THE SHOOTING STAR VÀ THE INVERTED HAMMER

Một phần của tài liệu Biểu đồ kỹ thuật hình nến Nhật Bản (Trang 64 - 69)

NHỮNG NGÔI SAO

THE SHOOTING STAR VÀ THE INVERTED HAMMER

Mẫu hình shooting star gửi một cảnh báo một đỉnh sắp xảy ra. Nó trông như tên của nó, một sao băng. Nó thông thường không phải là một tín hiệu đảo chiều chính như mẫu hình the evening star. Như thể hiện trong hình 5.23, shooting star có một thân nhỏ nằm ở đáy trong phạm vi

của phiên với một bóng trên dài. Giống như đối với tất cả các ngôi sao, màu của thân nến không phải là quan trọng. Mẫu hình the shooting star bằng hình ảnh nói với chúng ta rằng thị tr- ường mở phiên gần mức giá thấp của nó, rồi tăng giá và cuối cùng giảm giá kết thúc gần giá mở.

Một mẫu hình shooting star lý tưởng có một thân nến có khoảng trống với thân nến trước. Tuy nhiên, như sẽ được thấy trong các ví dụ biểu đồ, khoảng trống này không phải luôn luôn cần thiết. Một thân nến theo khuôn shooting star sau một thời kỳ suy thoái có thể là một tín hiệu tăng giá. Mẫu hình đó được gọi là inverted hammer. Mẫu hình the inverted hammer được trình bày về sau trong chương này.

Trong hình 5.24, có thể nhìn thấy vào ngày 2 tháng tư, một shooting star giảm giá đang báo hiệu sự rắc rối.

đổi của shooting star bao gồm:

1. Shooting star 1 là một biến thể của shooting star. Nó không phải là ngôi sao lý tưởng bởi vì không có khoảng trống giữa những thân nến. Tuy nhiên nó cũng chứng minh sự thất bại của những người đầu cơ giá lên để duy trì sự điều khiển thị trường.

2. Shooting star 2 không quan trọng lắm. Nó có một phần tiêu chuẩn của một shooting star (một ngôi sao với một thân nhỏ và bóng trên dài). Tuy thế, nó thiếu một quy tắc quan trọng. Nó không xuất hiện sau một xu hướng tăng mà cũng không ở đỉnh của một dải hẹp. Như vậy, nó cần phải được nhìn như một ngày thân nhỏ với ý nghĩa nhỏ bé. Một thân nhỏ (a spinning top) phản ánh sự do dự. Trong kinh doanh, sự do dự cần phải được chờ đợi.

3. Shooting star 3 có hình dạng của shooting star nhưng nó không phải là một ngôi sao, vì nó không tạo ra khoảng trống từ thân nến trước. Tuy nhiên, ngày này cần phải được nhìn trong bối cảnh hoạt động giá trước đó. Đỉnh của bóng trên của shooting star 3 là một cuộc tấn công mức giá cao đầu tháng tám tại 6.18$. Những người đầu cơ giá lên tự làm suy yếu mình tại mức đó. Soybeans rồi đóng gần thấp của ngày.

4. Shooting star 4 rất giống shooting star 3. Nó cũng không phải là một shooting star lý tư- ởng khi thân nó không tạo ra khoảng trống từ thân trước. Đó là sự cố gắng khác mà dao động tới gần 6.18$. Nó chứng minh rằng những người đầu cơ giá lên không thể giành được quyền điều khiển.

5. Shooting star 5 là sự thất bại khác ở ngưỡng kháng cự. Bạn phải ngưỡng mộ sự ngoan c- ường của những người đầu cơ giá lên trong việc cố gắng đẩy thị trường lên cao hơn. Với mỗi sự thất bại ở ngưỡng kháng cự 6.18$, chúng ta tự hỏi khi nào những người đầu cơ giá lên sẽ không đẩy lên nữa. Chúng ta có câu trả lời với shooting star 6.

6. Shooting star 6 là cú đẩy cuối cùng bị thất bại. Những người đầu cơ giá lên rồi cũng chịu thua. The hammer là kết thúc của đợt bán tháo (sell off).

Hình 5.26 là ví dụ khác mà mẫu hình shooting star không tạo ra khoảng trống với thân nến trước. Tuy nhiên, nó vẫn là một tín hiệu đảo chiều quan trọng. Một lần nữa chúng ta hãy xem lại shooting star trong bối cảnh thị trường. Nó là sự thất bại khác tại những mức giá cao của quý ba năm 1989. Mẫu hình the shooting star đánh dấu sự kết thúc của quá trình tăng giá bắt đầu với mẫu hình the hammer.

Hình 5.27 thể hiện mẫu hình shooting star kinh điển, xuất hiện vào giờ đầu tiên ngày 29/5. Sự giảm giá tiếp theo dừng lại với mẫu hình engulfing tăng giá vào ngày 4/6.

Hình 5.28 minh họa hai mẫu hình shooting star báo trước rất ý nghĩa xu hướng giảm giá sau sự xuất hiện của chúng.

Hình 5.29 chỉ ra rằng mẫu hình shooting star cũng là một sự thất bại ở mức giá cao tháng mười năm 1989.

xu hướng trước đó.

Một phần của tài liệu Biểu đồ kỹ thuật hình nến Nhật Bản (Trang 64 - 69)