Phần sau đây sẽ trình bày rõ các thuộc tính của các loại giao diện và các khai báo đi kèm khi cấu hình (giải thích rõ các thông số sử dụng khi cấu hình).
4.2.2.aSơ khảo về các loại giao diện
Router có hai loại giao diện, đó là:
- Permanent interfaces: là các giao diện luôn luôn có sẵn trong router.
- Transient interfaces: có thể hiểu là các giao diện vật lý có thể gắn vào hoặc tháo ra khỏi router tùy thuộc vào các cấu hình yêu cầu.
• Permanent interfaces:
Mỗi router có hai loại permanent interfaces :
- Giao diện Ethernet dành cho quản lý: cung cấp phương pháp out-of-band để kết nối đến router, có thể kết nối đến giao diện quản lý qua mạng nhờ các ứng dụng ssh hoặc Telnet. SNMP cũng có thể sử dụng giao diện này để tập hợp các số liệu thống kê từ router.
- Giao diện Ethernet bên trong: kết nối Routing Engine đến System Control Board (SCB), System and Switch Board (SSB), Fowarding Engine Board (FEB) hoặc System and Fowarding Module (SFM). Giao diện này là đường liên kết chính giữa phần mềm JUNOS và các thành phần của Packet Fowarding Engine.
Phần mềm JUNOS sẽ boot các phần cứng của Packet Fowarding Engine, gồm các SCB, SSB, FEB, SFM, FPCs, PICs. Khi các thành phần này đã hoạt động thì board điều khiển sẽ sử dụng giao diện này để truyền thông tin trạng thái phần cứng cho phần mềm JUNOS. Giao diện này sẽ được cấu hình tự động khi phần mềm JUNOS boot.
• Transient interfaces:
Router có chứa các khe để lắp đặt các board FPC vào, mỗi FPC có thể có tới 4 PIC, cung cấp các giao diện vật lý thật sự cho mạng. Các giao diện vật lý này chính là các giao diện transient. Giao diện loại này thường được sử dụng vì ta có thể tháo và thay đổi các FPC, PIC dễ dàng bất cứ lúc nào (băng thông giới hạn tối đa cho các FPC là liên kết OC-48).
Cấu hình cho mỗi transient interface dựa vào slot của FPC, vị trí PIC được lắp đặt vào và số port trên PIC.
Tên giao diện gồm phần vật lý, luận lý và kênh theo cấu trúc sau đây:
physical<:channel>.logical
1. Phần physical: chỉ ra mặt vật lý của thiết bị, theo cấu trúc sau:
type-fpc/pic/port
type cho biết loại giao diện, một số loại giao diện điển hình như: - at-giao diện ATM 1 hoặc ATM 2
- cstm1-giao diện Channelized STM-1 QPP
- ct1-Channelized T1 QPP, ct3-Channelized T3 QPP, ce1-Channelized E1 QPP - e1-giao diện E1, e3-giao diện E3
- fe-giao diện Fast Ethernet - fxp-các giao diện bên trong:
o fxp0-giao diện quản lý Ethernet
o fxp1-giao diện Ethernet bên trong - so-giao diện SONET/SDH
- t1-giao diện T1, t3-giao diện T3
fpc cho biết số của slot FPC mà giao diện vật lý được cài đặt vào (có 8 khe FPC đánh số từ 0 đến 7)
pic cho biết vị trí của card PIC trên FPC mà giao diện vật lý được cài đặt vào (có 4 PIC trên một FPC và được đánh số từ 0 đến 3)
port cho biết số port trên PIC, số lượng port thay đổi tùy thuộc vào PIC. 2. Phần logical: tùy thuộc vào số đơn vị luận lý, có thể từ 0 đến 16384.
3. Phần channel: chỉ được sử dụng trên các giao diện phân kênh (channelized). Đối với các giao diện channelized trước đây thì kênh 0 chỉ ra giao diện channelized đầu tiên, với các giao diện channelized QPP thì kênh 1 chỉ ra giao diện channelized đầu tiên. Một giao diện SONET/SDH OC-48 có 4 kênh OC-12 đánh số từ 0 đến 3.
