Thị trường phái sin hở Mỹ

Một phần của tài liệu phát triển công cụ phái sinh quyền chọn trên thị trường chứng khoán hiện nay (Trang 35)

Thị trường tài chính phái sinh ở Mỹ xúât hiện và phát triển gắn liền và song hành cùng với sự ra đời và phát triển của những sở giao dịch, trung tâm giao dịch lớn của nước này như Hội đồng Mậu dịch Chicago (CBOT), Sở Thương mại Chicago(CME), Sàn giao dịch chứng khoán Chicago (CBOE), các thị trường chứng khoán NYSE, NASDAQ, AMEX.

Ở thời kỳ đầu, các sở giao dịch này thường chỉ giao dịch hàng hóa là nông sản (CBOT) hay các cổ phiếu niêm yết (NYSE), cổ phiếu OTC (NASDAQ, AMEX). Tuy nhiên, từ thập kỷ 80, CBOT và AMEX chuyển hướng kinh doanh chính sang các sản phẩm tài chính phái sinh. Việc giao dịch tại các sở giao dịch này thực hiện thông qua đấu giá mở với các công cụ tựđộng hóa và khớp lệnh liên tục. Điều này giúp tạo ra tính minh bạch của các hợp đồng phái sinh đối với các thành viên của sở (các cổ đông) và các khách hàng nhằm phòng ngừa, quản lý rủi ro hoặc đầu cơ.

Các ngân hàng và các công ty tài chính thường tham gia vào giao dịch với tư cách là thành viên của Sở giao dịch thông qua việc mua cổ phần của nó để đạt được một tư cách thành viên (một chỗ ngồi). Với tư cách đó, họ có thể vừa là là môi giới để hưởng phí vừa tham gia với tư cách là nhà đầu tư thu lợi nhuận. Các nhà đầu tư, đầu cơ khác không phải là thành viên của Sở giao dịch muốn thực hiện giao dịch thì phải thông qua các công ty môi giới.

Còn sàn giao dịch chứng khoán Chicago (CBOE) được thành lập vào 1973. Ngay ngày giao dịch đầu tiên đã có 911 hợp đồng mua bán được ký kết. Tuy nhiên, thời gian đầu thì sàn giao dịch chưa được hiện đại hoá, chưa có hệ thống báo giá tự động, chưa có

các trung tâm thanh toán , mãi đến năm 1975, các dịch vụ này mới được hình thành. Đến năm 1984 thì khối lượng giao dịch thường niên qua sàn lần đầu tiên đạt đến con số 100 triệu hợp đồng, điều này chứng tỏ sự phát triển rất tốt của CBOE, từ đó kéo theo việc CBOE thành lập Viện Nghiên cứu quyền chọn; đưa vào giao dịch chỉ số Nasdaq và quyền chọn được niêm yết NYSE. Đến năm 1987 thì TTCK rơi vào khủng hoảng kéo theo sự sụp đổ của thị trường phái sinh. Tình trạng này kéo dài khoảng 02 năm thì CBOE mới khôi phục lại và từ đó đến nay thì CBOE đạt khối lượng giao dịch ở mức kỷ lục là 783 triệu hợp đồng với tổng giá trịước tính lên đến 21.214 tỷ đô la Mỹ. (www.cboe.cm)

1.6.3. Thị trường phái sinh ở Thái Lan

Sở giao dfịch sản phẩm phái sinh Thái Lan (TFEX), một thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Thái Lan (SET), được thành lập vào năm 2004 với 24 thành viên (cổ đông), hoạt động như một công ty đại chúng dưới sự giám sát của Uỷ Ban Chứng khoán và giao dịch (SEC) theo Luật Công cụ phái sinh (2003). Luật này cho phép Sở được giao dịch các hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn với các sản phẩm chủ yếu là chứng khoán, chỉ số chứng khoán, các công cụ nợ, lãi súât, hàng hóa phi nông nghiệp và các chỉ số tài chính khác (như vàng, dầu thô, ngoại tệ…)

Sở giao dịch sản phẩm phái sinh Thái Lan là thị trường giao dịch các sản phẩm phái sinh, là rào chắn rủi ro hiệu quả cho các sản phẩm giao dịch, đảm bảo công bằng và minh bạch cho thị trường tài chính Thái Lan.

