Mô hình độ phong phú DCR-TS phụ thuộc vào độ tàn che tán rừng trong các trạng thái rừng có dạng đường cong Logit Gauss (Hình 4.29 và Phụ lục 60):
PDCR-TS = exp(Y)/(1+exp(Y)) (4.137)
(Với Y = -11,95 + 41,65*X3 - 31,06*X32 - 1,51*Z1 - 1,37*Z2 + 0,163*Z3) Từ mô hình 4.137, mã hoá các trạng thái thu được các mô hình:
- Trạng thái rừng IIIA3 PDCR-TS = exp(Y)/(1+exp(Y)) (4.138) (Với Y = -11,9453 + 41,6450*X3 - 31,0612*X32) - Trạng thái rừng IIB PDCR-TS = exp(Y)/(1+exp(Y)) (4.139) (Với Y = -13,4532 + 41,6450*X3 - 31,0612*X32) - Trạng thái rừng IIIA1 PDCR-TS = exp(Y)/(1+exp(Y)) (4.140) (Với Y = -13,3135 + 41,6450*X3 - 31,0612*X32) - Trạng thái rừng IIIA2 PDCR-TS = exp(Y)/(1+exp(Y)) (4.141) (Với Y = -11,7820 + 41,6450*X3 - 31,0612*X32)
Xác suất bắt gặp DCR-TS ở những điều kiện độ tàn che tác rừng khác nhau trong 4 trạng thái rừng (Bảng 4.52 và Hình 4.29)
Từ mô hình 1.138 - 1.141 và hình 4.29 cho thấy, tối ưu độ tàn che của DCR- TS như nhau (0,7), nhưng xác suất bắt gặp DCR-TS cao nhất trong 4 trạng thái rừng lại khác nhau, tương ứng với trạng thánh IIB, IIIA1, IIIA2 và IIIA3 là: 0,8822; 0,6238; 0,6560 và 0,8981.
Bảng 4.52. Độ phong phú cây tái sinh dầu con rái tuỳ thuộc vào
độ tàn che trong 4 trạng thái rừng Độ tàn che
tán rừng
Độ phong phú của cây DCR-TS trong 4 trạng thái rừng
IIB IIIA1 IIIA3 IIIA3
0,4 0,1462 0,1645 0,4766 0,4361 0,5 0,4023 0,4363 0,7816 0,7525 0,6 0,5870 0,6205 0,8832 0,8653 0,7 0,6173 0,6498 0,8956 0,8793 0,8 0,4959 0,5308 0,8395 0,8163 0,9 0,2437 0,2704 0,6316 0,5928
1,0 0,0537 0,0612 0,2318 0,2040
So với trạng thái IIIA3, xác suất bắt gặp DCR-TS khi có cùng độ tàn che tán rừng (0,7) có khác biệt đáng kể (Bảng 4.53). Từ bảng số liệu 4.53 cho thấy, Xác suất bắt gặp DCR-TS ở trạng thái IIIA3 thấp hơn 0,1 lần so với trạng thái rừng IIB. Tương ứng cao hơn 1,7 và 1,2 lần so với trạng thái IIIA1 và IIIA2.
Bảng 4.53. So sánh sai khác về độ phong phú DCR-TS tuỳ thuộc vào độ tàn che tán
rừng trong các trạng thái rừng
Độ tàn che tán rừng OR
IIIA3 - IIB IIIA3 - IIIA1 IIIA3 v-IIIA2
Cùng độ tàn che (0,7) 0,1 1,7 1,2
Khác độ tàn che (0,7 và 0,5) 0,02 3,5 16,1
Cũng từ số liệu bảng 4.53 cho thấy, khi độ tàn che tán rừng thay đổi từ 0,7 - 0,5 giữa các trạng thái rừng, thì độ phong phú của DCR-TS ở trạng thái rừng IIIA3 thấp hơn 0,02 lần so với trạng thái IIB và cao hơn tương ứng 3,5 và 16,1 lần so với trạng thái rừng IIIA1 và IIIA2 (Bảng 4.53).
