Sự vận hành của OSPFv3

Một phần của tài liệu Giao thức định tuyến OSPF cho IPv6 (Trang 59 - 61)

Các kỹ thuật cơ bản trong OSPFv3 vẫn được giữ nguyên không đổi. Cả OSPFv2 và OSPFv3 đều có một cơ sở trạng thái liên kết bao gồm các LSA và sự đồng bộ hóa các adjacency giữa các router. Lúc đầu sự đồng bộ được thực hiện thông qua quá trình trao đổi cơ sở dữ liệu, thông qua sự trao đổi các gói môt tả cơ sở dữ liệu, gói yêu cầu trạng thái liên kết và gói cập nhật trạng thái liên kết. Sau đó, sự đồng bộ hóa cơ sở dữ liệu được duy trì thông qua quá trình tràn lụt, quá trình xử lý các gói xác nhận trạng thái liên kết và cập nhật trạng thái liên kết. Cả OSPFv2 và OSPFv3 đều sử dụng các gói Hello để khám phá, duy trì quan hệ hàng xóm, và bình bầu DR và BDR trên các liên kết broadcast và NBMA.

Cụ thể, những chức năng vẫn được giữ nguyên không thay đổi so với OSPFv3 bao gồm:

• Cả OSPFv2 và OSPFv3 vẫn sử dụng các loại gói: Hello, mô tả cơ sở dữ liệu trạng thái liên kết, yêu cầu trạng thái liên kết, cập nhật trạng thái liên kết và xác nhận trạng thái liên kết. Trong một vài trường hợp (ví dụ như gói Hello), khuôn dạng của chúng đã có một vài thay đổi, các chức năng của các loại gói khác vẫn giống như cũ.

• Các yêu cầu hệ thống cho sự vận hành của OSPF vẫn được giữ nguyên không đổi, mặc dù OSPFv3 yêu cầu một ngăn giao thức IPv6 khi nó hoạt động trực tiếp trên lớp mạng IPv6.

• Quá trình khám phá và duy trì quan hệ hàng xóm, sự lựa chọn và thiết lập các adjacency được giữ nguyên không đổi. Nó bao gồm quá trình bình bầu DR và BDR trên các liên kết broadcast và NBMA.

• Các loại liên kết hỗ trợ bởi OSPF giữ nguyên không đổi, cụ thể là: point-to- point, broadcast, NBMA, point-to-multipoint và các virtual link.

• Cơ cấu trạng thái giao diện, bao gồm danh sách các trạng thái giao diện, và quá trình bình bầu DR và BDR vẫn giữ nguyên không đổi.

• Cơ cấu trạng thái neighbor, bao gồm danh sách trạng thái neighbor vẫn như cũ không đổi.

Tuy nhiên, một số kỹ thuật giao thức OSPF đã thay đổi. Những thay đổi này được làm rõ chi tiết trong những phần sau.

3.3.1 Cấu trúc dữ liệu giao diện

Trong OSPFv3, một giao diện kết nối một router tới một link. Cấu trúc giao diện OSPFv3 thay đổi so với cấu trúc giao diện OSPFv2 như sau:

Interface ID: Mỗi giao diện được gán một Interface ID, nó định dạng duy nhất giao diện với router. Interface ID xuất hiện trong các gói Hello gửi ra ngoài giao diện, link- local-LSA khởi tạo bởi router cho link được gắn, và Router-LSA khởi tạo bởi router để kết nối area.

Instance ID: Mỗi giao diện được gán một Instance ID, được mặc định là 0, và chỉ cần thiết để gán trên các link khác nhau.

Danh sách các LSA với phạm vi link-local: Tất cả các LSA với phạm vi link-local và được khởi tạo/tràn lụt trên link thuộc về cấu trúc giao diện kết nối tới link. Nó bao gồm tập hợp các link-LSA của link.

Danh sách các LSA với LS type chưa xác định: Tất cả các LSA với LS type chưa xác định và bit U thiết lập là 0 được giữ trong cấu trúc dữ liệu của giao diện nhận LSA.

Địa chỉ giao diện IP: Với IPv6, địa chỉ IPv6 xuất hiện trong các gói OSPF nguồn gửi tới giao diện hầu hết là một địa chỉ link-local. Một trường hợp ngoại lệ là các virtual link, chúng phải sử dụng một trong những địa chỉ site-local hay global IP của router như địa chỉ giao diện IP.

Danh sách các tiền tố liên kết: Một danh sách các tiền tố IPv6 có thể được cấu hình cho link được gắn. Chúng sẽ được quảng cáo bởi router trong các Link-LSA, để chúng có thể được quảng cáo bởi DR của link trong các intra-area-prefix-LSA.

Trong OSPFv3, mỗi giao diện router có một metric đơn, biểu diễn cost của những gói gửi ra giao diện. Hơn nữa, OSPFv3 dựa trên tiêu đề nhận thực IP và đóng gói bảo mật tải tin IP (ESP) để bảo đảm tính toàn vẹn, xác thực và bảo mật của những thay đổi định tuyến.

Các trạng thái giao diện, các khả năng, và kỹ thuật trạng thái giao diện vẫn giữ nguyên không đổi. Thuật toán DR và BDR cũng giữ nguyên không thay đổi.

3.3.2 Cấu trúc dữ liệu Neighbor

Cấu trúc neighbor thực hiện chức năng như nhau trong cả OSPFv2 và OSPFv3. Cụ thể, nó lựa chọn tất cả thông tin yêu cầu để định dạng một adjacency giữa hai router. Mỗi cấu trúc neighbor được liên kết tới một giao diện OSPF đơn. Sự khác nhau giữa cấu trúc neighbor OSPFv2 và cấu trúc neighbor OSPFv3 bao gồm:

• Interface ID của neighbor: Interface ID mà neighbor quảng cáo trong các gói Hello của nó phải được ghi vào trong cấu trúc neighbor. Router sẽ bao gồm Interface ID của neighbor trong router-LSA của router khi: quảng cáo một liên kết điểm-điểm tới neighbor hay quảng cáo một liên kết tới một mạng mà neighbor trở thành DR.

• Địa chỉ IP của neighbor: Ngoại trừ trên các virtual link, địa chỉ IP của neighbor sẽ là một địa chỉ link-local IPv6.

• DR của neighbor: Việc chọn DR của neighbor được mã hóa bởi một Router ID, thay vì bởi một địa chỉ IP.

Một phần của tài liệu Giao thức định tuyến OSPF cho IPv6 (Trang 59 - 61)