Bên cạnh hạ tầng giao dịch tự động, Thái Lan có một trung tâm thanh toán (Clearing) là Công ty trách nhiệm hữu hạn thanh toán bù trừ Thái Lan (The Thailan Clearing House Company Limited) thực hiện thanh toán bù trừ cho ttá6 cả các giao dịch của Sở. Công ty này sẽ cung cấp đa dạng các giao dịch dịch vụ thanh toán từ việc đăng ký, thanh toán giao dịch, bảo lãnh hợp đồng, xử lý rủi ro cho các thành viên của nó. Vai trò quan trọng nhất của công ty này là hoạt động như một bên đối tác cho tất cả các giao dịch, nghĩa là khi người mua/ người bán thanh toán giao dịch thì công ty sẽ thực hiện nghĩa vụ của người bán/người mua trong hợp đồng; cả người mua, người bán hợp đồng chỉ giao dịch trực tiếp với công ty mà thôi (vai trò trung gian môi giới).

Khối lượng giao dịch bình quân trên ngày tại Sở giao dịch này tăng liên tục từ khoảng 3.000 hợp đồng vào quý I/2007 đến quý IV/2007 đạt bình quân 6.000 hợp

đồng/ngày, tương ứng với khối lượng giao dịch khoảng 6.000 triệu bạt (150 triệu USD)/ngày. Kết quả này phản ánh xu thế phát triển tất yếu của thị trường phái sinh ở các nước đang phát triển.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Cùng với xu hướng mở cửa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam trên lĩnh vực tài chính - tiền tệ thì việc phát triển thị trường chứng khoán và sản phẩm phái sinh đi theo nó - quyền chọn chứng khoán là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Để nhận dạng, xây dựng và phát triển quyền chọn chứng khoán ở Việt Nam trong giai đoạn tới thì người viết đã tập trung trình bày những vấn đề lý luận cơ bản quan trọng về Option và đặc biệt là Option chứng khoán như Khái niệm; phân loại; mục đích sử dụng; giao dịch quyền chọn, lợi nhuận và rủi ro trong hợp đồng; Vai trò của các công cụ option tham gia vào thị trường chứng khoán…. Bên cạnh đó, người viết cũng đi sâu vào phân tích các chiến lược phòng ngừa rủi ro bằng quyền chọn. Đồng thời cũng đưa ra kinh nghiệm ở sàn giao dịch chứng khoán Trung Quốc để chúng ta có cơ hội nghiên cứu và tìm hiểu.

CHƯƠNG II

THC TRNG V TH TRƯỜNG CHNG KHOÁN VIT

NAM VÀ CÁC CÔNG C OPTION ĐANG CÓ

TRÊN TH TRƯỜNG

2.1. THỰC TRẠNG VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

2.1.1. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN TỪ 07/2000-06/2008

2.1.1.1. Th trường chng khoán Vit Nam t 2000-2006.

Thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức đi vào hoạt động vào ngày 20/07/2000. Trong những ngày đầu mới thành lập, mặc dù có rất nhiều khó khăn, TTCK Việt Nam vẫn chứng tỏ tiềm năng phát triển mạnh. VN Index tăng vọt từ 100 điểm ngày 28/07/2000 lên 571,04 điểm vào ngày 25/06/2001. Tuy nhiên, TTCK đã để lại nỗi ám ảnh cho nhà đầu tư tham gia thị trường khi thị trường suy thoái ở dưới 140 điểm (giai đoạn 1). Thời kỳ này kéo dài 04 năm. Một điều may mắn là sau một thời kỳ trầm lắng, TTCK lại vươn mình đi lên. VN Index tăng ngoạn mục từ 300 điểm cuối năm 2005 lên đến 632 điểm vào 25/04/2006 (giai đoạn 2). Thế nhưng, đến 01/08/2006, TTCK chỉ còn có 400 điểm (giai đoạn 3). Đến tháng 11/2006, thị trường tăng đạt mức kỷ lục 665,53 điểm. Và tiếp tục theo chiều thẳng đứng đi lên đến 1200 điểm vào giữa tháng 03/2007 (giai đoạn 4) và đi xuống chỉ còn 968 điểm vào cuối tháng 04/2007 (giai đoạn 5). Có thể tổng hợp nguyên nhân tăng trưởng và suy thoái của thị trường như sau:

Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn đầu tiên hình thành thị trường. Tính bền vững của thị trường còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố chính sách, cơ sở vật chất cũng như tính phổ cập của TTCK đến với dân chúng. Cung - cầu trên thị trường giai đoạn này còn yếu ớt. Hơn thế nữa, quá trình cổ phần hoá của doanh nghiệp diễn ra quá chậm không thể tạo ra lượng hàng hoá cho thị trường. Hầu như nhà đầu tư nước ngoài không được tham gia TTCK.

Giai đoạn 2: Giai đoạn này thị trường có nhiều khởi sắc, thể hiện sự chuyển biến về chất. Có thể tổng hợp một số nguyên nhân chính sau đây:

- Các yếu tố vĩ mô tích cực: như tình hình chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng khá, Việt Nam đang chuẩn bị hoàn tất thủ tục để gia nhập WTO.

- Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết rất khả quan, các thông tin về cổ tức, phát hành thêm có tính hấp dẫn của nhà đầu tư.

- Sự mất cân đối cung cầu trên thị trường thể hiện qua số lượng doang nghiệp niêm yết gia tăng không đủ nhanh so với sức cầu tăng ồ ạt của nhà đầu tư khi thấy khả năng kiếm lãi trên TTCK.

Giai đoạn 3: Giai đoạn này TTCK lại sụt giảm nghiêm trọng. Nhiều nhà đầu tư không chịu nổi sự suy giảm đã bán ra ồ ạt dần đến VN Index sụt giảm 37% so với mức tăng trước đây kể từ ngày 25/04/2006. Nguyên nhân chính là :

- Tác động của yếu tố báo chí : tháng 4, 5/2006, có rất nhiều luồng thông tin phản ánh là giá cổ phiếu tăng nóng vượt giá trị thực của doanh nghiệp, điều này tác động đến tâm lý nhà đầu tư.

- UBCK tăng cung chứng khoán, trong đó có một số doanh nghiệp có khối lượng giao dịch rất lớn như VSH và STB. Điều này làm giảm sức nóng cầu của một số loại cổ phiếu niêm yết trước đó. Hơn thế nữa, đây là cơ hội để các nhà đầu tư bán ra để cơ cấu lại danh mục.

- Thông tin về một số ngành nghề trước thềm WTO đã tác động đến tâm lý nhà đầu tư : tăng cường nắm cổ phiếu của một số cổ phiếu của ngành nghề có lợi thế cạnh tranh, loại bỏ một số ngành nghề gặp khó khăn, kém hấp dẫn khi gia nhập WTO. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giai đoạn 4 : Giai đoạn này TTCK đã có những trưởng thành về chất và về lượng thể hiện giá trị khớp lệnh bình quân của cổ phiếu qua mỗi phiên tăng lên rõ rệt và số lượng nhà đầu tư tham gia đạt mức kỷ lục. Nguyên nhân dẫn đến tăng trưởng này:

- Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, tổ chức thành công Hội nghị cấp cao APEC 14,…

- Những dự báo lạc quan về tình hình kinh tế và phát triển của các doanh nghiệp. - Khả năng tăng cường vốn đầu tư của các quỹ nước ngoài thông qua việc tăng cường đặt lệnh mua một số cổ phiếu tốt của một số tổ chức, kế hoạch giải ngân của một số quỹ nước ngoài.

2.1.1.2. Thị trường chứng khoán năm 2007

Năm 2007 được coi là năm có nhiều yếu tố tác động đến sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam như: Luật Chứng khoán có hiệu lực từ ngày 01/01/2007; Trung tâm giao dịch chứng khoán Tp.HCM được nâng cấp thành Sở Giao dịch chứng khoán Tp.HCM; Luật thuế thu nhập cá nhân đã được Quốc hội thông qua vào ngày 20/11/2007, theo đó có quy định mức thu thuế đối với lãi đầu tư chứng khoán; thực hiện khớp lệnh liên tục tại sàn Tp.HCM từ ngày 30/07/2007 đã khắc phục được hạn chế của phương thức khớp lệnh định kỳ là bảng điện tử thể hiện hết cung cầu, nên khó bị làm giá hơn… Năm 2007, cũng là năm đánh dấu tiến trình cổ phần hóa nhiều tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp lớn chủ chốt của nền kinh tế như: Tập đoàn Bảo Việt, Đạm Phú Mỹ, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) … Trong đó, sự kiện phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) của Vietcombank có ảnh hưởng lớn và được giới đầu tư cả trong và ngoài nước quan tâm nhất.

Thêm vào đó, cùng với làn sóng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã làm thay đổi diện mạo TTCK. Số lượng nhà đầu tư nước ngoài tham gia ngày càng nhiều, đặc biệt có sự gia tăng đáng kể của các nhà đầu tư nước ngoài có tổ chức đã làm cho thị trường thực sự bùng nổ, thể hiện số tài khoản tăng nhanh.

Sở Giao dịch chứng khoán Tp.HCM vẫn là tâm điểm chú ý của các nhà đầu tư, mặc dù bên cạnh sàn giao dịch này còn có sàn giao dịch của Trung Tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội. Các nhà đầu tư quan tâm các cổ phiếu niêm yết trên sàn giao dịch tại Tp.HCM.

Vì hiện nay khối lượng các công ty niêm yết ở trên sàn này là nhiều nhất, tính đến thời điểm ngày 31/12/2007, đã có 138 công ty cổ phần niêm yết tại SGDCK Tp.HCM, tăng 32 công ty so với năm 2006.

Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội đã đi vào hoạt động được hơn 2 năm. Phương thức giao dịch áp dụng đồng thời hai phương thức báo giá và giao dịch thỏa thuận, cho phép khách hàng có thể linh hoạt lựa chọn hình thức giao dịch thích hợp. Nhờ sự phát triển tương đối nhanh của TTCK hai năm vừa qua, số lượng công ty cổ phần đăng ký giao dịch tại trung tâm tăng khá nhanh. Tính đến ngày 31/12/2007 tổng số doanh nghiệp đăng ký giao dịch tại sàn Hà Nội là 113 đơn vị.

Có thể thấy TTCK năm 2007 diễn biến khó lường, không còn những giai đoạn tăng trưởng nóng kéo dài như thời điểm cuối năm 2006 đầu năm 2007. Hầu hết các nhà đầu tư mới tham gia thị trường vào năm 2007 đều bị thua lỗ.

Nhìn tổng thể, qua một năm hoạt động. TTCK Việt Nam đã phát triển khá toàn diện trên các phương diện như: Quy mô thị trường, các tổ chức kinh doanh và dịch vụ chứng khoán, thể chế thị trường và khung pháp lý….Tuy nhiên, sự biến động về giá chứng khoán năm 2007 vẫn chưa thoát khỏi hiện tượng tâm lý “đám đông”, những đợt tăng giá hoặc giảm giá chứng khoán không mang tính quy luật thị trường mà chủ yếu đều do hiện tượng làm giá tạo nên. Chính vì vậy mà ngay từđầu năm, hầu hết các nhà đầu tư dự đoán thị trường sẽ tăng mạnh về cuối năm. Nhưng cuối năm diễn biến thị trường lại suy giảm trái ngược với dựđán của nhà đầu tư.

Dưới đây là một sốđánh giá chi tiết về toàn cảnh thị trường:

Thị trường cổ phiếu niêm yết: Thị trường cổ phiếu niêm yết tăng trưởng mạnh mẽ,

giá trị vốn hoá thị trường cả hai sàn đạt 468 ngàn tỷ đồng, tăng 115% so với năm 2006 và đạt khoảng 44% GDP. Sàn HOSE có thêm 23 công ty niêm yết trong năm 2007, trong đó có những công ty có vốn điều lệ lớn như SSI , DPM, HPG… làm quy mô vốn hoá thị trường đạt 352 ngàn tỷ đồng, tăng 144% so với cuối năm 2006. Tại sàn Hà Nội, hiện có 100 công ty niêm yết, tăng 15% so với năm 2006, giá trị vốn hóa đạt 115 ngàn tỷ đồng, tăng 58% trong các công ty lên sàn 2007 có PVS với vốn điều lệ là 1.000 tỷ đồng.

Thị trường cổ phiếu OTC: Hiện nay, trên thị trường OTC có khoảng 2.000 công ty

cổ phần từ các doanh nghiệp nhà nước, và hàng ngàn công ty cổ phần được thành lập theo Luật Doanh nghiệp, ngoài ra, hiện đã có nhiều công ty FDI chuyển thành công ty cổ phần tạo ra một lượng hàng hóa lớn trên thị trường OTC. Theo ước tính thì giá trị vốn hoá thị trường của các cổ phiếu xuyên giao dịch trên thị trường OTC vào khoảng 5-6 tỷ USD và ngày càng gia tăng tốc độ tăng vốn của các doanh nghiệp này. Thị trường OTC thu hút được sự quan tâm rất lớn của các nhà đầu tư cá nhân cũng như các tổ chức chuyên nghiệp trong và ngoài nước. Trong cơ cấu danh mục của các quỹ đầu tư chuyên nghiệp như VFMVF1, BF1,v.v… có tới 50-60% giá trị danh mục cổ phiếu đầu tư vào các cổ phiếu chưa niêm yết. Các công ty giao dịch trên thị trường chứng khoán OTC được quan tâm

nhất là các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực Ngân hàng, Bảo hiểm, Tài chính, Dầu khí, Dịch vụ công cộng, Thủy sản, Dược phẩm…

Các nhà đầu tư cá nhân: Hiện nay, trên thị trường có hơn 250.000 ngàn tài khoản

đầu tư cá nhân, trong đó có hơn 100.000 tài khoản nhà đầu tư tham gia từđầu năm 2007. Đa số các nhà đầu tư mới tham gia từ năm 2007 còn thiếu kiến thức và kinh nghiệm thị trường, mua vào khi thị trường tăng mạnh và bán ra khi thị trường giảm. Đặc điểm của các nhà đầu tư cá nhân là không được trang bị kiến thức đầu tưđầy đủ, đầu tư theo phong

Một phần của tài liệu phát triển công cụ phái sinh quyền chọn trên thị trường chứng khoán hiện nay (Trang 35)