4.4.3.3. Ảnh hưởng của độ tàn che đến vên vên
0,00 0,10 0,20 0,30 0,40 0,50 0,60 0,70 0,80 0,90 1,00 0,2 0,3 0,4 0,5 0,6 0,7 0,8 0,9 1,0 1,1 IIIA3 IIB IIIA1 IIIA2
Xác suất bắt gặp DCR-TS (P)
Độ tàn che tán rừng
Hình 4.29. Biểu đồ mô tả xác suất bắt gặp dầu con rái giai đoạn D1.3 < 10 cm dưới ảnh hưởng của độ tàn che trong trạng thái rừng IIB, IIIA1, IIIA2 và IIIA3
Mô hình mô tả xác suất bắt gặp VeV-TS khi phụ thuộc vào độ tàn che tán rừng trong các trạng thái rừng khác nhau có dạng đường cong Logit Gauss (Hình 30 và Phụ lục 61):
PVeV-TS = exp(Y)/(1+exp(Y)) (4.142)
(Với Y = -23,81 + 69,21*X3 - 47,91*X32 - 0,96*Z1 - 0,58*Z2 + 0,32*Z3)
Khai triển mô hình 4.142 bằng cách mã hoá các trạng thái rừng, các mô hình 4.143 - 4.146 được xây dựng. - Trạng thái rừng IIIA3 PVeV-TS = exp(Y)/(1+exp(Y)) (4.143) (Với Y = -19,9500 + 57,4232*X3 - 39,1154*X32) - Trạng thái rừng IIB PVeV-TS = exp(Y)/(1+exp(Y)) (4.144) (Với Y = -20,4455 + 57,4232*X3 - 39,1154*X32) - Trạng thái rừng IIIA1 PVeV-TS = exp(Y)/(1+exp(Y)) (4.145) (Với Y= -20,5436 + 57,4232*X3 - 39,1154*X32) - Trạng thái rừng IIIA2 PVeV-TS = exp(Y)/(1+exp(Y)) (4.146) (Với Y = -19,8422 + 57,4232*X3 - 39,1154*X32)
Xác suất bắt gặp VeV-TS trong nhưng điều kiện độ tàn che tán rừng khác nhau trong các trạng thái rừng (Bảng 5.54 và Hình 4.30)
Bảng 4.54. Độ phong phú cây tái sinh vên vên tuỳ thuộc vào
độ tàn che trong 4 trạng thái rừng Độ tàn che
tán rừng
Độ phong phú của cây VeV-TS trong 4 trạng thái rừng
IIB IIIA1 IIIA3 IIIA3
0,5 0,1805 0,1665 0,2871 0,2656
0,6 0,4817 0,4573 0,6295 0,6041
0,7 0,6420 0,6192 0,7663 0,7464
0,8 0,6128 0,5893 0,7432 0,7221
1,0 0,1055 0,0966 0,1774 0,1622
Phân tích mô hình 4.143 - 4.146 và hình 4.30 cho thấy, mặc dù tối ưu độ tàn che của VeV-TS ở trong 4 trạng thái rừng IIB, IIIA1, IIIA2 và IIIA3 là giống nhau (0,72), nhưng xác suất bắt gặp VeV-TS lại khác nhau giữa các trạng thái. Tương ứng là: 0,7657; 0,5549; 0,6465 và 0,8177.
Phân tích mô hình 4.143 - 4.146 cho thấy, xác suất bắt gặp VeV-TS khi độ tàn che tàn rừng như nhau (0,72) giữa các trạng thái thì sai khác độ phong phú của VeV-TS giữa trạng thái IIIA3 thấp hơn 0,5 lần so với trạng thái IIB. Tương tự cao hơn 5,2 và 12,7 lần so với trạng thái rừng IIIA2 và IIIA3 (Bảng 4.55).
Bảng 4.55. So sánh sai khác về độ phong phú VeV-TS tuỳ thuộc vào
độ pH đất trong các trạng thái rừng
Độ tàn che tán rừng IIIA OR
3 - IIB IIIA3 - IIIA1 IIIA3 - IIIA2
Cùng độ tàn che (0,72) 0,5 1,8 0,8
Khác độ tàn che (0,7 và 0,5) 0,13 5,2 12,7
THẢO LUẬN CHUNG VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (1) Về ảnh hưởng của trạng thái rừng
0,00 0,10 0,20 0,30 0,40 0,50 0,60 0,70 0,80 0,90 0,4 0,5 0,6 0,7 0,8 0,9 1,0 1,1 IIIA3 IIB IIIA1 IIIA2
Xác suất bắt gặp VeV-TS (P)
Độ tàn che tán rừng
Hình 4.30. Biểu đồ mô tả xác suất bắt gặp vên vên giai đoạn D1.3 < 10 cm dưới ảnh hưởng của độ tàn che trong trạng thái rừng IIB, IIIA1, IIIA2 và IIIA3
Kết quả nghiên cứu đã chứng tỏ rằng, tần số bắt gặp dầu song nàng, dầu con rái và vên vên có quan hệ chặt chẽ với trạng thái rừng. Ở những trạng thái rừng ít bị tác động, tính ổn định cao (IIIA3 và IIIA2) thì tần suất xuất hiện dầu song nàng, dầu con rái và vên vên cao hơn so với những trạng thái rừng chưa ổn định (IIB và IIIA1). Điều đó xảy ra có thể lý giải bởi trạng thái rừng IIIA3 và IIIA2 tồn tại nhiều cây mẹ hơn so với trạng thái rừng IIB. Ngoài ra, điều kiện sống ở trạng thái rừng IIIA3 và IIIA2 có tính nguyên vẹn hơn so với trạng thái IIB và IIIA1.
