Phân tích tình hình dưnợ ngắn hạn

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động huy động vốn và cho vay ngắn hạn tại quỹ tín dụng mỹ hòa (Trang 59 - 62)

Dư nợ là khoản tiền mà QTD phải thu của khách hàng trong một thời gian nhất định, dư nợ còn phản ánh tình hình cho vay hoặc sử dụng vốn của QTD tại một thời điểm nhất định vào cuối năm. Hay nói cách khác thì dư nợ tỷ lệ nghịch hoàn toàn với doanh số thu nợ của QTD. Dư nợ càng tăng cao cho thấy thị phần cho vay của QTD ngày càng mở rộng. Tình hình dư nợ của QTD trong thời qua như sau.

Bảng 4.9: Tỷ trọng doanh số dư nợ theo thời hạn

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 Số tiền trọng Tỷ (%) Số tiền trọng Tỷ (%) Số tiền trọng Tỷ (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Ngắn hạn 122.797 93,32 152.896 94,02 186.345 94,71 30.099 24,51 33.449 21,88 Trung hạn 8.792 6,68 9.722 5,98 10.405 5,29 930 10,58 683 7,03 Tổng 131.589 100 162.618 100 196.750 100 31.029 23,58 34.13 2 20,99

(Nguồn: Văn kiện đại hội thành viên của Quỹ tín dụng Mỹ Hòa năm 2007, 2008, 2009)

Biểu đồ 4.8: Tỷ trọng doanh số dư nợ theo thời hạn

Ngắn hạn Trung hạn Ngắn hạn Trung hạn Ngắn hạn Trung hạn

Phần lớn hoạt động cho vay của QTD là cho vay ngắn hạn, do An Giang là tỉnh phát triển đa dạng các ngành nghề, nhưng phần lớn là những ngành nghể có chu kỳ sử dụng vốn ngắn như trồng lúa, hoa màu, nuôi cá…nên cho vay ngắn hạn chiếm vị trí chủ lực. Còn dư nợ trung hạn cũng có chiều hướng tăng qua các năm nhưng không tăng mạnh như dư nợ ngắn hạn, điều này cho thấy mục tiêu của QTD đã được thực hiện đúng như định hướng đã đặt ra. Qua bảng số liệu cho thấy dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trên tổng dư nợ hàng năm. Điều này cũng là tất yếu bởi vì doanh số cho vay ngắn hạn qua 3 năm đều chiếm tỷ trọng lớn trên tổng doanh số cho vay.

Năm 2007, dư nợ ngắn hạn là 122.797 triệu đồng, năm 2008 đạt 152.896 triệu đồng, tăng 30.099 triệu đồng, tương ứng tăng với tỷ lệ tăng 24,51%. Đến năm 2009, mức dư nợ là 186.345 triệu đồng, tăng 33.449 triệu đồng, tốc độ tăng 21,88%. Trong 3 năm từ 2007 - 2009 doanh số dư nợ tại QTD tăng liên tục nguyên nhân là do cuối năm 2008 và 2009, một lượng lớn khách hàng có nhu cầu vay ngắn hạn, cùng lúc đó, QTD đẩy mạnh công tác tiếp thị, giúp cho khách hàng thuận tiện cho việc đi vay. Song song đó do các thành phần kinh tế kinh doanh có hiệu quả, mở rộng thêm quy mô đầu tư, kéo theo nhu cầu về vốn là rất lớn. Vì vậy mà dư nợ cho vay của QTD ngày càng tăng.

Tình hình dư nợ trung hạn qua các năm như sau: năm 2007 là 8.792 triệu đồng, năm 2008 mức dư nợ là 9.722 triệu đồng, tăng 930 triệu đồng, với tỷ lệ tăng 10,58%. Dư nợ vào cuối năm 2009 là 10.405 triệu đồng, tăng 683 triệu đồng, với tỷ lệ tăng 7,03%. Nguyên nhân dư nợ trung hạn tăng chậm qua các năm là khi vay trung hạn, khách hàng phải trả vốn gốc hàng tháng, trong khi vay ngắn hạn khách hàng chỉ cần trả vốn gốc một lần khi đáo hạn. Hơn nữa, trong năm 2009, chi nhánh không có phát sinh nhiều hồ sơ vay trung hạn chỉ giải quyết cho vay trung hạn đối với những thành viên cũ đã từng vay trung hạn có nhu cầu vay lại nên mới dẫn đến dư nợ trung hạn không tăng nhiều.

Nhìn chung, hoạt động tín dụng của QTD vẫn phát triển tốt và ngày càng phát triển với tổng dư nợ ngày càng tăng. Tình hình dư nợ ngắn hạn luôn có sự tăng trưởng, còn dư nợ trung hạn tuy có sự suy giảm nhưng nó đã bù vào sự gia tăng của dư nợ ngắn hạn. Nói chung ta thấy QTD rất quan tâm và chú trọng đến việc tăng trưởng cũng như chất lượng tín dụng, có chính sách lãi suất linh hoạt, giữ vững mối quan hệ uy tín với khách hàng, thực hiện tốt công tác tiếp thị nên đã thu hút được nhiều dự án, nhiều khách hàng mới, nhờ đó đã làm cho tổng dư nợ tăng lên. Vì thế, tổng dư nợ của QTD luôn được củng cố và phát triển qua các năm, và nó đã thể hiện được hiệu quả trong hoạt động tín dụng của QTD.

b/ Doanh số dư nợ ngắn hạn theo mục đích

Dư nợ phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng của QTD tại một thời điểm nhất định. Mức dư nợ phụ thuộc vào mức huy động vốn của QTD. Nếu nguồn vốn huy động tăng thì mức dư nợ tăng và ngược lại. Bất cứ một QTD nào cũng vậy, để hoạt động tốt thì không chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn phải nâng cao mức dư nợ.

