Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình nuôi cá lóc thương phẩm ở tỉnh hậu giang (Trang 28)

mô hình nuôi cá lóc thương phẩm tỉnh Hậu Giang

độc lập ảnh hưởng mạnh nhất đến năng suất và lợi nhuận cá nuôi, sau đó tiến hành phân nhóm để xem xét các yếu tố ảnh hưởng này.35

i) Lượng thức ăn

Thức ăn cho nuôi cá lóc chủ yếu là cá tạp tươi sống và tác động mạnh đến năng suất cá nuôi và lợi nhuận. Tổng lượng thức ăn sử dụng ở thời điểm khảo sát có tác động thuận đến năng suất cá nuôi (Hình 4.12), còn lợi nhuận đạt cao nhất khi tổng lượng thức ăn nằm trong khoảng 100-200 tấn/1000m3 ,

việc tăng lượng thức ăn có thể gia tăng năng suất nhưng lợi nhuận thu được từ việc gia tăng thức ăn có khuynh hướng giảm nếu sử dụng lượng thức ăn lớn hơn 200 tấn/1000m3 L u o n g th u c a n > 2 0 0 ta n 1 0 0 - 2 0 0 ta n 5 0 - 1 0 0 ta n < 5 0 ta n M e a n 1 6 0 0 1 4 0 0 1 2 0 0 1 0 0 0 8 0 0 6 0 0 4 0 0 2 0 0 0 Na n g s u a t v u 1 ( ta n / 1 0 0 0 m3 ) L o i n h u a n

Hình 4.12: Ảnh hưởng của lượng thức ăn đến lợi nhuận và năng suất cá nuôi ii) Mật độ thả cá

Kết quả phân tích cho thấy mật độ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, ở mật độ 150-200 con/m3

là cho năng suất cao nhất, nhưng lợi nhuận thì giảm dần khi nâng mật độ thả cá trên 200 con/m3

do thiếu hiểu biết về kỹ thuật nuôi,

nguồn nước không đảm bảo, thời tiết biến động…sẽ không đem lại hiệu quả kinh tế36 M a t d o th a > 2 0 0 c o n /m 3 1 5 0 - 2 0 0 c o n /m 3 1 0 0 - 1 5 0 c o n /m 3 5 0 - 1 0 0 c o n /m 3 < 5 0 c o n /m 3 M e a n 2 0 0 0

1 0 0 0 0

N a n g s u a t v u 1 ( ta n / 1 0 0 0 m 3 )

L o i n h u a n

Hình 4.13: Ảnh hưởng của mật độ thả cá đến lợi nhuận và năng suất cá nuôi iii) Kích cỡ cá giống

Kích cỡ cá giống cũng ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cá thu hoạch. Kết quả phân tích Hình 4.14 cho thấy cá giống có kích cỡ nhỏ hơn lồng 7 sẽ cho năng suất và lợi nhuận cao nhất, do người dân ương cá đến kích cỡ phù hợp sẽ đem thả nuôi. Khi tăng kích cỡ cá giống trên mức lồng 7 thì lợi nhuận giảm dần. Kich co ca g io n g

>= Long 10 Long 8-9 =< Long 7 M e a n 1000 800 600 400 200 0

Nang s uat v u 1 ( tan/ 1000 m3)

Loi nhuan

Hình 4.14: Ảnh hưởng của kích cỡ cá giống đến lợi nhuận và năng suất cá nuôi37 iv) Kích cỡ thu hoạch

Kết quả phân tích Hình 4.15 cho thấy khi kích cỡ cá thu hoạch bình quân 700 g/con thì năng suất và lợi nhuận đạt cao nhất. Khi cá đạt kích cỡ thu hoạch lớn hơn 700 g/con thì lợi nhuận có xu hướng giảm dần. Vấn đề người nuôi cần quan tâm không phải là đạt năng suất cao nhất mà là đạt lợi nhuân cao nhất trong điều kiện nhất định, vì vậy khi nuôi cá đạt kích cỡ bình quân 700 g/con nên thu hoạch vì đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.