+ Trong cùng một trạng thái rừng, khi tăng từ cấp tuổi 1 đến 2 và cây trưởng thành thì tần số xuất hiện dầu song nàng, dầu con rái và vên vên cũng tăng dần. Riêng dầu song nàng ở cấp tuổi 2 có tần suất bắt gặp thấp hơn cấp tuổi 1 trong cùng một trạng thái, kể cả trạng thái rừng IIB và IIIA1. Điều đó xảy ra là do sự đào thải tự nhiên của dầu song nàng trong điều kiện bị che bóng lâu dài dưới tán rừng. Điều này cũng đã được nhiều tác giả khẳng định [13, 19, 20], 33]. Ngoài ra, cây họ Sao - Dầu tái sinh ở trạng thái IIB chủ yếu có nguồn gốc chồi, đặc biệt là dầu song nàng. Cho nên cây tái sinh có tần suất bắt gặp thấp hơn cây trưởng thành. Thực tế cho thấy cây trưởng thành ở trạng thái IIB và IIIA1 chủ yếu là những cây còn sót lại sau tác động mạnh của con người, phẩm chất xấu.
Nói chung, trạng thái rừng là một yếu tố có ảnh hưởng đến tần số bắt gặp cây họ Sao - Dầu ở các cấp tuổi khác nhau. Độ bắt gặp cây họ Sao - Dầu ở trạng thái rừng IIIA3 và IIIA2 cao hơn IIB và IIIA1. Cây trưởng thành có tần số bắt gặp cao hơn cây tái sinh.
(2) Ảnh hưởng của độ đẩm đất
Kết quả nghiên cứu đã chứng tỏ rằng, cả 3 loài dầu song nàng, dầu con rái và vên vên đều chịu ảnh hưởng bởi yếu tố độ ẩm đất. Ở các cấp tuổi khác nhau, nhu cầu độ ẩm đất ít nhiều có khác nhau. Xu hướng chung là khi cấp tuổi tăng (kích thước cây tăng) thì nhu cầu độ ẩm của chúng cũng tăng. Số liệu nghiên cứu đã chỉ ra rằng, biên độ ẩm đất đảm bảo cho dầu song nàng tái sinh xuất hiện từ 61,1 - 81,1%; ở giai đoạn trưởng thành là 66,3 - 84,3%. Tối ưu độ ẩm đối dầu song nàng ở giai đoạn tái sinh là 71,1%, còn giai đoạn trưởng thành là 75,3%. Tương tự, biên độ
độ ẩm đất thích hợp cho vên vên ở giai đoạn tái sinh là 62,4 - 83,6%, giai đoạn trưởng thành là 63,5 - 84,6%; tối ưu cho giai đoạn tái sinh là 73,2% và giai đoạn trưởng thành là 74,1%. Đối với dầu con rái, biên độ độ ẩm ở giai đoạn tái sinh là 59,5 - 81,8%, giai đoạn trưởng thành là 63,3 - 82,6%; tối ưu ở giai đoạn tái sinh là 70,6%, còn ở giai đoạn trưởng thành là 73,0%. So sánh biên độ độ ẩm đảm bảo cho cây họ Sao - Dầu xuất hiện cho thấy, ở giai đoạn tái sinh dầu con rái sống trong biên độ độ ẩm thấp hơn so với dầu song nàng và vên vên. Ở giai đoạn trưởng thành vên vên đòi hỏi biên độ độ ẩm đất cao hơn và rộng hơn so với dầu song nàng và dầu con rái. Tuy nhiên, đặc điểm chung ở cả 3 loài cây họ Sao - dầu đều đòi hỏi độ ẩm đất trên 60%. Kết quả này phù hợp với nhận định của Nguyễn Văn Thêm (1992)[35].
