Tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động SXKD của Công ty:

Một phần của tài liệu Luận văn - kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu Hải Dương (Trang 35 - 41)

I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY CHẾ BIẾN NSTP-XK HẢI DƯƠNG 1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty:

2- Tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động SXKD của Công ty:

Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có một cơ cấu quản lý thích hợp với điều kiện và đặc điểm của mình, cơ cấu tổ chức đó có đặc điểm chung và đặc điểm riêng của từng doanh nghiệp. Vì vậy để phù hợp với tính chất, quy mô hoạt động, công ty chế biến NSTP - XK Hải Dương đã tổ chức bộ máy sản xuất gồm có các phòng ban và xưởng sản xuất như sau:

Sơđồ b máy t chc qun lý ca doanh nghip.

Qua sơ đồ tổ chức quản lý của công ty ta thấy tổ chức quản lý của doanh nghiệp theo kiểu chức năng. Theo cơ cấu tổ chức này giúp các cấp quản trị điều

Giám đốc

Phó giám đốc

Phòng kỹ

thuật Phòng tài vụ Phòng kinh doanh

Phòng tổ chức hành Phân xưởng chế Phân xưởng sản Ngành kho

hành khởi công tác sự vụ, tạo điều kiện sử dụng kiến thức chuyên môn và dễ tìm các nhà quản lý.

NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG 37 Lớp 6.11

* Nhiệm vụ của các phòng ban:

- Giám đốc: Là người đứng đầu đại diện theo phát luật của Công ty, là người quản lý, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Giám đốc có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty,bảo vệ quyền lợi cho cán bộ công nhân viên, quyết định lương và phụ cấp đối với người lao động trong công ty, phụ trách chung về vấn đề tài chính đối nội, đối ngoại.

→ Giám đốc thực hiện các chức năng sau: + Tổ chức bộ máy, tổ chức cán bộ.

+ Lập kế hoạch tổng thể ngắn hạn, dài hạn. + Đầu tư xây dựng cơ bản.

Giúp việc cho Giám đốc là phó Giám đốc, ngoài ra còn có một số chuyên viên kinh tế, kỹ thuật ở các phòng ban và một số trưởng phòng.

- Phó giám đốc: Là người quản lý các công việc tại Công ty, thay thế Giám đốc điều hành mọi công việc khi giám đốc đi vắng. Tuy nhiên phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được giao.

Cụ thể đó là những việc như nghiên cứu và thực hiện các hủ trương và biện pháp kỹ thuật ngắn hạn, dài hạn, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến trong thiết kế, chế tạo sản phẩm đưa công nghệ vào sản xuất, tổ chức và quản lý, kiểm tra chất lượng các NVL, CCDC, chi tiết máy móc...

Như vậy, người trực tiếp điều hành doanh nghiệp là Giám đốc, dưới Giám đốc là Phó giám đốc, dưới nữa là các phòng, ban. Mỗi phòng, ban có nhiệm vụ cụ thể.

- Phòng kỹ thuật: Có nhiệm vụ cây dựng và quản lý vịêc thực hiện các quy trình công nghệ, quy trình kỹ thuật, các tiêu chuẩn về định mức kỹ thuật nghiên cứu chế thử và triển khai các mặt hàng mới.

- Phòng kế toán tài vụ: Chức năng giúp việc về lĩnh vực thống kê - kế toán tài chính. Đồng thời có trách nhiệm trước nhà nước theo dõi kiểm tra giám sát tình hình thực hiện thu chi tài chính và hướng dẫn thực hiện hạch toán kế toán, quản lý

tài chính đúng nguyên tắc, hạch toán chính xác, báo cáo kịp thười cho lãnh đạo và cơ quan quản lý, bảo vệ định mức vốn lưu dộng, tiến hành thủ tục vay vốn, xin cấp vốn, thực hiện kế hoạch và phân tích thực hiện phương án, biện pháp làm giảm chi phí bảo quản hồ sơ và tài liệu kế toán, phát huy và ngăn ngừa kịp thời những hành vi tham ô lãng phí, vi phạm chế độ chính sách kế toán - tài chính của nhà nước, các khoản chi phí, thuế...

- Phòng kinh doanh: Xây dựng kế hoạch sản xuất, tìm kiếm và khai thác thị trường tiêu thụ, thu thập thông tin kinh tế, đề xuất với giám đốc về mặt hàng mới. Tổ chức vùng NVL, đôn đốc thanh toán tiền hàng và tránh chiếm dụng vốn.