Ví dụ: với 1 FPC ở slot 1 có 2 OC-3 SONET PICs đặt ở các PIC vị trí 0 và 1, mỗi PIC có 2 port sẽ sử dụng các tên sau:
so-1/0/0.0 so-1/0/1.0 so-1/1/0.0 so-1/1/1.0
Một FPC ở khe 1 với 4 OC-12 ATM PICs, mỗi PIC có 1 port và 1 đơn vị luận lý được đặt tên như sau:
at-1/0/0.0 at-1/1/0.0 at-1/2/0.0 at-1/3/0.0
Router M160 hỗ trợ một số loại giao diện sau đây:
- ATM (ATM 1 và ATM 2)
- Channelized DS-3 to DS-0, Channelized DS-3 to DS-1, Channelized E1 - Channelized OC-12
- STM1
- DSC (Discard) - E1, E3
- EIA-530
- Fast Ethernet, Gigabit Ethernet - Link Services
- QPP Channelized - SONET/SDH - T1, T3
4.2.2.bCấu hình các đặc tính đường truyền
Ta cấu hình cho các giao diện hoạt động ở chế độ song công hay bán song công. Khai báo như sau:
[edit interfaces interface-name] link-mode (full-duplex half-duplex);
4.2.2.cCấu hình Media MTU
Kích thước đơn vị truyền tối đa MTU (Maximum Transfer Unit) của bất cứ loại phương tiện nào sử dụng trên một giao diện vật lý phụ thuộc vào phương thức đóng gói được sử dụng trên giao diện đó. Bảng sau liệt kê các kích thước MTU được sử dụng cho một số loại giao diện của router M160:
Loại giao diện Default MediaMTU (bytes) Maximum MTU(bytes) Default IP protocolMTU (bytes) ATM E1/T1 E3/T3 4482 1504 4474 9192 4500 4500 4470 1500 4470 Fast Ethernet 1514 4500 1500 (IPv4)1497 (ISO) Gigabit Ethernet - 1 hoặc 2 port - 4-port 1514 9192 4500 1500 (IPv4) 1497 (ISO) SONET/SDH - 1 hoặc 2 port - 4-port 4474 4470 9192 4500
Bảng 4-6: Kích thước MTU đối với các loại giao diện
Dạng đóng gói cho giao diện Số byte overhead để đóng gói ATM Cell Relay
ATM PVC Cisco HDLC Frame Relay
Point-to-Point Protocol Ethernet over ATM
4 12 28 4 4 4 Ethernet TCC Ethernet SNAP 18 22
Bảng 4-7: Số byte overhead của các dạng đóng gói
Đơn vị MTU mặc định được tính theo công thức sau:
Default media MTU = Default IP MTU + encapsulation overhead
Khi cấu hình các kết nối point-to-point, kích thước MTU ở hai phía của kết nối phải giống nhau. Còn đối với các kết nối point-to-multipoint thì tất cả các giao diện ở các mạng con phải có kích thước MTU giống nhau.
[edit interfaces interface-name]
mtu bytes;
4.2.2.dCấu hình dạng đóng gói cho giao diện vật lý
Hình thức đóng gói PPP được sử dụng mặc định cho các giao diện vật lý, do đó khi ta không cấu hình thuộc tính đóng gói thì PPP được sử dụng. Đối với các giao diện vật lý không sử dụng PPP thì ta phải cấu hình một hình thức đóng gói phù hợp để truyền các gói đi trên giao diện đó.
Các hình thức đóng gói trên một giao diện vật lý được sử dụng trong M160 : - Point-to-Point protocol: các giao diện E1, E3, T1, T3 và SONET thường sử dụng
dạng đóng gói PPP. Có hai loại, đó là:
+ Circuit cross-connect (ppp-ccc): đối với các giao diện luận lý thì không yêu cầu khai báo dạng đóng gói, do đó khi sử dụng loại này, ta chỉ cần cấu hình họ ccc mà thôi, lưu ý là phiên bản này chỉ sử dụng được đối với các kết nối có phương tiện truyền ở hai đầu kết nối giống nhau.
+ Translational cross-connect (ppp-tcc): giống như ccc nhưng có thể sử dụng cho các kết nối có phương tiện truyền ở hai đầu kết nối khác nhau.
- ATM Cell Relay: sử dụng cho các giao diện ATM, kết nối hai mạch ảo ở xa hoặc hai giao diện vật lý ATM với một đường dẫn chuyển mạch nhãn (LSP), lưu lượng trên các mạch này là các cell ATM.
Ta có thể cài đặt và cấu hình một card PIC hỗ trợ ATM 1 để sử dụng chế độ cell- relay accumulation (CAM- chế độ này không sử dụng được cho loại ATM 2). Trong chế độ này thì các cell đầu vào (1 đến 8 cells) sẽ được đóng lại thành một gói và chuyển tiếp đến đường dẫn chuyển mạch nhãn (LSP).
Ví dụ cấu hình như sau: [edit chassis] fpc 1 { pic 0 { atm-cell-relay-accumulation; } }
Và tương tự như PPP thì hình thức đóng gói này cũng có hai dạng là atm-ccc- cell-relay và atm-tcc-cell-relay.