Điều tra thực tế cho thấy, cả 3 loài dầu song nàng, dầu con rái và vên vên thường gặp ở ven suối, ven hồ, chân đồi. Đó là điều kiện môi trường thích hợp (không quá khô hoặc không quá ẩm). Ở điều kiện này, cây tái sinh của 3 loài phát triển tốt, đã có dấu hiệu tạo những vòng cành quanh thân. Đồng thời chúng có đầy đủ các cấp kích thước (cây mầm, cây mạ, cây con). Nhưng ở một số điều kiện độ ẩm bão hoà nước hoặc điều kiện quá khô (nơi đất trống, lỗ chống quá lớn) thì cây tái sinh của cả 3 loài chủ yếu là cây mới tái sinh từ hạt, có sức sống yếu.
Nhận thấy rằng, cho đến nay còn rất ít công trình nghiên cứu về biên độ và tối ưu độ ẩm đất của dầu con rái, vên vên trong điều kiện tự nhiên. Đối với dầu song nàng, đã có những nghiên cứu về điều kiện môi trường sống tự nhiên, nhưng ít đề cập đến yếu tố độ ẩm đất (Nguyễn Văn Thêm, 1992)[35]. Theo Nguyễn Tuấn Bình (2002)[3], độ ẩm đảm bảo cho dầu song nàng sinh trưởng phát triển tốt là từ 60 - 85%; dầu con rái là 60 - 80% và vên vên là 60 - 85%.
(3) Ảnh hưởng của độ pH đất
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, độ pH đất có ảnh hưởng đến độ phong phú của dầu song nàng, dầu con rái và vên vên ở các cấp tuổi. Ở giai đoạn tái sinh, dầu song nàng, dầu con rái và vên vên sống tốt nhất ở những nơi đất có độ pH tương ứng là 5,7, 5,3 và 5,7. Độ pH tối ưu đối với giai đoạn trưởng thành của dầu song nàng là 6,3; còn vên vên và dầu con rái tương ứng là 5,8 và 6,1. Nói chung, cả
3 loài cây đều thích hợp trong điều kiện đất có tính acid nhẹ đến trung tính. Trong điều kiện đất có tính acid hoặc bazơ cao đều không thích hợp cho chúng xuất hiện, sinh trưởng và phát triển. Ngoài ra, ở giai đoạn tái sinh cả ba loài đều đòi hỏi môi trường đất có độ pH thấp hơn so với giai đoạn trưởng thành. Theo Bùi Đoàn và Vũ Duy Thông, (2003)[12], vên vên thích hợp với môi trường đất có pH là 4,2 - 4,6.
(4) Ảnh hưởng của độ tàn che tán rừng
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, độ tàn che có ảnh hưởng đến độ bắt gặp cây tái sinh dầu song nàng, dầu con rái và vên vên. Tuy vậy, các cấp tuổi khác nhau đòi hỏi độ che bóng khác nhau. Ở giai đoạn tái sinh, dầu song nàng có thể xuất hiện ở độ tàn che từ 0,26 - 1,0, thích hợp nhất từ 0,6 - 0,9. Theo Nguyễn Văn Thêm (1992)[35], cây con dầu song nàng phát sinh rất mạnh dưới độ tàn che 0,7 - 0,8. Nguyễn Tuấn Bình (2002)[3] cho rằng, cây con dầu song nàng ở giai đoạn 6 tháng tuổi trong điều kiện vườn ươm cần độ tàn che thích hợp là 0,5 - 0,75, còn giai đoạn trên 6 tháng tuổi đến 1 năm tuổi cần độ tàn che là 0,25 - 0,5. Nguyễn Văn Thêm (1992)[35] và Nguyễn Tuấn Bình (2002)[3] còn cho rằng, khi tuổi cây tăng lên thì nhu cầu ánh sáng của dầu song nàng cũng tăng lên.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, biên độ độ tàn che thích hợp cho sự xuất hiện cây tái sinh dầu con rái là 0,59 - 0,85; tối ưu là 0,72. Tương tự, đối với vên vên là 0,63 - 0,87 và 0,75. Cây tái sinh dầu con rái và vên vên đều có nguy cơ bị chết hoặc ức chế dưới điều kiện bị che bóng hoàn toàn. Ở giai đoạn trưởng thành, độ tàn che tán rừng không ảnh hưởng lớn đến độ phong phú của chúng. Thái Văn Trừng (1985)[41] và Lê Văn Mính (1985; 1986)[18], [19], [20] cũng cho rằng, ở giai đoạn tuổi non, cả ba loài dầu song nàng, dầu rái và vên vên đều chịu bóng cao.
