Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà Nước

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương hà nội (Trang 70 - 76)

a. Các nhân tố thuộc về NHTM

3.4.2Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà Nước

Cho đến nay đặc trưng cơ bản của hệ thống giám sát hoạt động tín dụng của NHNN vẫn chủ yếu là dựa trên sự tuân thủ các luật lệ đã được đặt ra, tức là

_ NHNN cần hướng dẫn việc thực hiện các Nghị quyết của NHNN, nghị định của Chính Phủ liên quan đến các NHTM một cách cụ thể, kịp thời. NHNN cũng có thể tổ chức thường xuyên các khoá tập huấn cần thiết dành cho cán bộ các NHTM.

_ NHNN cần nghiên cứu, cải tiến thủ tục để các NHTM chủ động hơn trong hoạt động, chẳng hạn trong việc quyết định mức thu các loại phí dịch vụ, chủ động trong tổ chức cơ cấu, bổ nhiệm cán bộ sao cho phù hợp với thực tiễn ở mỗi Ngân hàng.

_ Cho phép NHTM xây dựng các chính sách lương, thưởng để khuyến khích cán bộ tín dụng làm tốt, hạn chế các tiêu cực có thể nảy sinh.

_ Cùng hệ thống NHTM, NHNN cần đầy mạnh tuyên truyền, giáo dục để người dân hiểu biết đúng đắn về hoạt động Ngân hàng, ngày càng chủ

động tích cực tiếp cận NHTM. Hiểu biết đúng đắn của người dân là điều kiện cần thiết để Ngân hàng có môi trường thuận lợi cho phát triển.

3.4.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

_ Về quy trình cho vay, mặc dù đã ban hành Quy định tín dụng đối với khách hàng trọng hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, song cần ban hành những văn bản hướng dẫn cụ thể hơn nữa về thực hiện quy trình cho vay. Một số quy định cụ thể về quy trình áp dụng cho từng loại tín dụng ngắn hạn nhìn chung còn chưa đầy đủ. Căn cứ vào quy trình mà NHNN đặt ra, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cần có hướng dẫn chi tiết để giúp cán bộ tín dụng nắm bắt và thực hiện được đúng công việc đảm bảo chất lựơng công việc.

_ Về đảm bảo tiền vay, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã ban hành công văn hướng dẫn bổ sung thực hiện đảm bảo tiền vay, trong đó, có quy định các nội dung cần thực hiện. Tuy nhiên, cần có sự hướng dẫn cụ thể hơn nữa, nhất là sự hỗ trợ về chuyên môn để thành lập Tổ thẩm định tài sản đảm bảo tại Chi nhánh. Hiện nay, đây vẫn còn là một vấn đề chưa giải quyết được ở Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội.

_ Về nhân sự, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cũng cần thực hiện tốt hơn nữa chính sách về nhân sự: tuyển chọn, đào tạo cán bộ, khen thưởng, kịp thời, rõ ràng. Ngân hàng Ngoại thươngViệt Nam cần tiếp tục thường xuyên có chính sách đào tạo cán bộ qua các lớp tập huấn cấp Hệ thống, gửi cán bộ đi đào tạo chuyên sâu, nghiên cứu các nghiệp vụ mới, công nghệ Ngân hàng hiện đại trên thế giới để tìm cách áp dụng vào Ngân hàng. Tuyển chọn nhân sự ngày càng trở nên quan trọng. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam phải có chính sách tuyển chọn đúng đắn để từng bước nâng cao trình độ đội ngũ đưa Ngân hàng vươn đến tầm cao của các hoạt động và dịch vụ chuyên nghiệp, hoàn hảo.

_Về chương trình hiện đại hoá Ngân hàng, đây là chương trình mà Ngân hàng chủ động triển khai tích cực từ trước đến nay, đã đưa lại những kết quả nhất định. Trong thời gian tới, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cần tiếp tục triển khai mạnh mẽ hơn, nhanh chóng áp dụng công nghệ tiên tiến trong hoạt động của mình, đồng thời, luôn tích cực cập nhật, học hỏi công nghệ mới, tạo điều kiện áp dụng nhanh chóng các công nghệ này ở các Ngân hàng chi nhánh.

_Về phát triển hợp tác quốc tế, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác quốc tế để khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn lực bên ngoài, mở rộng hoạt động kinh doanh trên thị trường tiền tệ quốc tế, từng bước tiến gần đến các tiêu chuẩn quốc tế trong hoạt động.

_Về hình ảnh và văn hoá doanh nghiệp, Ngân hàng Ngoại thươngViệt Nam đã rất chủ động, tích cực, trong việc xây dựng thương hiệu: “An toàn, chất lượng, hiệu quả, tăng trưởng bền vững”. Việc cũng cố, làm tôn vinh thương hiệu này không chỉ trong tầm quốc gia mà còn ở tầm quốc tế có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam nói chung và hệ thống các chi nhánh nói riêng.

