Câu 18: Vai trò của ngân hàngTrung ương đối với sự phát triển kinh tế Liên hệ với hoạt động của

Một phần của tài liệu Đề thi Lý thuyết tài chính tiền tệ - P1 (Trang 56 - 57)

hoạt động của ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Đáp án:

1- Khái quát về ngân hàng Trung ương

• Hiểu về Ngân hàng Trung ương

• Các chức năng của Ngân hàng Trung ương

2- Khái quát các hoạt động cơ bản của Ngân hàng Trung ương: • Phát hành và đảm bảo lượng tiền cho lưu thông.

• Cho vay các Ngân hàng thương mại. • Can thiệp vào thị trường tài chính.

• Thanh tra và kiểm soát hoạt động ngân hàng thương mại và các TCTD khác. • Tổ chức hoạt động thị trường Mở.

3- Vai trò của ngân hàng Trung ương: • ổn định nền kinh tế:

 ổn định tiền tệ: Chính sách tiền tệ quốc gia và sự ổn định tiền tệ

 ổn định thị trường tài chính: Cung, cầu tiền tệ, sự biến động của lãi suất, tỷ giá và thị giá chứng khoán.

• Điều chỉnh cơ cấu kinh tế

 Điều chỉnh quy mô và cơ cấu vốn để điều chỉnh khối lượng và cơ cấu đầu tư làm thay đổi nhịp độ tăng trưởng và cơ cấu nền kinh tế.

 Điều tiết, định hướng hoạt động của thị trường chứng khoán và hoạt động của các ngân hàng thương mại.

• Tăng trưởng kinh tế:

 Tạo vốn đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế và sự gia tăng của GDP.

 Kích thích sự tăng trưởng kinh tế thông qua điều tiết mức cung tiền tệ (MS) và chính sách lãi suất.

 Tăng cường đầu tư của Nhà nước thông qua các hoạt động cung cấp tín dụng cho Chính phủ (làm đại lý phát hành trái phiếu, tín phiếu) nhằm tăng chi tiêu của chính phủ, thu hút đầu tư tư nhân, tăng tổng cầu và thu nhập quốc dân.

 Nâng cao hiệu quả đầu tư theo dự án: Xây dựng phân tích lựa chọn và khuyến khích đầu tư vào các dự án phát triển có triển vọng hiệu quả.

 Các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài.

4- Hoạt động của ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc phát huy những vai trò này: • Chống lạm phát, kiểm soát lạm phát

• Can thiệp nhằm ổn định thị trường ngoại tệ và vàng giữ vững tỷ giá và giá vàng trong thị trường có tính chất làm cơ sở ổn định thị trường tự do của tư nhân

• Cung cấp vốn và điều tiết vốn tín dụng cho nền kinh tế thông qua điều tiết lãi suất, hạn mức tín dụng của các ngân hàng thương mại: kể cả cho vay trực tiếp thường xuyên và cho vay tái chiết khấu

• Phát hành và quản lý phương tiện thanh toán mới

• Cung cấp vốn cho chính phủ thông qua việc làm đại lý phát hành về tổ chức lưu thông tín phiếu kho bạc Nhà nước.

Tuy vậy:

• Qui chế điều tiết chưa được xác định thống nhất dẫn đến việc điều hành và can thiệp vào thị trường còn chưa chủ động kịp thời →sự ổn định thiếu chắc chắn

• Tiềm lực tài chính hạn chế nên phụ thuộc vào chính phủ và Bộ Tài chính ở mức độ lớn hơn sự cần thiết.

• Các công cụ lưu thông tín dụng và công cụ tài chính còn nghèo nàn, đơn điệu cho nên chưa thu hút được tiềm lực tài chính có sẵn trong nước, đặc biệt trong dân cư và sự phát triển của thị trường tài chính quá chậm trong khi nhu cầu vốn rất lớn và cấp bách.

Một phần của tài liệu Đề thi Lý thuyết tài chính tiền tệ - P1 (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)