trạng hiện hành của một đối tượng.Nó tồn tại cùng với hệ thống thông tin của một công ty.

VD:trong thư viện Video ,thông tin chi tiết mượn băng của khacùh hàng được lưu trữ tại file Master. 6.3.2 Transaction file:

Đây là file thực hiện hai chức năng chính: #Ghi nhận các giao dịch được thực hiện . #Cập nhật các file Master.

Transaction file cập nhật Master file đối với khoá bản ghi chung.Không giống như Master file ,Transaction file chỉ lưu trữ thông tin trong giai đoạn ngắn.

6.4

Thuật ngữ tổ chức tập tin cho biết cách sắp xếp các bản ghi(recoder)trong một file.Nó quyết định cách thức lưu trữ một bản ghi,định vị và truy xuất như thế nào.Phần lớn các file được tổ chức như sau :

#Tuần tự. #Chỉ số.

6.4.1 Các tập tin tuần tự:

Đây là cách dễ nhất để lưu trữ và truy tìm các bãn ghi tromg một tập tin .Các bản ghi trong cách tổ chức này được lưu chứa một cách tuần tự ,nghĩa là bản ghi đầu tiên được chứa ở vị trí đầu ,bản ghi thứ hai ở vị trí thứ hai và tiếp tục.

Để đọc bản ghi thứ 50 ,máy tính bắt đầu từ bản ghi đầu tiên ,tiếp đến bản ghi thứ hai, cho tới khi tìm thấy bản ghi thứ 50.Nó không thể trực tiếp truy cập tới bản ghi thứ 50.Cách tổ chức này được sử dụng khi tất cả hoặc đa số các bản ghi có yêu cầu phải xử lý . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6.4.2 Các tập tin chỉ số:

Cách tổ chức này cho phép truy cập nhanh các thành phần của bản ghi .Một chỉ số riêng được duy trì ,gồm khoá bản ghi và vị trí bản ghi .Một tập tin chỉ số luôn luôn truy xuất bằng việc sử dụng từ khoá bản ghi.Nó tương tự như mục lục của quyển sách ,bao gồm các bài viết và số trang tương ứng .

6.5

Đoạn lệnh chú thích,tài liệu:

Sau khi hoàn thành việc viết và bẫy lỗi chương trình ,chúng ta cần viết ra một quy trình về cách chạy của chương trình ,sử dụng dữ liệu như thế nào ,có thể gặp vấn đề gì ,cách giải quyết chúng.Thực hiện các việc này gọi là viết tài liệu(code documentation).

Tài liệu rất cần thiết đối với các chương trình phức tạp trong việc chỉnh sữa ,bảo trì.Tài liệu của một chương trình bao gồm các lưu đồ ,thuật toán ,và danh sách các chương trình để lập trình viên có thể hiểu được logic của chương trình.

Các vấn đề cần quan tâm để viết một chương trình tốt: # Chương trình phải giải quyết tất cả các tình huống. # Trong chương trình phải có sử dụng các dòng chú thích. # Phải thực thi đúng trong mọi điều kiện .

#Phải có tài liệu đúng . # Càng ngắn gọn càng tốt.

# Sử dụng thời gian chạy và bộ nhớ máy tính một cách hiệu quả. Có ba nhóm đối tượng cần sử dụng tài liệu:

#Các lập trình viên. #Những người sử dụng khác. #Người sử dụng.

Giúp lập trình viên bảo trì chương trình .Bất kỳ một thay đổi nào cũng phải được ghi vào tài liệu.Nó chia thành các loại sau :

Tài liệu nội bộ. Tài liệu bên ngoài. 6.5.2 Tài liệu nội bộ:

Tài liệu này bao gồm các đặc tính của chương trình ,chúng nằm trong ngôn ngữ lập trình.Tài liệu nội bộ gồm:các biến và các hàm(được đặt tên có ý nghĩa),các chú thích phải được sử dụng nhằm làm cho chương trình rõ ràng hơn.

6.5.3 Tài liệu bên ngoài:

Tài liệu này là sổ tay hướng dẫn kèm theo chương trình .Bất kỳ một thay đổi nào trong chương trình đều phải cập nhật vào tài liệu này.Tài liệu bên ngoài bao gồm:văn bản chương trình nguồn (source program),xác định mục đích các kiểu thao tác xử lý của chương trình,một biểu đồ mô tả tổ chứa và các module khác nhau trong chương trình,giải thích các phép tính phức tạp trong chương trình ,dữ liệu chạy thử kiểm tra được dùng để đánh giá hoạt động của chương trình.

6.5.4 Tài liệu cho người sử dụng khác:

Người sử dụng khác là người không sử dụng trực tiếp chương trình.Tài liệu dành cho đối tượng này gồm:các câu lệnh cần thiết để nạp chương trình vào bộ nhớ từ thiết bị lưu trữ thứ cấp và bắt đầu thực thi chương trình ,tên các tập tin cần thiết cho chương trình ,danh sách các thông báo ,mô tả nội dung các thông báo và các hành động cần thit61 để thực hiện thông báo ,chi tiết liên quan đến các trang thiết bị được sử dụng .

6.5.5 Tài liệu cho người sử dụng:

Người sử dụng là người tương tác với chương trình chứ không liên quan đến các chi tiết ,thuật ngữ của chương trình .Tài liệu dành cho đối tượng này gồm các điểm như sau :mô tả chi tiết chương trình thực hiện cái gì,chi tiết về dữ liệu cung cấp cho chương trình ,định dạng ,nội dung ,phạm vi hạn chế các thông số ,chi tiết các câu thông báo lỗi.hạn chế đối với việc chỉnh sửa nội dung chương trình,vì thế việc lập tài liệu cũng quan trọng như thiết kế chương trình.

Một phần của tài liệu Lập trình ngôn ngữ C (Trang 28 - 31)