Công tác nghiên cứư thị trường và việc thực hiện các kế hoạch vàê tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Tân Á (Trang 30 - 31)

1. Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm tại công ty Tân Á

1.2 Công tác nghiên cứư thị trường và việc thực hiện các kế hoạch vàê tiêu thụ sản phẩm

tiêu thụ sản phẩm

Hiện nay công ty đã thành lập phòng Marketing chuyên trách về nghiên cứu thị trường và từ đó nắm bắt được nhu cầu trên thị trường và tổ chức tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, do mới thành lập nên hoạt động của phòng Marketing chưa hiệu quả. Việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, khả năng sản xuất. Công ty sử dụng một trong 2 phương pháp sau để nghiên cứu thị trường:

- Phương pháp nghiên cứu hiện trường: Nghiên cứu hiện trường chủ yếu dưới cách quan sát trực tiếp và giao tiếp với khách hàng. Phương pháp này tỏ ra có hiệu quả với công ty. Tuy vậy, lượng khách hàng không lớn nên công việc gửi đón chào hàng tới tưng khách hàng là việc làm có hiệu quả và tiết kiệm được nhiều chi phí, độ tin cậy cao.

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Công ty thường sử dụng những dự báo, những phân tích kinh tế được thu thập từ tông cục thống kê, đơn vị chủ quản và từ chính công ty mình làm tài liệu nghiên cứu.

- Thực hiện việc nghiên cứu thị trường trong giai đoạn hiện nay, công ty thành lập bộ phận nghiên cứu thị trường được chia làm 3 nhóm :

+ Nhóm 1: ở miền Bắc + Nhóm 2: ở miền Trung + Nhóm 3: ở miền Nam

Mỗi nhóm gồm 3 người trong đó có 1 người về nghiên cứu thị trường bồn INOX, 1 người phụ trách nghiên cứu thị trường bình nước nóng và năng lượng mặt trời, 1 người phụ trách về thị trường các sản phẩm khác trong đó có ít nhất một cán bộ kỹ thuật.

Riêng nhóm 3 sẽ trực tiếp chịu sự quản lý của chi nhánh phía Nam sau đó chi nhánh liên lạc về công ty.

Mỗi nhóm có nhiệm vụ nghiên cứu cầu về sản phẩm của công ty ở tất cả các ngành. Sau đó ý kiến, các thông tin được tập trung và rút ra kết luận tổng quát đưa ra hướng sản xuất có lợi nhất. Cách phân chia này sẽ tránh được tình trạng công việc chồng chất phân bổ trách nhiệm từng người và bao quát được ở mọi thị trường.

Về nghiên cứu khách hàng: hàng năm công ty tổ chức hội nghị khách hàng và hội nghị các bạn hàng vào dịp đầu năm, qua đó công ty có thể nắm bắt được các ý kiến của khách hàng bạn hàng như ưu, nhược điểm vương mắc trong việc mua bán cùng nhu cầu về chất lượng và số lượng sản phẩm đã và sẽ sử dụng của công ty. Trong hội nghị công ty có công bố các dự án và chính sách tiêu thụ sáp tới và cả nhưng hoạt động hỗ trợ bán hàng như khuyến mãi, giảm giá…

Ngoài hội nghị khách hàng công ty còn tổ chức các buổi hội thảo về khả năng xâm nhập thị trường về giá cả sản phẩm. Các buổi hội thảo này đã lôi cuốn được sự chú ý của khách hàng về công ty.

Về nghiên cứu đối thủ cạnh tranh: công ty thường xuyên có sự so sánh giá, chất lượng, chủng loại sản phẩm, các hình thức phân phối và các hoạt động bán hàng với các đơn vị trong ngành. Từ đó công ty xác định được những điểm mạnh điểm yếu của mình so với các đối thủ cạnh tranh. Việc xác thị phần của công ty cũng như các đối thủ cạnh tranh là hết sức khó khăn

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Tân Á (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w