K i c h c o t h u > 7 0 0 g / c o n 7 0 0 g / c o n 6 0 0 g / c o n 5 0 0 g / c o n 4 0 0 g / c o n M e a n 1 2 0 0 1 0 0 0 8 0 0 6 0 0 4 0 0 2 0 0 0 N a n g s u a t v u 1 ( t a n /

1 0 0 0 m 3 ) L o i n h u a n

Hình 4.15: Ảnh hưởng kích cỡ cá thu hoạch đến lợi nhuận và năng suất cá nuôi 4.8 Nhận thức của người nuôi về việc sử dụng TS giá trị thấp làm thức ăn cho nuôi cá lóc

Đa số hộ nuôi khi khảo sát đều cho rằng việc sử dụng TS giá trị thấp làm thức ăn nuôi cá lóc không ảnh hưởng đến nguồn lợi tự nhiên (56,71%) vì khi mùa lũ đến sẽ được bổ sung lượng lớn cá từ nơi khác đổ về, có 40% số hộ nuôi đánh giá là có ảnh hưởng xấu. Đối với NTTS, số hộ nuôi cho là ảnh hưởng tốt chiếm tỷ lệ cao (78,57%) vì khi sử dụng cá tạp tươi sống cá ăn mau lớn, dễ tăng trọng và ít nhiễm bệnh, có 17,14% số hộ cho là bình thường. Đối với môi trường nước công cộng, có 70,0% số hộ đánh giá bình thường không ảnh hưởng đến môi trường nước do thuỷ triều cuốn những chất dơ trôi đi, có 24.29% số hộ cho rằng sử dụng nguồn cá tạp ảnh hưởng xấu đến nguồn nước vì cá nuôi bị nhiễm bệnh từ nguồn nước khác đổ về.

Đối với thực phẩm cho người nghèo, có 81,43% số hộ cho rằng không

ảnh hưởng, 14,29% số hộ xem việc sử dụng TS giá trị thấp ảnh hưởng xấu đến38 nguồn thực phẩm chủ yếu của người nghèo, sử dụng quá mức dẫn đến khan hiếm gây khó khăn cho bữa ăn của người nghèo.

Việc sử dụng TS giá trị thấp làm thức ăn cho nuôi cá lóc sẽ tạo việc làm

cho thanh niên nhàn rỗi trong vùng được rất nhiều hộ đánh giá tốt (chiếm từ 78,4%-78,8% số hộ) và tăng thu nhập cho người khai thác được cũng được nhiều hộ nuôi nhận xét tốt (chiếm 60,6% -73,0%).

Bảng 4.18: Nhận thức của người nuôi về việc sử dụng TS giá trị thấp làm thức ăn cho nuôi cá lóc

Diễn giải Vèo ao (n = 33) Vèo sông (n = 37) Tổng cộng (n = 70)

1.Đối với NLTS tự nhiên -Rất xấu 3,1 5,5 4,3 -Xấu 42,4 37,8 40,0 -Bình thường 54,5 56,7 55,7 2.Đối với NTTS -Bình thường 15,1 18,9 17,1 -Tốt 78,8 78,4 78,5 -Rất tốt 6,1 2,7 4,4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.Đối với MT nước công cộng -Xấu 39,4 10,8 24,3

-Bình thường 60,6 78,4 70,0 -Tốt 10,8 5,7

4.Đối với thực phẩm (cho người nghèo) -Xấu 15.2 13.5 14.3

-Bình thường 81.8 81.1 81.4 -Tốt 3.0 2.7 2.9

-Rất tốt 2.7 1.4

5.Đối với việc làm cho cộng đồng -Bình thường 9,1 13,5 11,4 -Tốt 84,8 81,1 82,9

-Rất tốt 6,1 5,4 5,7

6.Đối với thu nhập (người KTTS) -Bình thường 12,1 8,1 10,0 -Tốt 60,6 73,0 67,1

-Rất tốt 27,3 18,9 22,939

4.9 Những khó khăn và mong muốn của người đân trong nuôi cá lóc4.9.1 Các khó khăn 4.9.1 Các khó khăn

Qua thực tiễn điều tra cho thấy tình hình nuôi cá lóc thương phẩm ở Hậu Giang còn gặp nhiều khó khăn. Việc xác định những khó khăn của người dân có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá những vấn đề còn tồn tại cần có biện pháp giải quyết kịp thời, từ đó có những giải pháp thiết thực nhằm tìm ra hướng đi đúng đắn cho người nuôi, giúp cải thiện ổn định cuộc sống, thúc đẩy phát triển kinh tế. Sau đây là một vài khó khăn còn tồn tại trong nuôi cá lóc thương phẩm ở Hậu Giang:

- Vấn đề được quan tâm hàng đầu là thiếu vốn để đầu tư phát triển nghề ( chiếm 52,7% số hộ). Cuộc sống của người dân nuôi cá ở địa phương khá bấp bênh, để tồn tại với nghề bắt buộc phải vay vốn với lãi suất cao vì vậy thu nhập mang về không lớn.