(5) Ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố môi trường
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, độ bắt gặp dầu song nàng, dầu con rái và vên vên phụ thuộc chặt chẽ vào 3 yếu tố độ ẩm đất, độ pH đất và độ tàn che tán rừng. Điều đó xảy ra là vì ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đến cây gỗ mang tính chất tổng hợp. Vì thế, khi xác định độ bắt gặp loài, nhà lâm học có thể căn cứ vào 1 hoặc nhiều yếu tố môi trường.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, độ phong phú cả 3 loài dầu song nàng, dầu con rái và vên vên ở giai đoạn tái sinh phụ thuộc không chỉ vào yếu tố môi trường, mà còn cả trạng thái rừng. Khi điều kiện độ ẩm đất, pH tầng đất mặt và độ tàn che tán rừng giống nhau hoặc khác nhau, thì độ phong phú của cả 3 loài này ở giai đoạn tái sinh đều giảm dần từ trạng thái IIIA3 đến trạng thái IIB, IIIA1, IIIA2. Điều đó xảy ra là vì trạng thái IIIA3 ổn định hơn so với các trạng thái rừng khác. Thực tế cho thấy, cây họ Sao - Dầu thường tái sinh ở những lỗ trống hoặc dưới độ tàn che cao từ 0,7-0,9. Kết quả này phù hợp với đánh giá của Nguyễn Văn Thêm, (1992)[35] về ảnh hưởng của độ tàn che đến mật độ cây tái sinh dầu song nàng.
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy độ phong phú của 3 loài cây trong trạng thái rừng IIB cao hơn so với IIIA1, IIIA2 và IIIA3. Điều này xảy ra là vì một số trạng thái rừng IIB nằm xen kẽ và gần với trạng thái rừng IIIA3, IIIA2 nên chúng có thể nhận được sự phát tán hạt của 3 loài cây từ trạng thái IIIA3 và IIIA2. Ngoài ra, cây họ Sao - Dầu, đặc biệt là dầu song nàng, có khả năng tái sinh chồi mạnh. Đó cũng là nguyên nhân làm cho độ phong phú của dầu song nàng, dầu rái và vên vên xuất hiện nhiều ở trạng thái rừng IIB.
Tổng hợp kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, điều kiện môi trường trong các trạng thái rừng có sự khác nhau, chúng phối hợp với nhau cùng ảnh hưởng đến độ phong phú cây họ Sao - Dầu. Trong đó ở những trạng thái rừng ổn định cao, ít bị tác động (IIIA3, IIIA2) đều là điều kiện thuận lợi cho cây họ Sao - Dầu. Trái lại, những trạng thái có tính ổn định kém, tầng tán bị phá vỡ, đất bị thoái hoá, khô cứng (IIB, IIIA1) không thuận lợi cho cây họ Sao - Dầu.
Chương 5
5.1. Kết luận
Từ những kết quả nghiên cứu, có thể đi đến những kết luận chính sau đây: (1) Độ phong phú của dầu song nàng ở các cấp tuổi đều phụ thuộc vào trạng thái rừng, độ ẩm đất, độ pH đất và độ tàn che tán rừng. Tần số bắt gặp dầu song nàng cấp tuổi 1 (giai đoạn H < 1,0 m) ở 4 trạng thái rừng IIB, IIIA1, IIIA2 và IIIA3 lần lượt là 0,42, 0,60, 0,76 và 0,80, trung bình là 0,65; ở cấp tuổi 2 (giai đoạn H > 1,0 m) tương ứng là 0,34, 0,72, 0,64 và 0,62, trung bình là 0,58. Còn đối với giai đoạn trưởng thành là 0,3, 0,74, 0,84, 0,88 và trung hình là 0,69. Độ ẩm đất thích hợp cho cấp tuổi 1 từ 60,6 – 79,6%, tối ưu là 70,1%; ở cấp tuổi 2 tương ứng là 61,9 - 82,6% và 72,3%; còn ở giai đoạn trưởng thành là 66,3 - 84,3% và 75,3%. Độ pH