Trong 3 năm qua, mức tăng trưởng dư nợ tại QTD phần lớn tập trung vào nông nghiệp. Còn KDDV SH cũng có sự tăng trưởng nhưng không đáng kể, cụ thể như sau:

Bảng 4.10: Dư nợ ngắn hạn theo mục đích

ĐVT : Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 Số tiền trọng Tỷ (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Nông nghiệp 110.624 90,09 139.769 91,41 175.784 94,33 29.145 26,35 36.015 25,77 KDDV - SH 12.173 9,91 13.127 8,59 10.561 5,67 954 7,84 -2.566 -19,55 Tổng 122.797 100 152.896 100 186.345 100 30.099 24,51 33.449 21,88

(Nguồn: Văn kiện đại hội thành viên của Quỹ tín dụng Mỹ Hòa năm 2007, 2008, 2009)

Biểu đồ 4.5: Doanh số dư nợ theo mục đích

. . . . . . 0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 160,000 180,000 200,000 2007 2008 2009 Năm Triệu đồng Nông nghiệp KDDV - SH ...

Năm 2007, dư nợ của Quỹ tín dụng là 131.589 triệu đồng, trong đó dư nợ sản xuất nông nghiệp 110.624 triệu đồng, chiếm 90,09% tổng dư nợ, dư nợ dịch vụ - sinh hoạt đạt 12.127 triệu đồng, chiếm 9,91% tổng dư nợ ngắn hạn cuối năm.

Năm 2008, tổng dư nợ đạt được là 152.86 triệu đồng. Trong đó dư nợ sản xuất nông nghiệp tăng đột biến, số tiền tăng 29.145 triệu đồng, tỷ lệ tăng 26,35%, nguyên nhân là do trong năm này nhu cầu về vốn với mục đích sản xuất nông nghiệp của người dân khá cao, chủ yếu là khắc phục những hậu quả của các thiên tai của các năm trước. Trong khi đó, dư nợ cho dịch vụ - sinh hoạt tăng rất ít, chỉ đạt 13.127 triệu đồng, tăng 954 triệu đồng, tỷ lệ tăng 7,84% so với năm trước. Vì sự tăng trưởng của dư nợ KDDV SH chậm hơn so với sự tăng trưởng của dư nợ nông nghiệp nên làm cho tỷ trọng dư nợ của dịch vụ - sinh hoạt giảm

xuống còn chiếm 8,59% trên tổng dư nợ ngắn hạn, nguyên nhân là do chỉ số tiêu dùng tăng cao, đời sống người dân ngày càng cao nên phải chi tiêu nhiều hơn, chính vì vậy, dư nợ dịch vụ - sinh hoạt tăng nhẹ trong năm 2008.

Đến năm 2009, tình hình dư nợ của Quỹ tín dụng vẫn tiếp tục tăng trưởng khá ổn định, đạt 186.345 triệu đồng. Trong đó dư nợ sản xuất nông nghiệp vẫn tiếp tục chiếm ưu thế trong tổng dư nợ, đạt 175.784 triệu đồng chiếm 94,33% tổng dư nợ, tăng 36.015 triệu đồng hay tăng một lượng tương đối là 25,77%. Trong khi đó, dư nợ cho dịch vụ - sinh hoạt giảm xuống, chỉ đạt 10.561 triệu đồng, giảm 2.566 triệu hay tỷ lệ giảm là 19,55% so với năm 2008 làm cho tỷ lệ dư nợ của dịch vụ - sinh hoạt chỉ còn chiếm 5,67% trên tổng dư nợ ngắn hạn, nguyên nhân là do trong năm 2009 có nhiều khoản vay đến hạn làm cho doanh số thu nợ tăng nhanh, do đó dư nợ cho vay tất nhiên giảm xuống.

Tình hình dư nợ trong những năm gần đây của Quỹ tín dụng đã có chuyển biến tích cực: cả dư nợ sản xuất nông nghiệp và dư nợ dịch vụ - sinh hoạt, nguyên nhân có sự tăng trưởng đó là do năm 2009 nhờ chính sách hợp lý và quảng cáo giới thiệu về Quỹ tín dụng nhân dân Mỹ Hòa “cùng đến cùng phát triển” với bà con nông dân, đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất cho bà con, thủ tục đơn giản, nhanh gọn.

Đặc biệt là Quỹ tín dụng bắt đầu chú trọng cho vay kinh doanh dịch vụ - sinh hoạt phục vụ nhu cầu của con người như kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí ( internet….), và khi đời sống của người dân ngày càng được nâng cao thì nhu cầu sử dụng những tiện nghi trong gia đình ( máy điều hòa, tủ lạnh, máy giặt..) cũng tăng lên. Góp phần làm cho bộ mặt ở nông thôn có những bước chuyển biến tích cực và ngày càng hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động huy động vốn và cho vay ngắn hạn tại quỹ tín dụng mỹ hòa (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w