- Vấn đề dịch bệnh lây lan cũng gây nhiều khó khăn cho người nuôi

(47,3%), do nhận thức còn hạn chế dẫn đến tình trạng nguồn nước bị ô nhiễm, dịch bệnh lây lan nhanh, người dân thiếu ý thức về việc giữ gìn nguồn nước, không có biện pháp xử lý nước thải ra kênh rạch, vì vậy dịch bệnh lây lan trên diện rộng là khó tránh khỏi và rất khó kiểm soát. Với mô hình vèo sông thì vấn đề cá bệnh lây lan khá nhanh gây khó khăn cho người nuôi (48,3%) cao hơn mô hình vèo ao (46,2%).

- Với mô hình vèo ao thì nguồn kiến thức, kỹ thuật nuôi gây khó khăn

hơn mô hình vèo sông (23,1% và 17,2%) vì người dân ít được tập huấn, chủ yếu nuôi theo kinh nghiệm là chính. Bên cạnh đó giá đầu ra sau khi thu hoạch cũng chiếm tỷ lệ khá cao trong nhận thức của người dân (chiếm 20,0%)và khó khăn này ở mô hình vèo sông cao hơn mô hình vèo ao (27,6% và 11,5%). Ngoài ra một số vấn đề còn gây khó khăn cho người nuôi như thời tiết (5,5%), giá cá mồi không ổn định (3,6%), tốn công chăm sóc (1,8%) cũng được người nuôi phản ảnh trong đợt khảo sát (Phụ lục 32).40

4.9.2 Mong muốn/đề xuất

Trong các mong muốn để cải thiện hiệu quả NTTS thể hiện ở Phụ lục 33 cho thấy, vấn đề hỗ trợ vay vốn được nhiều người nuôi cá quan tâm nhất (65,1%), mô hình vèo ao có 75% số họ được khảo sát và mô hình vèo sông có 59,3% số hộ được khảo sát mong muốn được hỗ trợ vay vốn để đầu tư cho nghề, vì vậy các ban ngành ở địa phương cần quan tâm đến vấn đề này để giúp đỡ người nuôi cá vượt khó khăn. Kế đến là vấn đề ra trạm thú y mua thuốc

hoặc học hỏi cách phòng tri bệnh của cán bộ thú y khi cá bệnh cũng là một giải pháp của người nuôi (chiếm 34,9% số hộ). Cơ quan các ban ngành cần kết hợp với địa phương đề ra hình thức kiểm tra, phòng trị bệnh kịp thời khi cá bị nhiễm bệnh. Vấn đề tập huấn kỹ thuật nuôi cũng được nhiều người nuôi mong muốn (chiếm 25,6% số hộ). Mô hình vèo ao có 12,5% số hộ và vèo sông có 33,3% số hộ khi được khảo sát mong muốn được tập huấn kỹ thuật nuôi. Điều này đòi hỏi các ban ngành có liên quan tăng cường công tác tập huấn, chuyển giao công nghệ, cung cấp các kiến thức nuôi hiệu quả để họ có thêm kiến thức về kỹ thuật nuôi. Vấn đề chờ giá bán (14,0%), tự tìm nguồn đầu ra (2,3%), nâng vèo (2,3%) cũng là những giải pháp của người dân khi nuôi cá.41

4.10 Phân tích ma trận SWOT (O): Cơ hội

-Nhu cầu sản phẩm thủy sản ngày càng tăng.

-Được nhiều người biết đến và ưa thích.

-Có cơ hội phát triển nghề. -Được sự quan tâm của các ban ngành chức năng.

( T ): Đe dọa

-Ô nhiễm môi trường.

-Nguồn thức ăn cá tạp nước ngọt ngày càng khan hiếm. -Không chủ động thị trường đầu ra.