- ATM PVC (Multiprocol Encapsulation over ATM Adaptation Layer 5): khi cấu hình giao diện ATM vật lý với hình thức đóng gói ATM PVC thì một đường hầm
ATM Adaptation Layer 5 (AAL5) sẽ được thiết lập để định tuyến các cell ATM trên đường dẫn MPLS (đường dẫn này được thiết lập giữa hai router MPLS, sử dụng giao thức LDP).
- Cisco HDLC: sử dụng cho các giao diện E1, E3, T1, T3 và SONET, cũng có hai phiên bản cisco-hdlc-ccc và cisco-hdlc-tcc giống như ở PPP.
- Ethernet over ATM: cho phép các giao diện ATM kết nối với các thiết bị sử dụng các PDU (protocol data unit) ở chế độ bắc cầu (bridged-mode).
- Ethernet Cross-Connect: các giao diện Ethernet (không có VLAN tagging) có thể sử dụng hình thức đóng gói này, có hai phiên bản là:
o CCC (ethernet-ccc): các giao diện Ethernet có TPID chuẩn (Tag Protocol ID) sử dụng loại này. Trên router M160, các card PIC với 1 port Gigabit Ethernet, 2 port Gigabit Ethernet, 4 port Gigabit Ethernet và 4 port Fast Ethernet có thể cấu hình hình thức đóng gói này.
o TCC (ethernet-tcc): cũng giống như CCC nhưng sử dụng cho các kết nối có kiểu media khác nhau ở hai phía, các card PIC trên M160 sử dụng loại này tương tự như CCC.
- VLAN Circuit Cross-Connect (vlan-ccc): sử dụng cho các giao diện Ethernet trong mạng LAN ảo (thường là giao diện Ethernet có TPID chuẩn).
- Extended VLAN Cross-Connect: sử dụng cho các giao diện Gigabit Ethernet trong mạng LAN ảo, có 2 phiên bản:
o CCC (extended-vlan-ccc): sử dụng cho các giao diện Gigabit Ethernet có TPID 0x8100, 0x9100 và 0x9901, không hỗ trợ cho các card PIC có 4 port Gigabit Ethernet.
o TCC (extended-vlan-tcc): giống như CCC nhưng sử dụng cho các kết nối có kiểu media khác nhau ở hai phía, sử dụng cho các card PIC có 1 port Gigabit Ethernet, 2 port Gigabit Ethernet, 4 port Gigabit Ethernet hoặc 4 port Fast Ethernet.
- Frame Relay (Multiprotocol Interconnect over Frame Relay): sử dụng cho các giao diện E1, E3, T1, T3 và SONET, có 2 phiên bản:
o CCC (frame-relay-ccc): sử dụng cho Frame Relay có DLCI từ 512 đến 1022, các giao diện vật lý cũng phải cấu hình frame-relay-ccc.
o TCC (frame-relay-tcc): tương tự như frame-relay-ccc nhưng sử dụng cho các kết nối có kiểu media khác nhau ở hai phía.
- Multilink Frame Relay (MLFR) User-to-Network Interface (UNI) Network-to- Network Interface (NNI) (multilink-frame-relay-uni-nni): sử dụng cho các giao diện dịch vụ liên kết (link services).
Các khả năng đóng gói (encapsulation capbilities) :
Khi ta cấu hình một dạng đóng gói điểm-điểm (PPP hoặc Cisco HDLC) trên một giao diện vật lý thì giao diện vật lý đó chỉ có một giao diện luận lý kết hợp với nó mà thôi (nghĩa là chỉ có một khai báo unit). Còn nếu cấu hình đóng gói dạng đa điểm (Frame Relay, ATM) thì một giao diện vật lý có thể có nhiều đơn vị luận lý, các đơn vị này có thể là điểm-điểm hoặc đa điểm.
Lưu ý: đối với các giao diện Ethernet có TPID tagging chuẩn thì dạng đóng gói Ethernet CCC yêu cầu giao diện vật lý chỉ có một giao diện luận lý mà thôi.
Ví dụ cấu hình dạng đóng gói cho một giao diện vật lý :
Giả sử ta cấu hình dạng đóng gói PPP trên giao diện SONET, sử dụng các giao thức IS-IS và MPLS chạy trên giao diện này:
[edit interfaces] so-7/0/0 { encapsulation ppp; unit 0 { point-to-point; family inet { address 192.168.1.113/32 { destination 192.168.1.114; } } family iso; family mpls; } }
4.2.2.eShutdown một giao diện vật lý
Để shutdown một giao diện vật lý mà không cần phải bỏ đi các khai báo trong cấu hình giao diện thì ta khai báo disable:
[edit interfaces interface-name] disable;