KẾT LUẬN.

Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, đứng trước các yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, với phương châm phát huy tối đa nguồn nội lực, tín dụng Ngân hàng trong đó tín dụng ngắn hạn luôn là giải pháp quan trọng về vốn. Để thực hiện ngày một hiệu qủa chức năng vốn có của mình, các Ngân hàng nhận thấy rằng, bên cạnh mở rộng tín dụng nền kinh tế, cần phải cho chất lượng tín dụng là yếu tố quan trọng, thậm trí là yếu tố quan trọng nhất khi thực hiện cho vay.

Vì thế nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn luôn là nội dụng quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển của các Ngân hàng, của chi nhánh Ngân Ngoại thương Hà Nội và cũng là định hướng của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Để thực hiện được chiến lược này, đòi hỏi phải có sự kết hợp của nhiều điều kiện, từ phía Ngân hàng, khách hàng và môi trường kinh tế.

Chuyên đề đã phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng ngắn hạn và chất lượng tín dụng, phân tích thực trạng hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương hà Nội trong năm qua để từ đó dưới góc độ nhà quản trị Ngân hàng đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của NHTM. Vì điểm nghiên cứu chỉ giới hạn trong một chi nhánh Ngân hàng và với quy mô nghiên cứu của một chuyên đề tốt nghiệp, nên các giải pháp đưa ra mới chỉ mang tính đề xuất.

Em hi vọng rằng phần nghiên cứu trên phần nào có ý nghĩa đối với chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội cũng như các NHTM nói chung.

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo ThS Phan Thị Hạnh cùng với các anh chị tại phòng tín dụng Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã hướng dẫn tận tình chỉ bảo em trong quá trình thực tập cũng như thực hiện chuyên đề này.

Danh mục tài liệu tham khảo

1.Quản trị Ngân hàng thương mại

2. Tiền tệ Ngân hàng và thị trường tài chính 3. Giao trình Ngân hàng thương mại

4. Trang web của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội

5. Thông tin tín dụng tại phòng tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội

MỤC LỤC………

LỜI MỞ ĐẦU ... 1

CHƯƠNG 1 ... 2

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN ... 2

1.1. Tổng quan về tín dụng ngắn hạn ... 2

Khái niệm và phân loại ... 2

1.1.2 Vai trò của tín dụng ngắn hạn: ... 4 1.1.3 Các hình thức tín dụng ngắn hạn: ... 6 1.2. Chất lượng tín dụng ngắn hạn ... 9 1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá: ... 11 1.2.2.1 Nhóm các chỉ tiêu định tính: ... 11 1.2.2.2 Nhóm các chỉ tiêu định lượng: ... 12 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng ngắn hạn ... 14

a. Các nhân tố thuộc về NHTM ... 14

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI ... 22

2.1 Khái quát về chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội ... 22

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Ngoại thương ... 22

2.1.2 Tổ chức bộ máy ... 23

2.1.2.1 cơ cấu tổ chức của NHNT Hà Nội hiện nay ... 23

2.1.2.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội ... 25

2.1.3 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 của chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội ... 27

2.1.3.1 Đánh giá các mặt hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội

... 27

2.2 Thực trạng chất lượng tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội ... 33

2.2.1 Thực trạng chất lượng tín dụng tại chi nhánh ... 33

2.2.2 Qui trình tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ... 34

2.2.3 Kết quả đạt được và các hoạt động của phòng tín dụng ... 41

2.2.3.1 Thực trạng tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ... 41

2.3.3.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương HN ... 44

2.3. Đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội ... 50

2.3.1. Kết quả đạt được ... 50

CHƯƠNGIII ... 55

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI ... 55

3.1 Định hướng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội trong năm 2008 ... 55

3.2 Định hướng hoạt động tín dụng ngắn hạn của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đến năm 2008 ... 56

3.3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội ... 57

3.3.1. Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng: ... 57

3.3.2. Đa dạng hoá các hình thức thu hút vốn ngắn hạn ... 59

3.3.3. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án ... 60

3.3.4 Đảm bảo thực hiện tốt quy trình cho vay ... 62

3.3.5.Đa dạng hoá các hoạt động cho vay và dịch vụ hỗ trợ cho vay ... 63

3.3.6. Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát và quản lý các khoản cho vay ... 65 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.7.Giải pháp đẩy mạnh hoạt động maketing Ngân hàng ... 67

3.4 Kiến nghị ... 68

3.4.1 Đối với Nhà Nước ... 69

3.4.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà Nước ... 70

KẾT LUẬN. ... 73

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương hà nội (Trang 70 - 76)