-Không có khả năng cạnh tranh xuất khẩu do kích cỡ cá thu hoạch không đồng đều.

-Nguồn cung lớn hơn cầu. ( S ): Điểm mạnh -Tận dụng diện tích . -Ít tốn lao động. -Đầu tư ít vốn. -Thịt cá ngon, ít xương. -Tận dụng thức ăn cá tạp. -Thời gian nuôi ngắn, cá tăng trưởng nhanh.

-Dễ kiểm soát dịch bệnh, dễ thu hoạch.

Các chiến lược SO (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Tận dụng lao động nhàn rỗi trong gia đình.

-Đa dạng mô hình nuôi.

-Rút ngắn tối đa thời gian nuôi. -Trạm thủy sản của địa phương tăng cường hỗ trợ kỹ thuật cho

người nuôi. Các chiến lược ST

-Quản lí nguồn nước thải để hạn chế ô nhiễm.

-Quản lí cho ăn để đàn cá thu hoạch có kích cỡ đồng đều. -Kí hợp đồng tiêu thụ cá ổn định. -Kí hợp đồng cung cấp thức ăn cá tạp ổn định. ( W): Điểm yếu

-Trình độ văn hóa của người dân thấp.

-Chỉ sử dụng thức ăn cá tạp tươi sống.

-Nguồn cung cấp thức ăn không ổn định.

-Phải thay nước thương xuyên. -Gía đầu ra không ổn định. -Thiếu vốn phát triển nghề. Các chiến lược WO

-Cho cá ăn phù hợp theo gian đoạn tăng trưởng .

-Vay vốn phát triển từ NHNN. -Tăng cường công tác tuyên truyền tập huấn kĩ thuật nuôi cho người dân.

Các chiến lược WT

-Khai thác cá tạp đúng con nước và mùa vụ.

-Kết hợp liên ngành và các địa phương trong việc tìm nguồn đầu ra và nguồn cung cấp thức ăn cá tạp ổn định.

-Tăng cương ý thúc bảo vệ môi trường và bảo vệ nguồn lọi thủy sản42

Chương 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1 Kết luận

Thông qua việc thực hiện đề tài “Khảo sát tình hình nuôi cá lóc thương phẩm ở tỉnh Hậu Giang”, các kết luận quan trọng được rút ra như sau: (1) Đa số người dân nuôi theo kinh nghiệm là chính (chiếm 85,7%), chủ yếu chọn nuôi 2 vụ trong năm ( 55,7%), cá giống được thả có nguồn gốc từ nuôi thịt chiếm tỷ lệ cao nhất (98,3%), mật độ cá thả không chênh lệch nhiều (vèo ao: 151,7 con/m3

, vèo sông: 151,4 con/m3 ), mật độ thả vụ 2 cao hơn vụ 1.

(2) Tình hình dịch bệnh trong nuôi cá xảy ra rất phổ biến. Bệnh ký sinh trùng xuất hiện nhiều nhất ở vèo ao là 63,6%, vèo sông là 48,6%, đây là vấn đề cần được quan tâm nhất bởi vì nó quyết định sự thành bại trong nuôi cá. Đặc biệt ở mô hình vèo ao và vèo sông có chi phí sử dụng thuốc thú y cao (vèo ao: 4,8% tổng chi phí biến đổi hằng năm, vèo sông: 7,1% tổng chi phí biến đổi hằng năm).

(3) Năng suất nuôi cá lóc vèo sông cao hơn vèo ao (vèo sông: 44,2 tấn/1000m3

/vụ, vèo ao: 23,1 tấn/1000m3

/vụ). Mô hình vèo sông còn có tổng

chi phí hằng năm cho nghề nuôi cá cao hơn mô hình vèo ao( vèo sông: 1706,4 tr.đ/1000m3

, vèo ao: 873,8 tr.đ/1000m3

). Nguồn thu nhập người nuôi chỉ tính

duy nhất từ bán cá lóc thương phẩm. Tổng thu nhập từ nuôi cá lóc thương phẩm ở mô hình vèo sông cao hơn mô hình vèo ao và cả 2 mô hình này đều có thu nhập vụ 2 cao hơn vụ 1, mô hình vèo sông có tổng thu nhập cao nhất (2.012,4 triệu đồng/1000m3

/năm), tổng thu nhập từ vèo ao thấp hơn (891,3 triệu đồng/1000m3

/năm). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(4) Lợi nhuận bình quân là 169,9 tr.đ/1000m3 , vèo sông cao hơn vèo

ao.Tương tự tỷ suất lợi nhuận và hiệu quả chi phí của vèo sông cungc cao hơn vèo ao.