- Phòng tổ chức hành chính: Bao gồm bộ phận tiền lương và hành chính quản trị, đảm nhận nhiệm vụ quản trị văn phòng, tham mưu cho giám đốc trong công tác lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động, an toàn lao động, tuyển dụng và đào tạo bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho công nhân, thực hiện các chế độ của nhà nước quy định đối với người lao động.

Mỗi phòng, bàn, mỗi cá nhân đều có nhiệm vụ cụ thể hoạt động dưới sự giám sát của Giám đốc. Mỗi phòng ban là một mắc xích của cả quá trình SXKD tại Công ty.

* Theo sơ đồ trên thì cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp dược chia làm 3 bộ phận: phân xưởng chế biến, phân xưởng sản xuất và ngành kho.

- Phân xưởng chế biến: Tại đây hàng hoá được sơ chế và lọc, chọn cung cấp cho phân xưởng sản xuất.

- Phân xưởng sản xuất: đóng hộp, bai bì, đóng gói.

→ Quy trình khép kín, kỹ thuật đảm bảo thực phẩm an toàn. Kiểm tra hàng hoá đúng phẩm chất, an toàn chất lượng.

Kiểm tra các cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và thực hiện tốt quy trình công nghệ, công tác vệ sinh văn minh, công việc hoàn thành chính xác báo cáo lên cấp trên.

NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG 39 Lớp 6.11 3. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất và qui trình công nghệ của doanh nghiệp.

Nhiệm vụ chủ yếu của phân xưởng hiện nay là sản xuất kinh doanh, nhập kho hàng thực phẩm xuất nhập khẩu.

Sản phẩm chủ yếu là dưa chuột muối, thịt lợn sữa, thịt hộp, ớt khô, tương ớt…Công ty áp dụng quy trình sản xuất khá phù hợp là qui trình khép kín và liên tục từ khâu sản xuất đến khâu hoàn thành sản phẩm.

Công ty chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu HảI Dương có nhiệm vụ sản xuất và chế biến các mặt hàng nông sản thực phẩm với chất lương cao để phục vụ cho việc xuất khẩu. Để thực hiện nhiệm vụ đó kết hợp với tình hình thực tế của địa phương và chính công ty, công ty đã chia làm 2 mảng kinh doanh chính.

- Tổ chức đầu tư thu mua, chế biến các mặt hàng nông sản xuất khẩu. - Tổ chức thu mua, chế biến các mặt hàng thực phẩm xuất khẩu.

Nguyên vật liệu Sơ chế, chế biến

Bán thành phẩm

Bao bì đóng hộp

Thành phẩm (sản phẩm chính)

Sơđồ sn xut ca doanh nghip được khái quát thành 3 biu sau:

Biểu 1.

Biểu 2: QUY TRÌNH CHẾ BIẾN CẢI XA LÁT

Căn cứ vào đặc điểm sản xuất, qui trình công nghệ của từng loại, sản phẩm công ty đã tổ chức nhiều bộ phận sản xuất, mỗi bộ phận có chức năng riêng.

- Phân xưởng chế biến thực phẩm: Tổ chức thu mua nguyên liệu, chế biến thực phẩm, chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm.

- Phân xưởng chế biến nông sản: Có nhiệm vụ thu mua nguyên liệu và vận động đầu tư sản xuất, chế biến nông sản chịu trách nhiệm về chất lương sản phẩm.

Muối dưa chuột Muối Muối đợt 1 Đảo lần 2 Phân loại đóng gói Thành phẩm

Cải xa lát tươi Cho vào

bể muối Muối

Phân loại

đóng gói

NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG 41 Lớp 6.11

- Phân xưởng điện lạnh cung cáp điện, nước phục vụ cho sản xuất của đơn vị trong toàn công ty, đảm bảo an toàn về điện, giải quyết các vấn đề về sửa chữa cơ khí.

Biểu 3. Qui trình chế biến thực phẩm(thịt lợn cấp đông)

Như vậy qui trình chế biến thực phẩm và nông sản là qui trình khép kín và liên tục. Sản phẩm của công đoạn trước là nguyên liệu của công đoạn sau. Máy móc được bố chí theo kiểu dây chuyền. Vì vậy việc biến động, thay đổi ở một bộ phận sẽ kéo theo sự mất cân đối của cả dây chuyền. Đây là đặc trưng nổi bật của công ty quyết định việc tổ chức sản xuất, bố trí lao động để dây chuyền hoạt động liên tục, đều đặn, tránh lãng phí về máy móc, lao động…

Một phần của tài liệu Luận văn - kế toán tiền lương tại công ty xuất nhập khẩu Hải Dương (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)