XVIII. Việt nam sang thị trường Mỹ thời gian qua
1. Tổng quan về ngành thuỷ sản Việt nam.
1.2 Hệ thống bộ máy tổ chức của ngành thuỷ sản.
Bộ thuỷ sản là cơ quan quản lý nhà nước trung ương của ngành thuỷ sản Việt Nam. Bộ trưởng thuỷ sản là thành viên của Chính phủ. Giúp việc cho Bộ trưởng có các Thứ trưởng và các cơ quan tham mưu: Vụ nghề cá, Cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, Vụ kế hoạch và đầu tư, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ tổ chức cán bộ và lao động, Vụ pháp chế, Vụ Tài chính Kế tốn, Vụ hợp tác quốc tế…
Cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản với hệ thống 31 chi cục tại các địa phương có nhiệm vụ tham mưu xây dựng chính sách, trực tiếp chỉ đạo và thanh thanh tra công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
Trung tâm kiểm tra chất lượng và vệ sinh thuỷ sản gồm Văn phòng trung tâm và 6 chi nhánh trọng điểm nghề cá thực hiện chức năng là cơ quan thẩm quyền của Việt Nam về kiểm soát, bảo đảm an toàn vệ sinh chất lượng sản phẩm thuỷ sản; Trung tâm khuyến ngư Trung ương, có văn phịng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh và hệ thống các trung tâm khuyến ngư, khuyến nông tại các tỉnh , thành phố trong cả nước thực hiện chuyển giao kinh nghiệm, kỹ thuật công nghệ… giúp ngư dân phát triển sản xuất thuỷ sản tại mọi địa phương, mọi thành phần kinh tế. Tại các tỉnh ven biển, cơ quan quản lý thuỷ sản địa phương và các Sở Thuỷ sản trực thuộc UBND tỉnh, thành phố chịu sự quản lý chuyên ngành của Bộ thuỷ sản.
27
Tại các tỉnh khơng có biển, cơ quan quản lý thuỷ sản được đặt trong Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trường Đại học Thuỷ Sản Nha Trang, Khoa Thuỷ sản (Đại học Cần Thơ, Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh), các trường Trung học Thuỷ sản chịu trách nhiệm chính đào tạo nguồn nhân lực cho ngành.
Các tổ chức chính trị xã hội và nghề nghiệp có vai trị quan trọng trong tổ chức, động viên lao động nghề cá như: Cơng đồn thuỷ sản Việt Nam; Hội nghề cá Việt Nam; Hiệp hội chế biến và xuất khẩu Thuỷ sản của Việt Nam.