(5) Việc sử dụng TS giá trị thấp làm thức ăn cho cá lóc được nhiều người nuôi nhận định không ảnh hưởng đến nguồn lợi tự nhiên (56,7%) Đối với NTTS, số hộ nuôi cho là ảnh hưởng tốt chiếm tỷ lệ cao (78,6%), có 70,0% số hộ khi được khảo sát cho rằng việc sử dụng thuỷ sản giá trị thấp không ảnh hưởng đến nguồn nước công cộng và 82,9% không ảnh hưởng đến thực phẩm cho người nghèo. Trong khi đó có 82,9% và 67,1% số hộ nhận xét việc này có ảnh hưởng tốt đến việc làm và tăng thu nhập cho người khai thác.43

(6) Vấn đề thiếu vốn để đầu tư phát triển nghề gây khó khăn nhất cho người nuôi ở cả 2 mô hình (chiếm 52,7% số hộ) và vấn đề dịch bệnh lây lan cũng gây nhiều khó khăn cho người nuôi ( 47,3%). Để cải thiện hiệu quả kinh tế-kỹ thuật thì vấn đề hỗ trợ vay vốn được nhiều người nuôi cá quan tâm nhất (65,1%) và việc ra trạm thú y mua thuốc hoặc học hỏi cách phòng tri bệnh của cán bộ thú y khi cá bệnh cũng là một giải pháp của người nuôi (chiếm 34,9% số hộ).

5.2 Đề xuất

(1) Mở thêm nhiều lớp tập huấn để chuyển giao công nghệ, cung cấp thêm kiến thức về kỹ thuật nuôi có hiệu quả cho người nuôi cá.

(2) Kết hợp nhiều nguồn, cập nhật thông tin công tác đầu vào và đầu ra cho sản phẩm được đảm bảo.

(3) Cần có hình thức kiểm tra, phòng trị bệnh kịp thời khi cá bị nhiễm bệnh

(4) Xây dựng trạm khuyến nông sát người dân để có thể định hướng thời gian cải tạo, thả giống, kiểm tra môi trường nước hoặc giải quyết kịp thời những họ nuôi bị thiệt hại.

(5) Hỗ trợ vay vốn từ các ngân hàng nông nghiệp với lãi suất ưu đãi nhằm hỗ trợ cho người nuôi có nhu cầu vay vốn sản xuất.44

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Dương Nhựt Long, 2004. Giáo trình kỹ thuật nuôi cá nước ngọt. Trường Đại Học Cần Thơ.

2. Đỗ Minh Chung, 2005. Phân tích kinh tế-kỹ thuật các mô hình nuôi tôm nước lợ chủ yếu ở tỉnh Bạc Liêu. Luận văn tốt nghiệp, khoa Thuỷ sản, trường Đại học Cần Thơ.

3. Lê Xuân Sinh, 2005. Giáo trình kinh tế thủy sản, khoa Thuỷ sản, trường Đại học Cần Thơ.

4. Niên giám thống kê 2005 5. Niên giám thống kê 2006. 6. Niên giám thống kê 2007.

7. Nguyễn Huấn, 2007. Hiện trạng Sản xuất giống và kỹ thuật kích thích sinh sản cá lóc bông. Luận văn cao học, khoa Thuỷ sản, trường Đại học Cần Thơ.

8. Nguyễn Thị Thanh Nga, 2007. Phân tích kinh tế-kỹ thuật của các mô lúa cá ở khu vực tiểu dự án thủy lợi Ô Môn-Xà No. Luận văn cao học, khoa Thuỷ sản, trường Đại học Cần Thơ.

9. Nguyễn Thị Yến Linh, Diệp Hồng Phước và Nguyễn Tường Anh, 2006. Tạp chí khoa học, trường Đại học Cần Thơ, số đặc biệt Chuyên đề thủy

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình nuôi cá lóc thương phẩm ở tỉnh hậu giang (Trang 28)